Gian Lorenzo Bernini

nhà điêu khắc và kiến ​​trúc sư người Ý (1598–1680)

Gian Lorenzo Bernini (cũng viết là Gianlorenzo hay Giovanni Lorenzo) (sinh ở Napoli ngày 7 tháng 12 năm 1598 - mất ở Roma, ngày 28 tháng 11 năm 1680) là một nghệ sĩ người Ý đã làm việc chủ yếu ở Roma. Ông là nhà điêu khắc hàng đầu của thời đại của mình, được ghi nhận là người tạo ra các phong cách Baroque trong điêu khắc, và cũng là một kiến ​​trúc sư nổi bật[1][2]. Ngoài ra ông còn vẽ, viết kịch, tác phẩm bằng kim loại và thiết kế phối cảnh. Gian Lorenzo Bernini năm 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của Giáo hoàng Paul V bằng bức tranh phác thảo. Lúc lên 16 tuổi, cậu cũng điêu khắc anh hùng thánh Lawrence. Ông đã thiết kế quảng trường nằm trước Nhà thờ Thánh Peter ở Vatican. Gian Lorenzo Bernini đã mất 11 năm để hoàn thành công trình này, dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng Alexander VII với mục đích "tạo điều kiện để có nhiều người nhìn thấy Giáo hoàng nhất". Ông cũng là người thiết kế kiến trú Fontana dei Quattro Fiumi, điêu khắc L'Estasi di Santa Teresa, tượng David.

Gian Lorenzo Bernini
Chân dung tự họa của Bernini, khoảng năm 1623
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Gian Lorenzo Bernini
Ngày sinh
(1598-12-07)7 tháng 12 năm 1598
Nơi sinh
Napoli, Vương quốc Napoli, nay là Ý
Mất
Ngày mất
28 tháng 11 năm 1680(1680-11-28) (81 tuổi)
Nơi mất
Roma, Giáo hoàng quốc, nay là Ý
An nghỉVương cung thánh đường Đức Bà Cả
Nơi cư trúHouse of Pietro and Gianlorenzo Bernini (Rome), Cung điện Bernini
Giới tínhnam
Quốc tịchÝ
Tôn giáoCông giáo
Gia tộcBernini
Gia đình
Bố
Pietro Bernini
Anh chị em
Luigi Bernini, Giuditta Bernini
Hôn nhân
Caterina Tezio
Con cái
Domenico Bernini
Lĩnh vựcĐiêu khắc, hội họa, kiến trúc
Sự nghiệp nghệ thuật
Trào lưuBaroque
Thể loạinghệ thuật Kitô giáo, tranh phong cảnh, nghệ thuật khỏa thân, chân dung, biếm họa
Tác phẩmDavid, Apollo và Daphne, The Rape of Proserpina, Ecstasy of Saint Theresa
Có tác phẩm trongMinneapolis Institute of Art, Bảo tàng Prado, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Galleria Borghese, J. Paul Getty Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Ashmolean Museum, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Museum of the History of France, Bargello National Museum, Teylers Museum, The Morgan Library & Museum, Museum Boijmans Van Beuningen, Medieval Civic Museum, Museo di Roma, Diocesan Capitular Museum of Foligno, Bảo tàng Victoria và Albert, Museo di Palazzo Venezia, Phòng trưng bày Uffizi, Museo Civico di Palazzo Della Penna, Perugia, Hamburger Kunsthalle, Statens Museum for Kunst, Scottish National Gallery, Bảo tàng Vatican, Aquitaine Museum, Art Gallery of Ontario, Capitoline Museums, Thyssen-Bornemisza Museum, Galleria Nazionale d'Arte Antica, Galleria Doria Pamphilj, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Hunterian Museum and Art Gallery, York Art Gallery, Albertina, Museum of Fine Arts, Budapest, Courtauld Gallery, Walters Art Museum, Kimbell Art Museum, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Bavarian State Painting Collections, Bảo tàng Jacquemart-André, Los Angeles County Museum of Art, Chrysler Museum of Art, Bảo tàng Ermitazh, Bode Museum, Fogg Museum, Museo Horne, Viện nghệ thuật Detroit, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Bảo tàng Anh, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Alte Pinakothek, Học viện San Luca, Hessen Kassel Heritage, Staatliche Museen zu Berlin, Museum of Fine Arts of Rennes, Ca' d'Oro, Pinacoteca Vaticana, Royal Palace of Madrid

Tiểu sử

sửa

Bernini sinh ở Napoli trong một gia đình cha là nhà điêu khắc trường phái kiểu cách, Pietro Bernini, người quê ở Florence, và mẹ là Angelica Galante, một người Neapoli, ông là người con thứ 6 trong gia đình 13 con.[3][4] Năm 1606, lúc lên 8 tuổi, cậu đi cùng cha đến Roma, nơi Pietro đã thực hiện một số dự án cao cấp.[5] Tại đó, kỹ năng của cậu bé Gianlorenzo đã được phát hiện bởi họa sĩ Annibale Carracci và bởi Giáo hoàng Paul V, và cậu đã sớm trở thành người được đỡ đầu của Hồng y Scipione Borghese, cháu Giáo hoàng. Tác phẩm đầu tiên của cậu lấy cảm hứng từ điêu khắc Hy Lạp cổ đại.

Một số tác phẩm

sửa
 
Apollo và Daphne (1622–1625)
 
Ecstasy of St. Theresa (1647–1652)
 
St. Peter's baldachin

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Gian Lorenzo Bernini”. Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Boucher, Bruce (1998). Italian Baroque Sculpture. Thames & Hudson (World of Art). tr. 134–42. ISBN 0500203075.
  3. ^ Gallery.ca
  4. ^ Gale, Thomson. Gian Lorenzo Bernini Encyclopedia of World Biography, 2004. For list of Bernini's siblings, see Franco Mormando, Bernini: His Life and His Rome (Chicago: University of Chicago Press, 2011), pp. 2–3.
  5. ^ “Gianlorenzo Bernini”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.