Bộ luật hình sự Việt Nam
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. |
Luật hình sự Việt Nam là luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.[1]
Bộ luật hình sự Việt Nam | |
---|---|
Nhà nước Việt Nam | |
Quốc hội Việt Nam | |
![]() | |
Mã số | 100/2015/QH13 |
Ban hành | Quốc hội Việt Nam khóa XIII |
Hiệu lực | 01 tháng 7 năm 2016 |
Toàn văn phiên bản hiện hành | |
Wikisoure | Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 |
Quá trình lập pháp | |
| |
Sửa đổi bổ sung | |
Phiên bản hết hiệu lực | |
Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1985,[2] cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ của Bộ luật hình sựSửa đổi
Trong Điều 1 Bộ luật hình sự 2015[3] có nêu nhiệm vụ của Bộ luật là: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Cấu trúcSửa đổi
Bộ luật gồm 426 điều, được chia làm ba phần, với 26 chương:
- Phần thứ nhất: Những quy định chung. Gồm 12 chương với 107 điều.
- Phần thứ hai: Các loại tội phạm. Gồm 14 chương với 318 điều.
- Phần thứ ba: Điều khoản thi hành. Chỉ có 1 điều luật.
Hiệu lực thi hànhSửa đổi
Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 (hay còn gọi là Bộ luật hình sự 2015) và Luật số: 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2018.[4]
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12[5] sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành.[6]
Tham khảoSửa đổi
- ^ Quốc hội Việt Nam. “[[s:|]]”. Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 – qua Wikisource.
- ^ >“Toàn văn bộ Luật Hình sự 1999”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Toàn văn bộ Luật Hình sự 2015”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2017”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Luật số 37/2009/QH12”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
- ^ Điều 426 Bộ luật Hình sự 2015
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |