Công quốc Firenze
Công quốc Firenze (tiếng Ý: Ducato di Firenze) là lãnh địa của thân vương có trung tâm là thành phố Firenze vùng Toscana nước Ý. Công quốc được thành lập sau khi Hoàng đế Charles V khôi phục quyền cai trị Firenze của nhà Medici vào năm 1530.[1] Giáo hoàng Clêmentê VII, bản thân là người nhà Medici, đã bổ nhiệm người họ hàng của mình là Alessandro de' Medici lên làm Công tước Cộng hòa Firenze, qua đó biến nước Cộng hòa Firenze thành một chế độ quân chủ cha truyền con nối.[1]
Công quốc Firenze
|
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||
1532–1569 | |||||||||||
Công quốc Firenze (màu xanh lá cây) vào năm 1557 | |||||||||||
Tổng quan | |||||||||||
Thủ đô | Firenze 43°47′B 11°15′Đ / 43,783°B 11,25°Đ | ||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Ý | ||||||||||
Tôn giáo chính | Giáo hội Công giáo | ||||||||||
Chính trị | |||||||||||
Chính phủ | Quân chủ chuyên chế | ||||||||||
Công tước Firenze | |||||||||||
• 1532–1537 | Alessandro | ||||||||||
• 1537–1569 | Cosimo I | ||||||||||
Lịch sử | |||||||||||
• Thành lập | 1532 | ||||||||||
• Trận Marciano | 1554 | ||||||||||
• Nâng lên thành Đại Công quốc | 1569 | ||||||||||
Kinh tế | |||||||||||
Đơn vị tiền tệ | Florin | ||||||||||
|
Công tước đời thứ hai là Cosimo I đã thành lập một lực lượng hải quân Firenze hùng mạnh và mở mang lãnh địa của mình, thu hồi Elba và chinh phục Siena. Năm 1569, Giáo hoàng tuyên bố Cosimo là Đại Công tước Toscana. Dòng họ Medici cai trị Đại Công quốc Toscana cho đến tận năm 1737.
Nguồn gốc và Hiến pháp
sửaFirenze nằm dưới sự kiểm soát không chính thức của nhà Medici từ năm 1434.[2] Trong chiến tranh Liên minh Cognac, người Firenze nổi dậy chống lại nhà Medici, lúc đó do Ippolito de' Medici đại diện, và khôi phục lại nền tự do cho nước cộng hòa của họ.[3] Sau khi nước cộng hòa đầu hàng trong trận vây hãm Firenze, Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles V đã ban hành một chỉ dụ tuyên bố rõ ràng rằng chỉ mình ông mới có thể quyết định chính quyền của Firenze.[4] Ngày 12 tháng 8 năm 1530, Hoàng đế tạo ra các nhà cai trị cha truyền con nối dòng họ Medici (capo) của Cộng hòa Firenze.[5]
Giáo hoàng Clêmentê VII dự định đưa người họ hàng của mình là Alessandro de' Medici[a] lên làm người cai trị Firenze, nhưng cũng muốn tạo ấn tượng rằng người Firenze đã chọn Alessandro làm người cai trị của họ một cách dân chủ.[5] Danh hiệu "Công tước xứ Firenze" được chọn vì nó sẽ củng cố quyền lực của nhà Medici trong khu vực. Tháng 4 năm 1532, Giáo hoàng đã thuyết phục được Balía, ủy ban cai trị Firenze, soạn thảo một hiến pháp mới, chính thức tạo ra chế độ quân chủ cha truyền con nối. Ủy ban này bèn bãi bỏ cơ quan signoria (chính phủ dân cử) lâu đời và chức vụ gonfaloniere (người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa được bầu với nhiệm kỳ hai tháng) và thay thế nó bằng ba thể chế sau đây:
- Consigliere, một hội đồng bốn người được bầu với nhiệm kỳ ba tháng, do "Công tước Cộng hòa Firenze" đứng đầu.
- Thượng viện, bao gồm bốn mươi tám người, do Balía lựa chọn, được trao đặc quyền quyết định các chính sách tài chính, an ninh và đối ngoại của Firenze. Ngoài ra, Thượng viện còn bổ nhiệm các ủy ban chiến tranh và an ninh công cộng, và mấy vị thống đốc của Pisa, Arezzio, Prato, Voltera và Cortona cùng nhóm sứ thần.[7]
- Hội đồng Hai trăm là tòa án thỉnh nguyện; tư cách thành viên trọn đời.
