Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tra tấn

Văn kiện nhân quyền quốc tế

Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc, tên đầy đủ là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment; UNCAT) là một trong Các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới dưới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc,

Công ước chống Tra tấn
Tên đầy đủ:
  • Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác
Loại hiệp ướcCác văn kiện nhân quyền quốc tế
Ngày thảo10.12.1984[1]
Ngày kí10.12.1984
Nơi kíNew York
Ngày đưa vào hiệu lực26.6.1987[1]
Điều kiện20 phê chuẩn[2]
Bên kí77[1]
Bên tham gia147[1]
Người gửi lưu giữTổng Thư ký Liên Hợp Quốc[3]
Ngôn ngữẢ Rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha[4]
Công ước chống Tra tấn tại Wikisource

Công ước này đòi các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.

Bản văn Công ước đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 10.12.1984[1] và, tiếp sau sự phê chuẩn của nước ký kết thứ 20,[2] thì Công ước đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26.6.1987.[1] Ngày 26 tháng 6 nay được công nhận là Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims) để vinh danh Công ước này.

Tới tháng 9 năm 2010, Công ước đã có 147 bên ký kết.[1]

Bản đồ thế giới với các nước đối với Công ước chống Tra tấn
  ký và phê chuẩn
  ký nhưng chưa phê chuẩn
  không ký và không phê chuẩn

Tóm tắt

sửa

Công ước này theo cấu trúc của các Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, với một lời mở đầu và 33 điều khoản, được chia thành 3 phần:

Phần I (các điều 1–16) định nghĩa Tra tấn (điều 1), và các bên ký kết phải có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống bất cứ hành động tra tấn trong bất cứ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình (điều 2). Các điều khoản trên bao gồm việc bảo đảm rằng tra tấn được coi là một tội hình sự (Điều 4), việc thiết lập quyền thi hành pháp luật đối với các hành vi tra tấn một công dân của bên ký kết hoặc do một công dân của bên ký kết vi phạm (tội tra tấn) (Điều 5), việc bảo đảm rằng tra tấn là một tội có thể bị dẫn độ (Điều 8), và việc thiết lập [quyền thi hành pháp luật phổ quát] để xét xử các vụ tra tấn tại nơi một kẻ phạm tội tra tấn không thể bị dẫn độ (Điều 5). Các bên ký kết phải kịp thời điều tra mọi cáo buộc tra tấn (các Điều 12 và 13), và các nạn nhân bị tra tấn phải có quyền được bồi thường (Điều 14). Các bên cũng phải cấm sử dụng chứng cớ do tra tấn (mà có) ở các tòa án của mình (Điều 15), và ngăn chặn việc trục xuất, dẫn độ hoặc trả lại người về nơi mà có cơ sở để tin rằng họ sẽ bị tra tấn (Điều 3). Các bên ký kết cũng có nghĩa vụ phòng chống việc trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác, và điều tra bất kỳ cáo buộc nào về việc đối xử như vậy trong thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 16)

Phần II (Điều 17 – 24) nói về việc báo cáo và giám sát Công ước và các bước do các bên tiến hành để thực hiện công ước. Phần này thiết lập Ủy ban chống Tra tấn (Điều 17), và trao quyền cho ủy ban để điều tra các cáo buộc tra tấn có hệ thống (Điều 20). Nó cũng thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tùy chọn giữa các bên (Điều 21) và cho phép các bên công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nghe các khiếu nại, khiếu tố của các cá nhân về việc vi phạm Công ước của một bên ký kết (Điều 22).

Phần III (Điều 25 – 33) nói về việc phê chuẩn, đi vào hiệu lực, và tu chính Công ước. Nó cũng bao gồm một cơ chế trọng tài tùy chọn (không bắt buộc) đối với tranh chấp giữa các bên (Điều 30)

Các quy định chính

sửa

Định nghĩa tra tấn

sửa

Điều 1 của Công ước định nghĩa tra tấn như sau:

(Tra tấn) là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tâm thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.

— Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1

Các hành động chưa tới mức tra tấn vẫn có thể cấu thành tội đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá theo Điều 16.

Cấm tra tấn và Đối xử tàn nhẫn làm mất phẩm giá

sửa

Điều 2 của Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất cứ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm này là tuyệt đối và không được vi phạm.

