Bộ Cá ốt me (danh pháp khoa học: Osmeriformes) là một bộ cá vây tia bao gồm cá ốt me thật sự hay cá ốt me nước ngọt và đồng minh, chẳng hạn như cá ngần (Salangidae). Trước đây người ta xếp bộ này trong nhánh Protacanthopterygii, trong đó bao gồm cả cá chócá hồi. Tuy nhiên, các kết quả phân tích phát sinh chủng loài phân tử gần đây với việc sử dụng nhiều gen hơn đã cho thấy bộ này không thuộc về nhóm Protacanthopterygii mà có quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiatiformes hơn và chúng được tách ra để tạo thành nhánh Stomiatii[1][2].

Bộ Cá ốt me
Cá ốt me châu Âu (Osmerus eperlanus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Osmeromorpha
Bộ (ordo)Osmeriformes
Các họ
Xem văn bản.

Tên gọi của bộ này nghĩa là "dạng cá ốt me", từ tên chi Osmerus (chi điển hình) + hậu tố để chỉ đơn vị phân loại ở cấp bộ "-formes". Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ osmé (ὀσμή, "mùi tanh") + La tinh forma ("dạng bề ngoài"), với từ đầu tiên chỉ tới mùi tanh đặc trưng của thịt cá chi Osmerus[3][4][5].

Trong phân loại tại đây, bộ Osmeriformes chứa 4 họ, 17 chi và 42 loài, với 3 họ trước đây thuộc phân bộ Osmeroidei (hay siêu họ Osmeroidea)[6][7][8], và họ Retropinnidae trước đây xếp trong phân bộ Galaxoidei (hoặc siêu họ Galaxoidea)[6][7][8]. Phần còn lại của phân bộ Galaxoidei trong các phân loại cũ hơn được tách ra thành 2 bộ Galaxiiformes (họ Galaxiidae) và Lepidogalaxiiformes (họ Lepidogalaxiidae)[1][2].

Các loài cá ốt me "biển" và đồng minh (như Opisthoproctidae) trước đây từng được gộp trong bộ này như là phân bộ Argentinoidei; hiện nay thường được coi là có quan hệ họ hàng xa hơn so với điều người ta từng tin tưởng và được xếp trong bộ riêng là bộ Argentiniformes.

Miêu tả và sinh thái học

sửa

Osmeriformes là các loại cá thân mảnh, kích thước từ nhỏ tới trung bình. Hàm trên của chúng thường gộp trong mép, và phần lớn các loài có một vây béo, giống như thường thấy ở nhóm cá Protacanthopterygii. Xương bướm cánh của chúng thường có gờ nổi ở mặt bụng, và xương lá mía có một cán ngắn ở mặt hậu. Chúng có răng khớp và răng trung cánh bị suy giảm hoặc thậm chí bị mất, còn các xương bướm gốc và bướm hốc mắt thì hoàn toàn không có. Vảy của chúng không có các tia tỏa (radius)[6].

Mặc cho thuật ngữ "cá ốt me nước ngọt", các thành viên của bộ Osmeriformes lại chủ yếu là cá biển hoặc là cá di cư từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại, hoặc chỉ di cư vào nước ngọt để đẻ. Ngay cả những loài nước ngọt không di cư trong bộ thường cũng chịu được sự thay đổi đáng kể về độ mặn. Gần như tất cả các loài trong bộ Osmeriformes đều đẻ trứng trong môi trường nước ngọt, vì thế các loài cá biển trong bộ này nói chung đều ngược dòng để đẻ trứng. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong vùng ôn đới trên khắp thế giới; chỉ một ít loài sinh sống trong vùng nhiệt đới. Trứng của chúng được bao quanh bằng một màng dính[6].

Hệ thống học

sửa

Với Argentiniformes, GalaxiiformesLepidogalaxiiformes tách ra thành các bộ riêng, phần còn lại của bộ Osmeriformes dường như là nhóm đơn ngành. Hiện nay, người ta cho rằng vị trí của bộ cá này không thuộc về Protacanthopterygii nhưng có quan hệ họ hàng gần với nhánh này (các nhóm còn sinh tồn trong nhánh này hiện được xác định là bao gồm Esociformes, Galaxiiformes, ArgentiniformesSalmoniformes). Quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiiformes (trước đây xếp trong siêu bộ Stenopterygii) hơn so với giả định trước đây được hỗ trợ bởi các dữ liệu giải phẫu họctrình tự DNA. Kết quả nghiên cứu của Li và ctv (2010) cũng cho thấy Stenopterygii là đa ngành, và bộ còn lại của siêu bộ này là bộ Ateleopodiformes thuộc về nhánh Neoteleostei[1].

Phân loại của bộ Osmeriformes như định nghĩa tại đây là như sau:

Các dạng hóa thạch có thể thuộc về bộ Osmeriformes hoặc ElopiformesSpaniodon, một nhóm cá chuyên ăn cá sinh sống trong biển vào cuối kỷ Creta. Nhóm này có lẽ đã phát sinh sớm hơn, nhưng niên đại vào khoảng kỷ Creta – cỡ 110 Ma hay tương tự vậy – là có thể nhất[6].

Phát sinh chủng loài

sửa

Quan hệ với các bộ/nhánh khác từng chứa một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al 2013)[1][2]:

 Clupeocephala 
 Otomorpha 

Clupeiformes

Alepocephaliformes*

Ostariophysi

 Euteleosteomorpha 
 Lepidogalaxii 

Lepidogalaxiiformes*

 Protacanthopterygii 

Argentiniformes*

Galaxiiformes*

Salmoniformes

Esociformes

 Stomiatii 

Osmeriformes

Stomiatiformes

Neoteleostei

Ghi chú: Các bộ từng thuộc về Osmeriformes được đánh dấu *.

Quan hệ trong nội bộ bộ Osmeriformes như sau[1]:

 Osmeriformes 

Retropinnidae

Salangidae

Plecoglossidae

Osmeridae

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b c d e Jun Li, Rong Xia, R.M. McDowall, J. Andrés López, Guangchun Lei, Cuizhang Fu, 2010, Phylogenetic position of the enigmatic Lepidogalaxias salamandroides with comment on the orders of lower euteleostean fishes, Mol. Phylogenet. Evol. 57(2): 932–936, doi:10.1016/j.ympev.2010.07.016
  2. ^ a b c Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  3. ^ Woodhouse S.C., 1910: English-Greek Dictionary - A Vocabulary of the Attic Language. George Routledge & Sons Ltd., Broadway House, Ludgate Hill, E.C. Toàn văn
  4. ^ Glare P.G.W. (chủ biên) (1968–1982): Oxford Latin Dictionary (ấn bản 1). Nhà in Đại học Oxford, Oxford. ISBN 0-19-864224-5
  5. ^ Fish Base, 2006 Order Osmeriformes. Phiên bản 09-10-2006. Tra cứu 10-10-2013.
  6. ^ a b c d e Nelson Joseph S., 2006: Fishes of the World (ấn bản lần 4). John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7, tr.194-199
  7. ^ a b Diogo Rui, 2008: On the cephalic and pectoral girdle muscles of the deep sea fish Alepocephalus rostratus, with comments on the functional morphology and phylogenetic relationships of the Alepocephaloidei (Teleostei). Animal Biology 58(1): 23-29, doi:10.1163/157075608X303636
  8. ^ a b Diogo R.; Doadrio I. & Vandewalle P., 2008, Teleostean Phylogeny Based on Osteological and Myological Characters, Int. J. Morphol., 26(3):463-522, doi:10.4067/S0717-95022008000300001.

Tham khảo

sửa
  • Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011.