Tiệp Khắc

quốc gia ở Trung Âu từ 1918 đến 1992


Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko, trước năm 1990: Československo, dịch "Séc-Slovakia"), trong khẩu ngữ còn gọi tắt là Tiệp, là một cựu nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992. Từ năm 1939 tới năm 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa Séc Slovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý.[cần dẫn nguồn]

Tiệp Khắc
1918–1939
1945–1992

Tiêu ngữPravda vítězí (tiếng Séc) (1918–1990)
Veritas Vincit (tiếng Latinh) (1990–1992)
"Chân lý luôn chiến thắng"

Quốc ca
Kde domov můjNad Tatrou sa blýska
"Quê hương tôi nơi đâu?" và "Tia chớp trên đỉnh Tatra"
Location of Tiệp Khắc
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Praha
50°05′B 14°25′Đ / 50,083°B 14,417°Đ / 50.083; 14.417
Ngôn ngữ thông dụngTiếng SécTiếng Slovak
Tên dân cưNgười Tiệp Khắc
Chính trị
Chính phủCộng hòa đại nghị (1918-1939; 1945-1948)
Cộng hoà nhân dân đơn nhất (1948-1960)
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đơn đảng (1960-1969)
Liên bang Xã hội chủ nghĩa (1969-1990)
Tổng thống 
• 1918–1935
Tomáš G. Masaryk (đầu tiên)
• 1989–1992
Václav Havel (cuối cùng)
Thủ tướng 
• 1918–1919
Karel Kramář
• 1992
Jan Stráský
Lịch sử
Lịch sử 
• Độc lập khỏi Áo–Hung
28 tháng 10 1918
• Đức chiếm đóng
1939
1945
• Giải tán Tiệp Khắc
31 tháng 12 1992
Địa lý
Diện tích 
• 1921
140,446 km2
(54 mi2)
• 1993
127.900 km2
(49.382 mi2)
Dân số 
• 1921
13.607.385
• 1993
15.600.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệKoruna Tiệp Khắc
Thông tin khác
Mã điện thoại+42
Tên miền Internet.cs
Tiền thân
Kế tục
Áo–Hung
Cộng hòa Séc
Slovakia
Zakarpattia Oblast
ISO 3166-3: CSHH
Mã điện thoại 42 bị bỏ mùa đông năm 1997. Dải số được chia nhỏ tiếp, và tái phân chia giữa Cộng hòa Séc, SlovakiaLiechtenstein.

Tên gọi sửa

Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè), dùng tiếng Trung Quốc phiên âm từ "Czechoslovakia". Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp".

Các tính chất căn bản sửa

Hình thức nhà nước:

Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang ĐứcCộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraina), România (cho tới năm 1939), Hungary, Áo

Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi CarpathianSông Danube.

Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên Xô tại phía đông.

Tên chính thức sửa

Lịch sử sửa

Thành lập sửa

 
Tiệp Khắc năm 1928

Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hung ở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, SlovakiaRuthenia Karpat. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia.[3] Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan[4] và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc.

Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.

 
Tiệp Khắc năm 1930: ngôn ngữ

Sắc tộc Tiệp Khắc năm 1921[5]


Tổng dân số 13,607.385
Tiệp Khắc 8,759.701 64.37%
Đức 3,123.305 22.95%
Hungary 744.621 5.47%
Ruthenia 461.449 3.39%
Do Thái 180.534 1.33%
Ba Lan 75.852 0.56%
Khác 23.139 0.17%
Người nước ngoài 238.784 1.75%

Thế chiến II sửa

Theo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh QuốcPháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại ("rump") của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và MoraviaCộng Hòa Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Ruthenia Hạ Karpat bị Hungary sáp nhập.

Tiệp Khắc thời kỳ xã hội chủ nghĩa sửa

Sau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Ruthenia Hạ Karpat đã sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary. Theo các nghị định này, quyền công dân bị bãi bỏ với người có nguồn gốc sắc tộc Đức và Hungary, những người từng nhận quyền công dân Đức hoặc Hungary trong thời chiếm đóng. (Năm 1948 điều khoản này bị xoá bỏ cho người Hungary, nhưng chỉ một phần cho người Đức). Sau đó thực hiện trục xuất khoảng 90% dân số sắc tộc Đức tại Tiệp Khắc, hơn 2 triệu người. Những người còn lại bị buộc tội chung là đã ủng hộ Phát xít (sau Thoả thuận Munich, và 97.32% người Đức Sudeten thành niên bỏ phiếu cho NSDAP trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 1938). Hầu như mọi nghị định đều nói dứt khoát rằng sự trừng phạt không áp dụng cho những người chống phát xít, dù thuật ngữ chống phát xít không được định nghĩa rõ ràng. Khoảng 250,000 người Đức, nhiều người lấy người Séc, một số người chống phát xít, và cả những người yêu cầu tái lập đất nước thời hậu chiến, vẫn ở lại Tiệp Khắc. Nghị định Beneš vẫn gây ra tranh cãi lớn giữa các nhóm quốc gia tại Cộng hòa Séc, Đức, Áo và Hungary.[6]

Ruthenia Karpat bị chiếm đóng bởi (vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng chính trị đa đảng. Nền kinh tế của Tiệp Khắc nhìn chung là tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu và được coi là một nước phát triển trên thế giới, dù vẫn thấp hơn nếu so với các nước phát triển cao tại Tây Âu.

Năm 1968, sau một cuộc bạo động, năm nước Khối Đông Âu kéo quân vào Tiệp Khắc. Liên Xô cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[7] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa tư bản.[8] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa SécCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.

Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những nhân vật chống chính phủ được ban ra, cảnh sát thẩm vấn và đôi khi là án tù).

Sau 1989 sửa

Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại hệ thống đa đảng sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa tại România, Bulgaria, HungaryBa Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị mất quyền lãnh đạo ở các nước Đông Âu.

Không giống Nam TưLiên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên mang tính cộng sản chủ nghĩa: từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".

Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa SécSlovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.

Chính sách đối ngoại sửa

Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế sửa

Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu

Phân chia hành chính sửa

 
  • 1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (SlovakiaRuthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
  • 1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
  • 1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Ruthenia Hạ Karpat, được chia thành các quận (okresy).
  • Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
  • 1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
  • 1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
  • 1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).

Nhóm dân và sắc tộc sửa

Tại thời điểm trước khi phân chia, năm 1991, Tiệp Khắc có 15,6 triệu dân, trong đó người Séc chiếm 62,8%, người Slovakia chiếm 31%, người gốc Hungary chiếm 3,8%, người gốc Romania 0,7%, người gốc Silesi 0,3%. Ngoài ra, tại Tiệp Khắc còn một số ít người gốc Ruthe, Ukraina, Đức, Ba LanDo Thái. Người Séc, Slovakia, Silesi và Ba Lan cùng là các dân tộc Tây Slav. Người Ruthe và Ukraina cùng là các dân tộc Đông Slav.

Chính trị sửa

Sau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ.

Phát triển hiến pháp sửa

Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):

Kinh tế sửa

Sau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.

  • Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
  • Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
  • Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong số đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
  • Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
  • Năm tài chính: Năm dương lịch.
  • Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.

Nguồn tài nguyên sửa

Sau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên Xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thủy điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980.

Vận tải và Viễn thông sửa

Xã hội và nhóm Xã hội sửa

Giáo dục sửa

Giáo dục là miễn phí ở mọi cấp độ và phổ cập từ tuổi lên sáu tới mười lăm. Đại đa số người dân biết chữ. Hệ thống dạy nghề phát triển cao và các trường nghề hỗ trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học.

Tôn giáo sửa

Năm 1991: Cơ đốc giáo La Mã 46,4%, Đạo Luther 5,3%, Vô thần 29,5%, không rõ 16,7%, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa hai nước cộng hoà lập hiến – xem Cộng hoà SécSlovakia

Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở sửa

Sau Thế chiến II, chăm sóc sức khoẻ miễn phí được áp dụng cho mọi công dân. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia nhấn mạnh tới phòng ngừa; các trung tâm y tế tại các nhà máy và các địa phương hỗ trợ cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Đã có những cải thiện lớn trong chăm sóc sức khoẻ tại nông thôn trong thập niên 1960 và 1970.

Truyền thông sửa

Truyền thông tại Tiệp Khắc bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Việc sở hữu cá nhân với mọi cơ quan xuất bản hay truyền thông bị cấm, dù các nhà thờ và các tổ chức khác có xuất bản các tạp chí định kỳ và các tờ báo. Thậm chí với sự độc quyền báo chí trong tay các tổ chức dưới sự kiểm soát của KSČ, mọi sách báo xuất bản đều bị Văn phòng Báo chí và Thông tin của chính phủ kiểm duyệt.

Thể thao sửa

Đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup 19341962. Đội bóng cũng giành chức vô địch châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.

Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.

Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.

Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.

Các tay quần vợt nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela HantuchováMartina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.

Văn hóa sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ (cs)PRECLÍK, Vratislav. Masaryk a legie (TGM e legioni), váz. kniha, 219 str., vydalo nakladatelství Paris Karviná, Žižkova 2379 (734 01 Karviná, Republica ceca) ve spolupráci s Masarykovým demokratickým hnutím (Masaryk democratic movement, Prague), 2019, ISBN 978-80-87173-47-3
  2. ^ Votruba, Martin. “Czecho-Slovakia or Czechoslovakia”. Slovak Studies Program. University of Pittsburgh. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ "The War of the World", Niall Ferguson Allen Lane 2006.
  4. ^ Playing the blame game, Prague Post, July 6th, 2005
  5. ^ Škorpila F. B.; Zeměpisný atlas pro měšťanské školy; Státní Nakladatelství; second edition; 1930; Czechoslovakia
  6. ^ “East European Constitutional Review”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ “N. Korea Seize U.S. Ship”. UPI. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ John Lewis Gaddis, The Cold War: A New History (New York: The Penguin Press),150.

Nguồn sửa

Liên kết ngoài sửa