Baroque là một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, bắt đầu vào khoảng năm 1600 tại Rome và Ý, sau đó lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ 18.[1] Nghệ thuật Baroque được đánh dấu bằng cuộc cách mạng ở thế kỷ 17 và mở đầu cho thời kỳ Khai sáng. Baroque nảy nở và phát triển nhờ các nhân tố là nhà thờ, hoàng gia và tầng lớp thị dân.[2]

Đài phun nước Trevi tại Rome
Sự chiêm bái của các vị vua , bởi Peter Paul Rubens.

Nghệ thuật baroque phát triển ở nhiều nơi thuộc châu Âu. Một trong những trung tâm lớn nhất là xứ Flandre, vùng đất ngày nay bao gồm Bỉ, Hà Lan và một phần nước Pháp. Rất nhiều họa sĩ baroque sinh sống ở xứ Flandre: Peter Paul Rubens, Rembrandt... Đây cũng là một thời kỳ hoàng kim của vùng đất này.[3]

Phong cách baroque đặc trưng với "ánh sáng phóng đại, cảm xúc mãnh liệt, thoát khỏi sự kiềm chế, và thậm chí là một loại chủ nghĩa giật gân nghệ thuật". Nghệ thuật baroque không thực sự mô tả phong cách sống của người dân tại thời điểm đó; Tuy nhiên, "gắn bó chặt chẽ với Phong trào Phản Cải cách, phong cách này tái khẳng định và có phần cường điệu những chiều sâu cảm xúc của đức tin Công giáo và vinh danh cả nhà thờ và chế độ quân chủ" về quyền lực và ảnh hưởng của họ.[4]

Nghệ thuật Baroque cũng không chỉ gói gọn trong hội họa. Nó phát triển cả trong điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc, văn học..

Đặc điểm chính sửa

 
Tượng điêu khắc David của Gian Lorenzo Bernini năm 1624, trưng bày tại Galleria Borghese, Rome

Từ Baroque xuất phát từ một từ Bồ Đào Nha có nghĩa là một "viên ngọc trai không đều". Nghệ thuật thời Ba rốc quả thật có nét đặc trưng là những hình khối thật sự tương phản nhau, đối lập với nghệ thuật thời Phục hưng ca tụng sự giản dị và hài hòa. Trọn thế kỷ 17 là sự giằng co giữa những mặt đối lập không thể hòa giải. Chúng ta gặp lại sự ca ngợi cuộc sống như dưới thời Phục hưng, nhưng chúng ta cũng lại rơi vào thái cực khác với sự phủ định cuộc sống và chối từ thế giới. Dù trong nghệ thuật hay trong đời thực, cuộc sống đều bừng nở với vẻ tráng lệ chưa từng có, trong khi cùng lúc đó, các tu viên lại khuyên người ta tránh xa cuộc đời.

Một trong những khẩu hiệu của thời Ba rốc là thành ngữ La tinh carpe diem, có nghĩa là "Hãy nắm lấy ngày hôm nay". Còn một thành ngữ La tinh khác cũng hay được dùng: memento mori, có nghĩa là "Hãy nhớ rằng ai rồi cũng sẽ chết". Trong hội họa, điều đó càng rõ nét, bởi trong cùng một bức tranh có thể thấy cuộc sống tưng bừng trụy lạc hết sức với một bộ xương ở góc dưới cùng. Ở nhiều khía cạnh, phong cách Ba rốc có đặc trưng là tính phù hoa hoặc khoa trương. Nhưng song song với điều đó, nhiều người vẫn bị ám ảnh bởi điều ngược lại, là khía cạnh phù du của cuộc đời. Nghĩa là tất cả cái đẹp đang bao quanh chúng ta đã bị kết án phải tiêu vong một ngày nào đó.

Hội họa Baroque sửa

Hội họa thời kỳ Baroque bao gồm một loạt các phong cách, trong giai đoạn bắt đầu khoảng năm 1600 và tiếp tục trong suốt thế kỷ 17, vào đầu thế kỷ 18 được xác định hôm nay như là hội họa Baroque. Trong các biểu hiện điển hình nhất của nó, nghệ thuật Baroque được đặc trưng bởi sự ấn tượng và xúc cảm, màu sắc phong phú, sâu sắc, ánh sáng cường độ cao và bóng tối đậm. Các nghệ sĩ của Baroque đã chọn điểm ấn tượng nhất, thời điểm hành động đó xảy ra: Michelangelo trong thời cao điểm của Phục hưng đã tạc tượng David trước khi chiến đấu với Goliath; trong khi tượng David của Gian Lorenzo Bernini thời Baroque cho thấy lúc David đang ném đá vào người khổng lồ. Nghệ thuật baroque có ý nghĩa để gợi lên cảm xúc và niềm đam mê thay vì tính hợp lý yên tĩnh đã được đánh giá cao trong thời kỳ Phục Hưng.

Kiến trúc Baroque sửa

 
bên trong nhà thờ Thánh PhêrôSứ đồ Phaolô tại Vilnius, Lithuania

Âm nhạc Baroque sửa

Các nhạc sĩ viết nhạc Baroque sửa

  1. Johann Sebastian Bach
  2. George Frideric Handel
  3. Alessandro Scarlatti
  4. Antonio Vivaldi
  5. Georg Philipp Telemann
  6. Jean-Baptiste Lully
  7. Arcangelo Corelli
  8. Claudio Monteverdi
  9. Jean-Philippe Rameau
  10. Henry Purcell

Tham khảo sửa

  1. ^ Fargis, Paul (1998). The New York Public Library Desk Reference . New York: Macmillan General Reference. tr. 262. ISBN 0-02-862169-7.
  2. ^ Lịch sử mỹ thuật thế giới của Phạm Thị Chỉnh, trang 118. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2008.
  3. ^ Lịch sử mỹ thuật thế giới của Phạm Thị Chỉnh, trang 120. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2008, giá 48 ngàn VND
  4. ^ Hunt, Martin, Rosenwein, and Smith (2010). The Making of the West (third ed.). Boston: Bedford/ St. Martin's. pp. 469