Rembrandt

họa sĩ, nghệ sĩ khắc bản in Hà Lan (1606-1669)

Rembrandt Harmenszoon van Rijn (15 tháng 7 năm 1606 - 4 tháng 10 năm 1669), thường được biết tới với tên Rembrandt hay Rembrandt van Rijn, là một họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan. Ông thường được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng[1]. Các tác phẩm của Rembrandt đã đóng góp quan trọng vào Thời đại hoàng kim của Hà Lan thế kỉ 17.

Rembrandt van Rijn
Chân dung tự họa (1661)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Rembrandt Harmenszoon van Rijn
Ngày sinh
(1606-07-15)15 tháng 7, 1606
Nơi sinh
Leiden, Hà Lan
Mất
Ngày mất
4 tháng 10, 1669(1669-10-04) (63 tuổi)
Nơi mất
Amsterdam, Hà Lan
An nghỉWesterkerk
Nơi cư trúRembrandt House Museum
Giới tínhnam
Quốc tịch Cộng hòa Hà Lan
Dân tộcngười Hà Lan
Tôn giáothần học Calvin
Gia đình
Cha
Harmen Gerritszoon van Rijn
Mẹ
Neeltje Willemsdr. Zuytbrouck
Hôn nhân
Saskia van Uylenburgh
Người tình
Geertje Dircx, Hendrickje Stoffels
Con cái
Titus van Rijn, Cornelia van Rijn
Thầy giáoJacob van Swanenburgh, Pieter Lastman, Joris van Schooten, Jan Pynas
Học sinhArent de Gelder, Willem Drost, Godfrey Kneller, Philips Koninck, Titus van Rijn, Abraham van Dijck, Bernhard Keil, Gerrit Dou, Carel Fabritius, Jürgen Ovens, Ferdinand Bol, Samuel van Hoogstraten, Nicolaes Maes, Lambert Doomer, Gerbrand van den Eeckhout, Govert Flinck, Anthonie van Borssom, Christopher Paudiß, Cornelis Brouwer, Jan Victors, Franz Wulfhagen, Jacques des Rousseaux, Jacob Levecq, Jan Gillisz van Vliet, Adriaen Verdoel, Willem de Poorter, Isaac de Jouderville, Heiman Dullaart, Abraham Furnerius, Leendert van Beijeren, Johann Ulrich Mayr, Karel van der Pluym, Constantijn à Renesse, Heinrich Jansen, Gerrit Willemsz Horst, Johannes Raven II, Gerrit van Uylenburgh, Jan de Stomme, Johannes Colaert, Jan van Glabbeeck
Lĩnh vựcHội họa, khắc bản in
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1625 – 1669
Đào tạoĐại học Leiden, Stedelijk Gymnasium Leiden
Trào lưuhội họa Hà Lan thời hoàng kim
Thể loạitranh chân dung, tranh tôn giáo, tranh thần thoại, tranh đời thường, tranh lịch sử, chân dung tự họa, tranh phong cảnh, chân dung, tronie, tĩnh vật, vanitas, hunting still life, nghệ thuật thần thoại, phong cảnh mùa đông
Thành viên củaHội Thánh Luke Amsterdam
Tác phẩm- Danaë (1636)

- Jacob de Gheyn III (1632)

