Cách mạng màu

Cách mạng đòi dân chủ và xoá bỏ chế độ tại các quốc gia hiện nay

Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ và một vài quốc gia khác trong những năm đầu thập niên 2000, lấy tên 1 màu sắc hay 1 cây cối, bông hoa tiêu biểu. Trong những cuộc cách mạng này, những người tham gia đã đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà quần chúng các nước này thấy là tham ôđộc tài. Các cuộc cách mạng màu nổi bật với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhà hoạt động sinh viên trong việc tổ chức các cuộc đấu tranh bất bạo động.

Điển hình trong các cuộc cách mạng màu là Cách mạng nhung Tiệp Khắc (1989) Cách mạng 5 tháng 10 Serbia (2000), Cách mạng Hoa hồng Gruzia (2003), Cách mạng Cam Ukraina (2004), và Cách mạng Hoa Tulip Kyrgyzstan (2005). Trong mỗi lần, nhiều người đã xuống đường biểu tình sau các cuộc bầu cử gây tranh cãi. Nếu thành công, nó sẽ dẫn đến sự lật đổ chính phủ hay từ chức của những lãnh đạo bị họ xem là độc đoán.

Từ này cũng được dùng cho một số cuộc cách mạng ở những nơi khác bao gồm vùng Trung Đông như cuộc cách mạng cây tuyết tùng 2005 tại Liban, cách mạng xanh 2005 tại Kuwait.

Nguyên nhân và kết quả sửa

 
Cách mạng Hoa hồng tại Tibilisi, 2003

Các cuộc cách mạng màu sắc đã đạt được thành công vào năm 2003 tại Gruzia (Cách mạng Hoa hồng), năm 2004 tại Ukraina (Cách mạng Cam) và vào năm 2005 tại Liban (Cách mạng cây tuyết tùng) cũng như tại Kyrgyzstan (Cách mạng Hoa Tulip). Tại Belarus, trong cuộc bầu cử tổng thống 2006, nó đã thất bại sau 5 ngày.

Ngòi nổ chính thức tại 3 nước trước đây thuộc Liên Xô là Gruzia, Ukraina và Kyrgyzstan là những cáo buộc về gian lận bầu cử. Tại Liban là do sự tức giận về việc một cựu thủ tướng bị ám sát.

Tham khảo sửa