Bình Yên, Định Hóa

xã thuộc Định Hóa

Bình Yên là một thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Bình Yên
Xã Bình Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐịnh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 21°51′05″B 105°34′42″Đ / 21,8513°B 105,5783°Đ / 21.8513; 105.5783
Bình Yên trên bản đồ Việt Nam
Bình Yên
Bình Yên
Vị trí xã Bình Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,45 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng2.978 người[1]
Mật độ400 người/km²
Khác
Mã hành chính05587[2]
Websitebinhyen.dinhhoa.thainguyen.gov.vn

Địa lý sửa

Xã Bình Yên nằm ở phía tây nam huyện Định Hóa, có vị trí địa lý:

Xã Bình Yên có diện tích 7,45 km², dân số năm 1999 là 2.978 người, mật độ dân số đạt 400 người/km².[1]

Tỉnh lộ 264 nối giữa hai huyện Đại Từ và Định Hóa chạy qua phần ranh giới phía đông của xã.

Một trong hai nhánh chính của thượng nguồn sông Công chảy từ xã Thanh Định qua xã Bình Yên, ngoài ra, một nhánh của sông Chợ Chu cũng bắt nguồn từ xã Thanh Định và chảy qua địa bàn phía bắc của xã.

Lịch sử sửa

Sau năm 1975, Bình Yên là một xã thuộc huyện Định Hóa.

Đến năm 2019, xã Bình Yên được chia thành 14 xóm: Đoàn Kết, Thẩm Rộc, Nạ Pục, Đá Bay, Thẩm Vậy, Nạ Mộc, Yên Thông, Thẩm Kẻ, Đỏn Thỏi, Khang Hạ, Nạ Riệng, Yên Hòa 1, Yên Hòa 2, Yên Hòa 3.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập hai xóm Đoàn Kết và Nạ Pục thành xóm Khang Thượng, sáp nhập hai xóm Nạ Riệng và Đỏn Thỏi thành xóm Trung Tâm, sáp nhập hai xóm Thẩm Vậy và Khang Hạ thành xóm Khang Trung, sáp nhập hai xóm Yên Hòa 3 và Nạ Mộc thành xóm Rèo Cái, sáp nhập hai xóm Yên Hòa 1 và Yên Hòa 2 thành xóm Yên Hòa.[3]

Hành chính sửa

Xã Bình Yên được chia thành 9 xóm: Đá Bay, Khang Thượng, Khang Trung, Rèo Cái, Thẩm Kẻ, Thẩm Rộc, Trung Tâm, Yên Hòa, Yên Thông.[3]

Kinh tế - xã hội sửa

Bình Yên là một trong những xã phát triển nghề trồng chè của huyện Định Hóa.[4]

Trên địa bàn xã có trường THPT Bình Yên, đáp ứng nhu cầu giáo dục bậc trung học phổ thống cho các xã nằm tại phía nam của huyện.[5].

Xã Bình Yên vẫn còn lưu giữ múa rối Tày Thẩm Rộc, nghệ thuật rối này mới được khôi phục và biểu diễn trở lại từ năm 1999 sau 40 năm vắng bóng.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ a b Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999 - 2003
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “Định Hóa: Trồng chè vượt kế hoạch”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ “Trường THPT Bình Yên- Quá trình tồn tại và phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.
  6. ^ “Rối Tày - Nét văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.

Xem thêm sửa