- De Nachtwacht (1642)
Có tác phẩm trongRijksmuseum, Mauritshuis, Städel Museum, Minneapolis Institute of Art, Bảo tàng Prado, Art Museum of Estonia, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Thyssen-Bornemisza Museum, Finnish National Gallery, J. Paul Getty Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, Museum Boijmans Van Beuningen, National Gallery of Canada, Thư viện Hoàng gia Hà Lan, ASR historic collection, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Royal Museum of Fine Arts Antwerp, Groeningemuseum, Royal Library of Belgium, Kunsthistorisches Museum, Amsterdam Museum, Kupferstich-Kabinett Dresden, Teylers Museum, Six Collection, Phòng trưng bày Uffizi, Hessen Kassel Heritage, Rumyantsev Museum, Lâu đài hoàng gia, Warsaw, Calouste Gulbenkian Museum, Museum Catharijneconvent, Museum De Lakenhal, Bảo tàng Victoria và Albert, Kunstmuseum Basel, Suermondt-Ludwig-Museum, Museum Bredius, National Galleries Scotland, Hessian State Museum Darmstadt, Shelburne Museum, Nivaagaard Museum, Fries Museum, Dordrechts Museum, Bảo tàng Anh, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Bảo tàng Puskin, Museum of Fine Arts of Lyon, Cung điện Buckingham, Phòng trưng bày Quốc gia Armenia, Bảo tàng Israel, Isabella Stewart Gardner Museum, Vanderbilt Museum of Art, Bảo tàng Quốc gia Kraków, Gemäldegalerie, Bảo tàng Ermitazh, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Bavarian State Painting Collections, Bảo tàng Cognacq-Jay, Staatliche Kunstsammlungen Dresden, Rembrandt House Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Wallraf–Richartz Museum, Princeton University Art Museum, Mildred Lane Kemper Art Museum, Agnes Etherington Art Centre, Musée des Beaux-Arts de Tours, Kenwood House, Herzog Anton Ulrich Museum, São Paulo Museum of Art, Art Gallery of Ontario, Los Angeles County Museum of Art, Gallery Prince Willem V, Bảo tàng Czartoryski, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Dulwich Picture Gallery, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Woburn Abbey, Staatsgalerie Stuttgart, Joslyn Art Museum, Taft Museum of Art, Hunterian Museum and Art Gallery, Montreal Museum of Fine Arts, Hamburger Kunsthalle, Germanisches Nationalmuseum, Albertina, Viện nghệ thuật Detroit, Kelvingrove Art Gallery and Museum, The Wallace Collection, Museum of Fine Arts of Rennes, Statens Museum for Kunst, Fine Arts Museums of San Francisco, Kupferstichkabinett Berlin, Học viện Mỹ thuật Viên, Staatliche Kunsthalle Karlsruhe, Bảo tàng Jacquemart-André, Burrell Collection, Pinacoteca di Brera, Galleria Sabauda, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Walker Art Gallery, Museum of Fine Arts, Budapest, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Museum of Fine Arts, Houston, Hammer Museum, Norton Simon Museum, Tyrolean State Museum, John and Mable Ringling Museum of Art, Timken Museum of Art, Kunsthaus Zürich, Corcoran Gallery of Art, Museum collection Am Römerholz, Worcester Art Museum, Fogg Museum, Artizon Museum, Toledo Museum of Art, Baltimore Museum of Art, Residenzgalerie Salzburg, Fitzwilliam Museum, Gothenburg Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis, Speed Art Museum, Kimbell Art Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Belton House, Louvre Abu Dhabi, Allentown Art Museum, Musée Granet, Musée départemental d'Art ancien et contemporain, Clark Art Institute, Buscot Park, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, Liechtenstein Museum, Kawamura Memorial DIC Museum of Art, Memorial Art Gallery, Bảo tàng Groninger, The Hyde Collection, MOA Museum of Art, National Museum of Art of Romania, Museum der bildenden Künste, Foundation E.G. Bührle Collection, Musée Bonnat-Helleu, Cincinnati Art Museum, Virginia Museum of Fine Arts, National Museum of Art, Architecture and Design, Ashmolean Museum, National Gallery of Norway, Musée des Beaux-Arts de Strasbourg, New Wight Art Gallery, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Paris, Phòng trưng bày Quốc gia Slovakia, Aartsbisschoppelijk Museum, Museum Arnhem, City Castle Zaltbommel, Thư viện Quốc gia Pháp, Museum Het Valkhof, Michael C. Carlos Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, National Museum Paleis het Loo, Royal Collections of the Netherlands, Cooper Hewitt, Smithsonian Design Museum, Vienna Künstlerhaus, Augusteum, Führermuseum, National Art Gallery of the Netherlands, Musea Brugge, Viện bảo tàng Louvre, Sanssouci Picture Gallery, Scottish National Gallery, Centraal Museum, Electoral Gallery Dusseldorf, Gemäldegalerie Alte Meister, Bode Museum, The New York Historical, Unterlinden Museum, Building of the Winterthur Museum of Art, Staatliche Graphische Sammlung München, Rheinisches Landesmuseum Bonn, Bryan Gallery of Christian Art, Barber Institute of Fine Arts, Buckland Abbey, Audley End House, Lamport Hall, Bowes Museum, Lady Lever Art Gallery, Abbot Hall Art Gallery, Ferens Art Gallery, Spencer Museum of Art, The Box, Salford Museum and Art Gallery, Wolverhampton Art Gallery, Shipley Art Gallery, Southampton City Art Gallery, paintings collection of Musée des beaux-arts de Chartres, Print Collection, Galleria Palatina, Mu.ZEE - Kunstmuseum aan Zee, Guernsey Museum and Art Gallery, Inverness Museum and Art Gallery, Courtauld Gallery, Williamson Art Gallery and Museum, Warrington Museum and Art Gallery, The Whitaker, Wellcome Collection, Het Scheepvaartmuseum, Eye Filmmuseum
Chữ ký

Ngay từ khi còn trẻ Rembrandt đã đạt được thành công lớn với các bức tranh chân dung, tuy những năm sau đó ông gặp nhiều bi kịch cá nhân hay những khó khăn về tài chính, họa sĩ vẫn được coi là một trong những người Hà Lan nổi tiếng nhất thời đó[2] và ông là thầy dạy cho gần như tất cả các họa sĩ Hà Lan hàng đầu thế kỉ 17[3].

Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Rembrandt là nghệ sĩ có vị trí cao nhất trong danh sách (thứ 9)[4].

Cuộc đời

sửa
 
Đứa con hoang đàng trong nhà chứa, tranh tự hoạ với vợ Saskia, khoảng 1635

Rembrandt[5] Harmenszoon van Rijn sinh ngày 15 tháng 7 năm 1606 tại Leiden[6], tại Cộng hoà Hà Lan, thuộc Vương quốc Hà Lan ngày nay. Ông là đứa con thứ chín của Harmen Gerritszoon van Rijn và Neeltgen Willemsdochter van Zuijtbrouck.[7] Gia đình ông khá khá giả; cha ông là một chủ cối xay trong khi mẹ ông là con gái của một người làm bánh mì. Tôn giáo là chủ đề chính trong các tác phẩm hội họa của Rembrandt và cái giai đoạn mà tôn giáo còn đóng một vai trò chính trong cuộc sống đã khiến ông quan tâm đến đức tin hơn. Mẹ của ông là một tín đồ công giáo, trong khi cha ông lại là một tín đồ kháng cách. Những tác phẩm đã cho ta thấy sự sùng đạo của ông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Rembrandt chính thức thuộc bất cứ một giáo hội nào nào, mặc dù ông có năm người con được chôn tại các nhà thờ Kháng cách Hà Lan ở Amsterdam: bốn ở Oude Kerk (Old Church) và một, Titus, ở Zuiderkerk (nhà thờ phía Nam).[8]

Từ khi còn nhỏ Rembrandt đã được giáo dục cẩn thận, cậu được gia đình cho vào học tại một trường Latinh và sau đó là Đại học Leiden. Tại đây trong vòng 3 năm Rembrandt là người học việc cho họa sĩ Jacob van Swanenburgh.[9] Sau khoảng 6 tháng học việc với họa sĩ nổi tiếng Pieter LastmanAmsterdam,[9][10] Rembrandt cùng với bạn là Jan Lievens mở một phòng tranh ở Leiden vào năm 1624 hoặc 1625. Từ năm 1627 ông bắt đầu nhận học trò, trong số này có Gerrit Dou[11].

Năm 1629 tài năng của Rembrandt được nhà chính trị Constantijn Huygens (cha của nhà khoa học nổi tiếng Christiaan Huygens) phát hiện và ông được đề nghị vẽ tranh cho chính quyền Den Haag. Nhờ mối quan hệ này mà hoàng tử Frederik Hendrik cũng bắt đầu đặt tranh của Rembrandt cho đến tận năm 1646[12].

 
Chân dung Saskia van Uylenburgh, khoảng 1635

Cuối năm 1631 Rembrandt chuyển tới Amsterdam, nhanh chóng phát triển công việc làm ăn ở thủ đô thương mại mới của Hà Lan và bắt đầu trở thành họa sĩ vẽ chân dung chuyên nghiệp với nhiều thành công lớn. Ban đầu ông ở cùng nhà buôn tranh Hendrick van Uylenburg. Năm 1634 họa sĩ cưới em họ của Hendrick là Saskia van Uylenburg[13][14], Saskia là một cô gái xuất thân từ gia đình danh giá, bố cô là một luật sư và là burgemeester (thị trưởng) của Leeuwarden, tuy vậy ông này mất khi Saskia còn nhỏ và cô sống với người chị gái ở Het Bildt. Rembrandt và Saskia làm lễ cưới tại nhà thờ địa phương ở St. Annaparochie mà không có mặt họ hàng của hai người.[15] Cùng năm này họa sĩ trở thành một burgess (nghị viên) của Amsterdam và là thành viên của hội họa sĩ địa phương. Ông tiếp tục dạy vẽ và có thêm hai học trò khá nổi tiếng là Ferdinand BolGovert Flinck.

Năm 1635 Rembrandt và Saskia chuyển tới nhà riêng tại Nieuwe Doelenstraat, 4 năm sau đó họ chuyển về khu phố của người Do Thái Jodenbreestraat trong một ngôi nhà ngày nay được dùng làm Nhà bảo tàng Rembrandt. Đây là một ngôi nhà lớn với số tiền thế chấp lên tới 13.000 guilder, rất có thể đây chính là nguồn gốc cho những khó khăn về tài chính của họa sĩ sau này, bên cạnh việc chi tiêu quá tay và đầu tư thất bại[16]. Giai đoạn này những bất hạnh trong đời sống riêng cũng bắt đầu đến với Rembrandt, năm 1635 con trai của ông Rumbartus qua đời chỉ 2 tháng sau khi sinh, năm 1638 con gái Rembrandt là Cornelia cũng chỉ sống được 3 tuần. Đến năm 1640 Rembrandt và Saskia có người con gái thứ hai, cũng được đặt tên là Cornelia, cô bé cũng chết yểu khi mới được hơn một tháng tuổi. Chỉ có đứa con thứ tư của hai người là Titus sinh năm 1641 là sống được đến tuổi trưởng thành, tuy vậy Saskia lại qua đời không lâu sau đó vào năm 1642bệnh lao. Những tác phẩm của Rembrandt vẽ vợ trên giường bệnh và khi qua đời nằm trong số những bức tranh giàu cảm xúc nhất của họa sĩ[17].

Trong thời gian Saskia đổ bệnh, một cô gái tên là Geertje Dircx được thuê để làm bảo mẫu cho Titus, cô này sau đó cũng trở thành người tình của họa sĩ và cuối cùng đã kiện ông vì tội vi phạm lời hứa để nhận được khoản tiền trợ cấp 200 guilder mỗi năm. Cuối thập niên 1640 Rembrandt bắt đầu quan hệ với một cô gái kém tuổi hơn rất nhiều là Hendrickje Stoffels, vốn ban đầu là người hầu của ông. Năm 1654 họ có một con gái cũng có tên là Cornelia, vì việc này Hendrickje bị Giáo hội Kháng cách Hà Lan buộc tội "Quan hệ bất chính với họa sĩ Rembrandt", bản thân họa sĩ không bị kết tội vì ông không phải thành viên của Giáo hội Kháng cách.[18] Hendrickje nhận tội và bị rút phép thông công[11].

Rembrandt sống khá hoang phí, ông mua các tác phẩm nghệ thuật (gồm cả việc mua đấu giá tác phẩm của chính ông), các bản in (thường dùng cho các bức tranh của họa sĩ) và các vật quý hiếm khác, vì cách chi tiêu như vậy nên cuối cùng tòa án, để tránh việc họa sĩ bị phá sản, đã phát mại phần lớn các bức tranh và một phần bộ sưu tập đồ cổ của Rembrandt. Danh sách phát mại vẫn còn đến ngày nay và nó cho chúng ta một văn bản đáng giá để xác định số lượng tác phẩm trong bộ sưu tập của Rembrandt. Ông cũng phải bán cả căn nhà, xưởng in của mình để dọn tới một căn hộ ít tiện nghi hơn ở Rozengracht năm 1660[19]. Trong khi giới chức trách và chủ nợ phần lớn tìm cách giúp đỡ Rembrandt thì Hội họa sĩ Amsterdam lại ra luật mới cấm tất cả những người ở hoàn cảnh tương tự ông được tham gia buôn bán tranh với tư cách một họa sĩ. Để tránh luật này, năm 1660 Hendrickje và Titus đã phải đứng tên để kinh doanh tranh và thuê chính Rembrandt với tư cách một người làm công[20].