"Không có bất cứ trường hợp đặc biệt (ngoại lệ) nào"[5] có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn, bao gồm cả chiến tranh, mối đe dọa của chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ, tình trạng khẩn cấp chung, hành vi khủng bố, tội phạm bạo lực, hoặc bất cứ hình thức xung đột vũ trang nào.[6] Tra tấn không thể được biện minh như một phương tiện để bảo vệ an toàn công cộng hoặc ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp [6]. Cũng không có thể được biện minh bằng các lệnh từ các sĩ quan cấp trên hoặc các quan chức.[7] Việc cấm tra tấn áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền pháp lý thực sự của một bên ký kết, và bảo vệ tất cả mọi người dưới sự kiểm soát thực sự của mình, bất kể quốc tịch hoặc việc kiểm soát được thực hiện như thế nào.[6]. Kể từ khi Công ước có hiệu lực, việc cấm tuyệt đối này đã được chấp nhận như một nguyên tắc của luật quốc tế theo tập quán.[6]

Vì thường khó phân biệt giữa tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá, nên Ủy ban chống tra tấn coi sự cấm việc đối xử như vậy của Điều 16 là tuyệt đối và không được vi phạm.[6]

Các điều khoản khác của Phần I đưa ra các nghĩa vụ cụ thể nhằm thực thi lệnh cấm tuyệt đối này bằng cách phòng chống, điều tra và trừng phạt những hành vi tra tấn.[6]

Cấm trục xuất, dẫn độ

sửa

Điều 3cấm các bên ký kết không được trục xuất, dẫn độ hoặc trả lại bất cứ người nào về một nước "nơi mà có cơ sở chắc chắn để tin rằng họ sẽ bị nguy hiểm vì là đối tượng bị tra tấn".[8] Uỷ ban chống tra tấn cho rằng mối nguy hiểm này phải được tính đến không chỉ cho nước tiếp nhận ban đầu, mà còn cho các nước mà người này sau đó có thể bị trục xuất, trả về hoặc bị dẫn độ.[9]

