Bế Trung Anh

Nhà giáo dục, Chính trị gia Việt Nam

Bế Trung Anh (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1966, người Tày) là nhà giáo, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Trà Vinh. Ông từng là Đảng ủy viên Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Dân tộc.

Bế Trung Anh
Chức vụ
Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc
Nhiệm kỳ21 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 273 ngày
Chủ nhiệmY Thanh Hà Niê Kđăm
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 274 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnTrà Vinh
Tỉ lệ55,50%
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh25 tháng 10, 1966 (57 tuổi)
Hợp Giang, Cao Bằng
Nghề nghiệpNhà giáo dục
Chính trị gia
Dân tộcTày
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ Xã hội học
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpTrường Đại học Sư phạm Hà Nội
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Bế Trung Anh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học hàm và học vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Xã hội học, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp hơn 30 năm giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, rồi tham gia hoạt động Quốc hội.

Xuất thân và giáo dục sửa

Bế Trung Anh sinh ngày 25 tháng 10 năm 1966 quê quán ở phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông là người dân tộc Tày lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 10/10, thi đỗ Đại học Sư phạm I Hà Nội, nay là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhập học chuyên ngành Toán, hệ chính quy từ tháng 10 năm 1983, tốt nghiệp Cử nhân Toán học vào tháng 8 năm 1987. Sau đó tiếp tục học cao học ở trường Sư phạm từ tháng 2 năm 1989 đến tháng 1 năm 1992 và nhận bằng Thạc sĩ Toán học. Ông là nghiên cứu sinh ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin",[1] và trở thành Tiến sĩ Xã hội học vào năm 2005. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 13 tháng 4 năm 1988, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị cũng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.[2]

Sự nghiệp sửa

Tháng 9 năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học, Bế Trung Anh chờ rút hồ sơ, xin việc tại Cao Bằng, sau đó nửa năm thì được nhận vào làm giảng viên trường tại chức kinh tế kỹ thuật thuộc Sở Giáo dục Cao Bằng. Ông được cử đi học giai đoạn 1989–92, cho đến tháng 2 năm 1992 thì được tuyển vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm giảng viên công nghệ thông tin, rồi cán bộ nghiên cứu, giảng dạy phương pháp xã hội học tại trường. Tháng 11 năm 2000, ông được chuyển bổ môn giảng dạy sang xã hội học, thuộc Trung tâm điều hành Thư viện điện tử của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tháng 9 năm 2008, ông được điều tới Đại học Hà Nội, là giảng viên thuộc Viện nghiên cứu xã hội và phát triển của trường trong 1 năm, rồi tiếp tục được điều tới Học viện Hành chính Quốc gia, nâng ngạch Giảng viên chính, nhậm chức Phó Giám đốc Trung tâm Tin học – Thư viện, kiêm Giám đốc trung tâm Tin học hành chính và công nghệ thông tin của học viện từ tháng 12 năm 2009.[3]

Tháng 11 năm 2016, Bế Trung Anh được điều tới Ủy ban Dân tộc, nâng ngạch Giảng viên cao cấp, nhậm chức Phó Giám đốc Học viện Dân tộc của Ủy ban. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc, là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, rồi Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Dân tộc từ tháng 6 năm 2020.[4] Năm 2021, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,[5] Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu quốc hội từ Trà Vinh,[6] bầu cử ở đơn vị bầu cử số 2 gồm thị xã Duyên Hải, huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải,[7] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 55,50%.[8][9] Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.[10]

Sách sửa

  • Bế Trung Anh (2016). Đánh giá hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: Sách chuyên khảo. Hà Nội: Lý luận chính trị.
  • Bế Trung Anh (2019). Khảo luận xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Sách chuyên khảo. Hà Nội: Khoa học xã hội.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin: LATS Xã hội học: 62.31.30.01”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Hồ sơ Bế Trung Anh”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ “Đại biểu Bế Trung Anh”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV Bế Trung Anh: "Sẽ dành hết trí tuệ và tâm lực thực hiện tốt vai trò là đại biểu của Nhân dân". Ủy ban Dân tộc. ngày 18 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Kim Loan (ngày 14 tháng 5 năm 2021). “Cử tri tâm đắc với chương trình hành động của ứng cử viên”. Báo Trà Vinh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Tỉnh Trà Vinh có 02 đơn vị bầu cử; số đại biểu Quốc hội được bầu là 06, số người ứng cử là 10”. Báo Trà Vinh. ngày 30 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Phan Thị Bé Ba (ngày 18 tháng 6 năm 2021). “Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thành công tốt đẹp”. Tuyên giáo Trà Vinh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Trọng Sang (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Danh sách 6 người trúng cử đại biểu Quốc hội tại Trà Vinh”. Thời Đại. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Kim Loan (ngày 18 tháng 6 năm 2021). “Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Báo Trà Vinh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa

Tổ chức giáo dục
Tiền vị:
Nguyễn Văn Dũng
Chủ tịch Hội đồng Học viện Dân tộc
2020–2021
Kế vị:
Trần Trung