Năm 1661 gia đình của Rembrandt được giao hoàn thành nội thất Tòa thị chính thành phố sau khi Govert Flinck, họa sĩ được nhận công việc này đầu tiên qua đời mà chưa kịp bắt đầu công việc. Bức tranh Âm mưu của Claudius Civilis (De Samenzwering van Claudius Civilis) đã được chuyển từ Flinck sang cho Rembrandt.[21] Cũng trong khoảng thời gian này ông nhận người học trò cuối cùng là Aert de Gelder.[22] Hai người thân của họa sĩ là Hendrickje và Titus lần lượt qua đời trước ông vào các năm 16631668, để lại Rembrandt với người con gái cuối cùng. Hơn một năm sau cái chết của người con, Rembrandt van Rijn qua đời ngày 4 tháng 10 năm 1669 tại Amsterdam và được an táng trong một ngôi mộ không đánh dấu ở Westerkerk[23][24].

Sự nghiệp

sửa
 
Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee, sơn dầu trên vải bạt, 1633

Trong một lá thư gửi cho Huyghens, Rembrandt đã tiết lộ điều ông tìm kiếm trong nghệ thuật, đó là "chuyển động (hay cảm xúc) tự nhiên nhất và tuyệt vời nhất" ("die meeste ende di naetuereelste beweechgelickheijt" - từ "beweechgelickhijt" vừa có nghĩa là "cảm xúc", vừa có nghĩa là "chuyển động")[25]. Ba đề tài chính trong suốt sự nghiệp sáng tác của Rembrandt là tranh chân dung, tranh phong cảnh và tranh minh họa. Với giới nghệ thuật và tôn giáo đương thời, ông được coi là bậc thầy của các bức tranh minh họa Kinh Thánh trong việc miêu tả cảm xúc và các chi tiết[26]. Phong cách vẽ của ông chuyển từ những nét mềm mại, trơn nhẵn ở giai đoạn đầu sang những nét thô ráp để mô tả đạt hơn cảm xúc của mẫu vật[27]. Bên cạnh sự phát triển về kĩ thuật hội họa, Rembrandt cũng có những bước tiến trong kĩ thuật khắc bản in và in ấn. Trong các bản khắc giai đoạn sau, đặc biệt là từ thập niên 1640 trở đi, sự tự do và phóng khoáng được thể hiện rõ rệt.

Giai đoạn đầu

sửa

Trong thời kì Rembrandt ở Leiden (từ 1625 đến 1631), các bức họa của ông cho thấy ảnh hưởng của Lastman và Lievens[28]. Các tác phẩm của Rembrandt thường có kích thước nhỏ nhưng giàu chi tiết (các chi tiết quần áo, đồ trang sức). Đề tài của các bức tranh này thường là về tôn giáo hoặc các câu chuyện ngụ ngôn. Năm 1626 ông sáng tác bản khắc in đầu tiên, sự phổ biến của tác phẩm này đã đưa đến cho họa sĩ danh tiếng ở khắp châu Âu[28]. Năm 1629 Rembrandt hoàn thành hai bức Judas ăn nănNgười họa sĩ trong xưởng vẽ, những tác phẩm này là bằng chứng cho sự quan tâm của ông tới việc nắm bắt ánh sáng và kĩ thuật phối màu, đây là bước tiến quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp hội họa của Rembrandt[28].

Trong thời gian đầu ở Amsterdam (1632-1636), Rembrandt bắt đầu minh họa các hình ảnh trong kinh thánh và thần thoại với độ tương phản cao trong các bức tranh khổ lớn, điển hình là các bức Sự mù quáng của Samson (1636) và Bữa tiệc của Belshazzar ([[1635). Có lẽ đây là một hình thức cạnh tranh với phong cách vẽ Ba-rốc của Rubens[28]. Ông cũng cho ra đời một số bức chân dung đáng chú ý cả ở khổ nhỏ như Jacob de Gheyn III và khổ lớn như Chân dung người đóng tàu Jan Rijcksen và vợ, Buổi học giải phẫu của Bác sĩ Nicolaes Tulp.[28].

Cuối thập niên 1630, Rembrandt tập trung vào khắc bản in hơn là hội họa, ông cho ra đời rất nhiều bản khắc về phong cảnh. Từ năm 1640 họa sĩ bắt đầu tiết giảm màu sắc trong các tác phẩm, có lẽ điều này chịu ảnh hưởng từ những bi kịch cá nhân mà ông gặp phải trong giai đoạn này. Năm 1642 Rembrandt sáng tác bức tranh nổi tiếng De Nachtwacht, tác phẩm lớn nhất và đáng chú ý nhất của họa sĩ.

Giai đoạn sau

sửa
 
Chân dung tự họa, 1658, được coi là bức chân dung tự họa xuất sắc nhất của Rembrandt[3]

Sau De Nachtwacht, phong cách sáng tác của Rembrandt bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Bằng cách sử dụng tương phản ánh sáng mạnh, Rembrandt cho ra đời những tác phẩm khá gần gũi với các bức tranh thuộc trường phái Venezia[26].

Trong thập niên 1650, phong cách vẽ của Rembrandt lại thay đổi một lần nữa. Các bức tranh thường có khổ lớn hơn, màu sắc phong phú hơn và nét vẽ rõ ràng hơn để tạo ra những bức tranh chi tiết và sắc nét hơn. Trong những năm cuối đời, ông vẫn thường xuyên mô tả các chủ đề trong Kinh Thánh nhưng thường chuyển đối tượng từ nhóm người sang chân dung các cá nhân cụ thể. Rembrandt cũng tập trung sáng tác các bức chân dung tự họa, từ năm 1652 đến khi qua đời ông đã sáng tác khoảng 15 bức chân dung tự họa.

Số lượng tác phẩm

sửa

Vào đầu thế kỉ 20 người ta cho rằng họa sĩ đã sáng tác khoảng trên 600 bức tranh hoàn chỉnh, gần 400 bản khắc và khoảng 2000 bức vẽ[29]. Những nghiên cứu gần đây hơn từ thập niên 1960 cho đến nay (do Dự án nghiên cứu Rembrandt tiến hành) đã đưa ra con số gây tranh cãi ít hơn rất nhiều với khoảng gần 300 bức tranh[30]. Rembrandt là người vẽ rất nhiều tranh chân dung tự họa, đã có nghiên cứu đưa ra con số khoảng 90 bức, nhưng hiện nay người ta biết rằng có một số trong các bức chân dung này là do học trò của họa sĩ vẽ như một hình thức luyện tập và con số tranh chân dung tự họa do chính Rembrandt vẽ có lẽ là khoảng hơn 40 bức, chưa kể khoảng vài bức họa và 31 bản khắc[31].

Khiếm khuyết thị giác

sửa

Margaret S. Livingstone, giáo sư bộ môn sinh học thần kinh (neurobiology) tại Đại học Y Harvard (Harvard Medical School) trong một bài báo xuất bản năm 2004[32] đã đưa ra giả thuyết về việc thị giác của Rembrandt bị mắc chứng không phân biệt được hình khối (stereo blindness - mù lập thể). Kết luận này được đưa ra sau quá trình phân tích 36 bức chân dung tự họa của Rembrandt. Vì không thể dùng dùng hai mắt để tạo ra thị trường chung (binocular vision) một cách bình thường, bộ não của họa sĩ đã tự động chuyển phần lớn việc quan sát cho một mắt. Sự vô hiệu hóa một mắt đã giúp họa sĩ làm phẳng các hình ảnh ông nhìn thấy và dễ dàng chuyển nó thành các hình ảnh hai chiều trên tranh. Theo Livingstone, có lẽ sự khiếm khuyết này lại là một món quà cho những họa sĩ lớn như Rembrandt: "Các giảng viên nghệ thuật thường yêu cầu sinh viên nhắm một mắt để làm phẳng những gì họ nhìn thấy. Vì vậy việc bị mù lập thể không những không phải là một khuyết tật, trái lại nó lại là một món quà cho các nghệ sĩ.". Tuy nhiên cần phải thấy rằng trong các bức tranh Rembrandt dựng lại rất tốt hình khối của các vật thể, đặc biệt là các khuôn mặt, để cảm thụ được độ sâu của mẫu như vậy người họa sĩ rõ ràng phải có khả năng nhìn vật thể ba chiều một cách bình thường.

Các bộ sưu tập

sửa
 
Ngôi nhà của Rembrandt ở Amsterdam, nay là Nhà bảo tàng Rembrandt

Tại Hà Lan, bộ sưu tập tranh Rembrandt lớn nhất là tại bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam, trong số này có cả hai bức nổi tiếng là De NachtwachtDe Joodse bruid. Rất nhiều bức chân dung tự họa của ông được lưu giữ tại bảo tàng Mauritshuis ở Den Haag. Căn nhà trước kia của Rembrandt ở Amsterdam nay được lưu giữ và biến thành Nhà bảo tàng Rembrandt với rất nhiều bản khắc của ông. Bên ngoài Hà Lan, các bộ sưu tập tranh Rembrandt nằm rải rác ở Phòng tranh quốc gia, Luân Đôn (National Gallery), Gemäldegalerie, Berlin, Bảo tàng HermitageSt. Petersburg, Gemäldegalerie Alte MeisterDresden, thành phố New York, Washington, D.C., cung điện LouvreKassel[20].

Tác phẩm

sửa

Tác phẩm tiêu biểu

sửa
 
The Girl in a Picture Frame, 1641.

Chân dung tự họa

sửa

Tác phẩm khác

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ E.H. Gombrich, The Story of Art, Phaidon, 1995, tr. 420 ISBN 0-7148-3355-X
  2. ^ E.H. Gombrich, The Story of Art, Phaidon, 1995, tr. 427 ISBN 0-7148-3355-X
  3. ^ a b Kenneth Clark, An Introduction to Rembrandt, 1978, London, John Murray/Readers Union, tr. 203
  4. ^ “Trang web chính thức của De Grootste Nederlander. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ This version of his first name, "Rembrandt" with a "d," first appeared in his signatures in 1633. Until then, he had signed with a combination of initials or monograms. In late 1632, he began signing solely with his first name, "Rembrant". He added the "d" in the following year and stuck to this spelling for the rest of his life. Although we can only speculate, this change must have had a meaning for Rembrandt, which is generally interpreted as his wanting to be known by his first name like the great figures of the Italian Renaissance: Leonardo, Raphael etc., (who did not sign with their first names, if at all). Rembrandt-signature-file.com Lưu trữ 2016-04-09 tại Wayback Machine
  6. ^ Or possibly 1607 as on ngày 10 tháng 6 năm 1634 he himself claimed to be 26 years old. See Is the Rembrandt Year being celebrated one year too soon? One year too late? and (tiếng Hà Lan) J. de Jong, Rembrandts geboortejaar een jaar te vroeg gevierd for sources concerning Rembrandts birth year, especially supporting 1607. However most sources continue to use 1606.
  7. ^ Bull, et al., tr. 28.
  8. ^ “Doopregisters, Zoek” (bằng tiếng Hà Lan). Stadsarchief.amsterdam.nl. ngày 3 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ a b (Middle Dutch) Rembrandt biography in De groote schouburgh der Nederlantsche konstschilders en schilderessen (1718) by Arnold Houbraken, courtesy of the Digital library for Dutch literature
  10. ^ Joris van Schooten as teacher of Rembrandt and Lievens in Simon van Leeuwen's Korte besgryving van het Lugdunum Batavorum nu Leyden, Leiden, 1672
  11. ^ a b Seymour Slive, Dutch Painting, 1600-1800, Yale UP, 1995, tr. 55 ISBN 0-300-07451-4
  12. ^ Seymour Slive, Dutch Painting, 1600-1800, Yale UP, 1995, tr. 60 ISBN 0-300-07451-4
  13. ^ Slive 1995, tr. 60–61.
  14. ^ “Netherlands, Noord”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.
  15. ^ Registration of the banns of Rembrandt and Saskia Lưu trữ 2012-05-26 tại Archive.today, kept at the Amsterdam City Archives
  16. ^ Kenneth Clark, An Introduction to Rembrandt, 1978, London, John Murray/Readers Union, tr. 76
  17. ^ Slive, p. 71
  18. ^ Slive, tr.82
  19. ^ Gary Schwartz (editor), The Complete Etchings of Rembrandt Reproduced in Original Size, New York: Dover, 1988. ISBN 0-486-28181-7
  20. ^ a b Kenneth Clark, An Introduction to Rembrandt, 1978, London, John Murray/Readers Union, tr. 105
  21. ^ Clark 1974, pp. 60–61
  22. ^ Bull, et al., page 29.
  23. ^ Seymour Slive, Dutch Painting, 1600-1800, Yale UP, 1995, tr. 83 ISBN 0-300-07451-4
  24. ^ Burial register of the Westerkerk with record of Rembrandt's burial, kept at the Amsterdam City Archives
  25. ^ Robert Hughes (2006), The God of Realism, The New York Review of Books (Rea S. Hederman) 53 (6)
  26. ^ a b Ernst van de Wetering, Rembrandt: The Painter at Work, Amsterdam University Press, 2000, tr. 268, ISBN 0-520-22668-2
  27. ^ Ernst van de Wetering, Rembrandt: The Painter at Work, Amsterdam University Press, 2000, tr. 160, ISBN 0-520-22668-2
  28. ^ a b c d e Ernst van de Wetering, Rembrandt: The Painter at Work, Amsterdam University Press, 2000, tr. 284, ISBN 0-520-22668-2
  29. ^ Art of Northern Europe Lưu trữ 2007-09-29 tại Wayback Machine, Institute for the Study of Western Civilization
  30. ^ “the Online Rembrandt catalouge”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  31. ^ Christopher White, The Late Etchings of Rembrandt, 1969, British Museum/Lund Humphries, London
  32. ^ The New England Journal of Medicine, 16 tháng 9 năm 2004

Tham khảo

sửa
  • Ackley, Clifford, et al., Rembrandt's Journey, Museum of Fine Arts, Boston, 2004. ISBN 0-87846-677-0
  • Adams, Laurie Schneider (1999). Art Across Time. Volume II. McGraw-Hill College, New York, NY.
  • Bull, Duncan, et al., Rembrandt-Caravaggio, Rijksmuseum, 2006.
  • Clark, Kenneth, Civilisation, Harper & Row, 1969.
  • Clark, Kenneth, An Introduction to Rembrandt, 1978, London, John Murray/Readers Union, 1978
  • Clough, Shepard B. (1975). European History in a World Perspective. D.C. Heath and Company, Los Lexington, MA. ISBN 0-669-85555-3.
  • Durham, John I. (2004). Biblical Rembrandt: Human Painter In A Landscape Of Faith. Mercer University Press. ISBN 0-865-54886-2.
  • Gombrich, E.H., The Story of Art, Phaidon, 1995. ISBN 0-7148-3355-X
  • Hughes, Robert (2006), “The God of Realism”, The New York Review of Books, Rea S. Hederman, 53 (6)
  • The Complete Etchings of Rembrandt Reproduced in Original Size, Gary Schwartz (editor). New York: Dover, 1988. ISBN 0-486-28181-7
  • Slive, Seymour (1995), Dutch Painting, 1600–1800, Yale UP, ISBN 0-300-07451-4
  • van de Wetering, Ernst, Rembrandt: The Painter at Work, Amsterdam University Press, 2000. ISBN 0-520-22668-2
  • Rembrandt by himself (Christopher White — Editor, Quentin Buvelot — Editor) National Gallery Co Ltd [1999]
  • Roberto Manescalchi, Rembrandt: la madre ritrovata, M.C.M.(La storia delle cose), dicembre, 2004.
  • Christopher White, The Late Etchings of Rembrandt, 1969, British Museum/Lund Humphries, London

Đọc thêm

sửa
  • Catalogue raisonné: Stichting Foundation Rembrandt Research Project:
    • A Corpus of Rembrandt Paintings — Volume I, which deals with works from Rembrandt’s early years in Leiden (1629–1631), 1982
    • A Corpus of Rembrandt Paintings — Volume II: 1631–1634. Bruyn, J., Haak, B. (et al.), Band 2, 1986, ISBN 978-90-247-3339-2
    • A Corpus of Rembrandt Paintings — Volume III, 1635–1642. Bruyn, J., Haak, B., Levie, S.H., van Thiel, P.J.J., van de Wetering, E. (Ed. Hrsg.), Band 3, 1990, ISBN 978-90-247-3781-9
    • A Corpus of Rembrandt Paintings — Volume IV. Ernst van de Wetering, Karin Groen et al. Springer, Dordrecht, the Netherlands (NL). ISBN 1-4020-3280-3. p. 692. (Self-Portraits)
  • Rembrandt. Images and metaphors, Christian Tumpel (editor), Haus Books London 2006 ISBN 978-1-904950-92-9
  • Van De Wetering, Ernst (2004) (2nd paperback printing). The Painter At Work. University of California Press,Berkley and Los Angeles. University of California Press, London, England. By arrangement with Amsterdam University Press. ISBN O-520-22668-2.

Liên kết ngoài

sửa