Các nước ký Công ước chống Tra tấn

sửa
Bên tham gia Ký kết Phê chuẩn, Accession (a), Succession (d)
Afghanistan 4.2.1985 1.4.1987
Albania . 11.5.1994 a
Algeria 26.11.1985 12.9.1989
Andorra 5.8.2002 22.9.06
Antigua và Barbuda . 19.7.1993 a
Argentina 4 Feb 1985 24.9.1986
Armenia . 13.9.1993 a
Úc 10.12.1985 8.8.1989
Áo 14.3.1985 29.7.1987
Azerbaijan . 16.8.1996 a
Bahamas 16.12.08
Bahrain . 6.3.1998 a
Bangladesh . 5.10.1998 a
Belarus 19.12.1985 13.3.1987
Bỉ 4.2.1985 25.6.1999
Belize . 17.3.1986 a
Benin . 12.3.1992 a
Bolivia 4.2.1985 12.4.1999
Bosna và Hercegovina . 1.9.1993 d
Botswana 8.9.2000 8.9.2000
Brasil 23.9.1985 28.9.1989
Bulgaria 10.6.1986 16.12.1986
Burkina Faso . 4.01.1999 a
Burundi . 18.2.1993 a
Cambodia . 15.10.1992 a
Cameroon . 19.12.1986 a
Canada 23.8.1985 24.6.1987
Cape Verde . 4.6.1992 a
Chad . 9.6.1995 a
Chile 23.9.1987 30.9.1988
Trung quốc 12.12.1986 4.10.1988
Colombia 10.4.1985 8.12.1987
Comoros 22.9.2000 .
Congo . 30.7.2003 a
Costa Rica 4.2.1985 11.11.1993
Bờ Biển Ngà . 18.12.1995 a
Croatia . 12.10.1992 d
Cuba 27.01.1986 17.5.1995
Cyprus 9.10.1985 18.7.1991
Cộng hòa Séc . 22.2.1993 d
Cộng hòa Dân chủ Congo . 18.3.1996 a
Đan Mạch 4.2.1985 27.5.1987
Djibouti . 5.11.2002 a
Cộng hòa Dominica 4.2.1985 .
Ecuador 4.2.1985 30.3.1988
Ai Cập . 25.6.1986 a
El Salvador . 17.6.1996 a
Equatorial Guinea . 8.10.2002 a
Estonia . 21 Oct 1991 a
Ethiopia . 14.3.1994 a
Phần Lan 4.2.1985 30.8.1989
Pháp 4.2.1985 18.2.1986
Gabon 21.01.1986 8.9.2000
Gambia 23.10.1985 .
Gruzia . 26.10.1994 a
Đức 13.10.1986 1.10.1990
Ghana 7.9.2000 7.9.2000
Hy Lạp 4.2.1985 6.10.1988
Guatemala . 5.01.1990 a
Guinea 30.5.1986 10.10.1989
Guinea-Bissau 12.9.2000 .
Guyana 25.01.1988 19.5.1988
Tòa Thánh . 26.6.2002 a
Honduras . 5.12.1996 a
Hungary 28.11.1986 15.4.1987
Iceland 4.2.1985 23.10.1996
Ấn Độ 14.10.1997 .
Indonesia 23.10.1985 28.10.1998
Ireland 28.9.1992 11.4.2002
Israel 22.10.1986 3.10.1991
Ý 4.2.1985 12.01.1989
Nhật Bản . 29.6.1999 a
Jordan . 13.11.1991 a
Kazakhstan . 26.8.1998 a
Kenya . 21.2.1997 a
Kuwait . 8.3.1996 a
Kyrgyzstan . 5.9.1997 a
Latvia . 14.4.1992 a
Liban . 5.10.2000 a
Lesotho . 12.11.2001 a
Liberia . 22.9.2004 a
Libyan Arab Jamahiriya . 16.5.1989 a
Liechtenstein 27.6.1985 2.11.1990
Litva . 1.2.1996 a
Luxembourg 22.2.1985 29.9.1987
Madagascar 1.10.2001 13.12.2005
Malawi . 11.6.1996 a
Maldives . 20.4.2004 a
Mali . 26.2.1999 a
Malta . 13.9.1990 a
Mauritania . 17.11.2004 a
Mauritius . 9.12.1992 a
Mexico 18.3.1985 23.01.1986
Monaco . 6.12.1991 a
Mông Cổ . 24.01.2002 a
Montenegro . 23.10.2006 d
Morocco 8.01.1986 21.6.1993
Mozambique . 14.9.1999 a
Namibia . 28.11.1994 a
Nauru 12.11.2001 .
Nepal . 14.5.1991 a
Hà Lan 4.2.1985 21.12.1988
New Zealand 14.01.1986 10.12.1989
Nicaragua 15.4.1985 5.7.2005
Niger . 5.10.1998 a
Nigeria 28.7.1988 28.6 2001
Na Uy 4.2.1985 9.7.1986
Pakistan 17.4.08 3.6.2010
Panama 22.2.1985 24.8.1987
Paraguay 23.10.1989 12.3.1990
Peru 29.5.1985 7.7.1988
Philippines . 18.6.1986 a
Ba Lan 13.01.1986 26.7.1989
Bồ Đào Nha 4.2.1985 9.2.1989
Qatar . 11.01.2000 a
Hàn Quốc . 9.01.1995 a
Cộng hòa Moldova . 28.11.1995 a
Romania . 18.12.1990 a
Liên bang Nga 10.12.1985 3.3.1987
Rwanda 15.12.2008 a
Saint Vincent và Grenadines . 1.8.2001 a
San Marino 18.9.2002 27.11.2006
São Tomé and Príncipe 6.9.2000 .
Ả Rập Saudi . 23.9.1997 a
Senegal 4.2.1985 21.8.1986
Serbia . 12.3.2001 d
Seychelles . 5.5.1992 a
Sierra Leone 18.3.1985 25.4.2001
Slovakia . 28.5.1993 d
Slovenia . 16.7.1993 a
Somalia . 24.01.1990 a
Nam Phi 29.01.1993 10.12.1998
Tây Ban Nha 4.2.1985 21.10.1987
Sri Lanka . 3.01.1994 a
Sudan 4.6.1986 .
Swaziland . 26.3.2004 a
Thụy Điển 4.2.1985 8.01.1986
Thụy Sĩ 4.2.1985 2.12.1986
Syria . 19.8.2004 a
Tajikistan . 11.01.1995 a
Thái Lan . 2.10.2007 a
Macedonia . 12.12.1994 d
Timor-Leste . 16.4.2003 a
Togo 25.3.1987 18.11.1987
Tunisia 26.8.1987 23.9.1988
Thổ Nhĩ Kỳ 25.01.1988 2.8.1988
Turkmenistan . 25.6.1999 a
Uganda . 3.11.1986 a
Ukraine 27.2.1986 24.2.1987
Vương quốc Anh 15.3.1985 8.12.1988
Hoa Kỳ 18.4.1988 21.10.1994
Uruguay 4.2.1985 24.10.1986
Uzbekistan . 28.9.1995 a
Venezuela 15.2.1985 29.7.1991
Việt Nam 7.11.2013 5.2.2015
Yemen . 5.11.1991 a
Zambia . 7.10.1998 a