Triều đại của Alessandro
sửaNgay cả sau khi Alessandro lên ngôi, quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh vẫn đóng quân ở Firenze. Năm 1535, một số gia đình Firenze nổi tiếng, bao gồm cả Pazzi (kẻ đã cố giết Lorenzo de' Medici trong biến cố gọi là Âm mưu Pazzi) liền cử một phái đoàn dưới quyền Ippolito de' Medici yêu cầu Charles V phế truất Alessandro. Trước sự thất vọng của họ, Hoàng đế đã bác bỏ lời kháng nghị của phái đoàn này. Charles không có ý định phế truất Alessandro do ông này kết hôn với cô con gái của Charles là Margaret xứ Parma.
Alessandro tiếp tục cai trị Firenze trong hai năm nữa cho đến khi ông bị người họ hàng xa là Lorenzino de' Medici sát hại vào ngày 1 tháng 1 năm 1537.
Triều đại của Cosimo I
sửaVì Alessandro không có con cái hợp pháp nào, nên câu hỏi về quyền kế vị vẫn còn bỏ ngỏ. Chính quyền Firenze đã chọn Cosimo I vào năm 1537.[8] Khi biết tin này, gia đình Strozzi bị lưu đày bèn dấy quân xâm chiếm và cố gắng hạ bệ Cosimo, nhưng bị đánh bại tại Montemurlo.[9] Cosimo đã đại tu hoàn toàn bộ máy quan liêu và chính quyền của Firenze. Năm 1542, quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh của Charles V đang đóng tại Firenze đành phải rút lui.
Năm 1548, Cosimo được Charles V trao cho Elba và đặt đại bản doanh lực lượng hải quân mới đang phát triển của ông tại đây.[10] Cosimo thành lập thành phố cảng Livorno và cho phép cư dân thành phố được hưởng quyền tự do tôn giáo. Liên minh với Tây Ban Nha và Đế quốc La Mã Thần thánh, Cosimo đánh bại đại quân của Cộng hòa Siena vốn đang liên minh với Pháp, trong trận Marciano vào ngày 2 tháng 8 năm 1554.[11] Ngày 17 tháng 4 năm 1555, Firenze và Tây Ban Nha chiếm đóng lãnh thổ Siena mà về sau được Hoàng đế Philip II của Tây Ban Nha ban tặng cho Cosimo làm thái ấp cha truyền con nối vào tháng 7 năm 1557.[11] Gia đình công tước đã chuyển đến Palazzo Pitti vào năm 1560. Cosimo ủy quyền cho kiến trúc sư Vasari xây dựng Uffizi, làm văn phòng cho ngân hàng Medici, tiếp tục truyền thống bảo trợ nghệ thuật của nhà Medici. Năm 1569, Cosimo được Giáo hoàng Piô V tấn phong làm Đại Công tước Toscana vào năm 1569. Nhà Medici tiếp tục nắm quyền cai trị Đại Công quốc Toscana cho đến khi gia tộc này bị tận diệt vào năm 1737.
Chú thích
sửa- ^ Allessandro thường được coi là đứa con ngoài giá thú của Lorenzo II, Công tước xứ Urbino dù một số nhà sử học cho rằng chính Clêmentê mới là cha ruột của ông này.[6]
Tham khảo
sửa- ^ a b Goudriaan 2018, tr. 8-9.
- ^ Crum & Paoletti 2008, tr. 44.
- ^ Fletcher 2016, tr. 38-41.
- ^ Hale 2001, tr. 118.
- ^ a b Hale 2001, tr. 119.
- ^ Fletcher 2016, tr. 16,280-81.
- ^ Hale 2001, tr. 121.
- ^ Langdon 2006, tr. 34.
- ^ Landon 2013, tr. 74.
- ^ Hattendorf & Unger 2003, tr. 172.
- ^ a b van Veen 2013, tr. 190.
Nguồn tài liệu
sửa- Crum, Roger J.; Paoletti, John T. biên tập (2008). Renaissance Florence: A Social History. Cambridge University Press.
- Fletcher, Catherine (2016). The Black Prince of Florence: The Spectacular Life and Treacherous World of Alessandro de' Medici. Bodley Head.
- Goudriaan, Elisa (2018). Florentine Patricians and Their Networks: Structures Behind the Cultural Success and the Political Representation of the Medici Court (1600-1660). Brill.
- Hale, J.R. (2001). Florence and the Medici. Phoenix Publishing. ISBN 1-84212-456-0.
- Hattendorf, John B.; Unger, Richard W. biên tập (2003). War at Sea in the Middle Ages and the Renaissance. The Boydell Press.
- Landon, William J. (2013). Lorenzo di Filippo Strozzi and Niccolo Machiavelli. University of Toronto Press.
- Langdon, Gabrielle (2006). Medici Women: Portraits of Power, Love and Betrayal from the Court of Duke Cosimo I. University of Toronto Press.
- van Veen, Henk Th. (2013). Cosimo I De' Medici and His Self-Representation in Florentine Art and Culture. Cambridge University Press.