Nghị định thư tùy chọn

sửa

Nghị định thư tùy chọn về "Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác" (OPCAT), được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 18 tháng 12 năm 2002 và có hiệu lực từ 22 tháng 6 năm 2006, quy định về việc thành lập "một hệ thống các chuyến viếng thăm thường xuyên do các cơ quan độc lập quốc tế và quốc gia thực hiện tại các nơi có người đang bị tước quyền tự do, để ngăn chặn việc tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác",[10] được giám sát bởi một Tiểu ban Phòng chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.

Các bên ký kết Nghị định thư tùy chọn

sửa

Tới tháng 9 năm 2010 Nghị định thư tùy chọn đã có 66 bên ký kết và 55 bên tham gia.[11]

Ủy ban chống Tra tấn

sửa

Uỷ ban chống Tra tấn (CAT) là một cơ quan gồm các chuyên gia về nhân quyền, theo dõi việc thi hành Công ước của các bên nhà nước ký kết. Ủy ban này là một trong 8 cơ quan liên kết về hiệp ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Tất cả các bên nhà nước ký kết có nghĩa vụ phải nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban chống Tra tấn về cách thức bảo vệ nhân quyền được thi hành như thế nào. Khi phê chuẩn Công ước, các nước phải nộp một báo cáo trong vòng một năm, sau đó họ có nghĩa vụ báo cáo mỗi 4 năm. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo và đưa ra các quan tâm và khuyến nghị của mình cho bên nhà nước ký kết dưới hình thức các "quan sát kết luận". Trong một số trường hợp, Ủy ban có thể xem xét các khiếu nại, khiếu tố hoặc các thông tin từ các cá nhân cho rằng các quyền của họ theo Công ước đã bị vi phạm.

Ủy ban chống Tra tấn thường họp vào tháng 4/ tháng 5 và tháng 11 hàng năm tại Genève.

Các thành viên của Ủy ban chống Tra tấn hiện nay:[12]

Tên Nước Thời hạn
Claudio Grossman (chủ tịch)   Chile 2007–2011
Nora Sveaass (phó chủ tịch)   Na Uy 2009–2013
Xuexian Wang (phó chủ tịch)   Trung Quốc 2009–2013
Essadia Belmir (phó chủ tịch)   Morocco 2009–2013
Myrna Y. Kleopas   Cyprus 2007–2011
Alessio Bruni   Ý 2009–2013
Luis Gallegos Chiriboga   Ecuador 2007–2011
Felice D. Gaer   Hoa Kỳ 2007–2011
Abdoulaye Gaye   Senegal 2007–2011
Fernando Mariño Menéndez   Tây Ban Nha 2009–2013

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g United Nations Treaty Collection: Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment Lưu trữ 2010-11-08 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ a b Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 27. Retrieved on ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 25. Retrieved on ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 33. Retrieved on ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 2.2. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b c d e f “CAT General Comment No. 2: Implementation of Article 2 by States Parties” (PDF). Committee against Torture. 23 tháng 11 năm 2007. tr. 2. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 2.3. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  8. ^ Convention Against Torture Lưu trữ 2007-11-09 tại Wayback Machine, Article 3.1. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ “CAT General Comment No. 01: Implementation of article 3 of the Convention in the context of article 22”. UN OHCHR. 21 tháng 11 năm 1997. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ OPCAT, Article 1.
  11. ^ “Parties to the Optional Protocol to the Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment”. United Nations Treaty Collection. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  12. ^ “Committee Against Torture – Membership”. United Nations OHCHR. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa