Sân bay Khe Gát (tiếng Anh: Khe Phat Airfield[1][2][3]) là một sân bay quân sự dã chiến tại Bố Trạch, Quảng Bình, Việt Nam. Căn cứ này được xây dựng mất khoảng 7 tháng trong năm 1969 và giữ vai trò quan trọng đối với Không quân Nhân dân Việt Nam trong Trận Đồng Hới vào tháng 4/1972[4]. Ngày nay, căn cứ là một phần của đường Hồ Chí Minh.

Căn cứ Khe Gát
Một phần của Không quân Nhân dân Việt Nam
Map
Tọa độ17°39′35″B 106°13′4″Đ / 17,65972°B 106,21778°Đ / 17.65972; 106.21778
LoạiSân bay dã chiến
Thông tin địa điểm
Kiểm soát bởi Không quân Nhân dân Việt Nam
Điều kiệnbị bỏ hoang
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1969
Sử dụng1969-72
Trận đánh/chiến tranh
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trận Đồng Hới
Khe Gát Airfield
Mã IATA
-
Mã ICAO
-
Thông tin chung
Vị trí{{{location}}}
Độ cao76 ft / 23 m
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
2.5km 30m Bê tông

Lịch sử sửa

Ngày 19/04/1972, hai chiếc MiG-17 lái bởi Lê Xuân Dị and Nguyễn Văn Bảy "B" cất cánh từ sân bay[5]. Vào khoảng 17 giờ, một trong những chiếc MiG-17 tấn công trực tiếp vào tàu USS Higbee với một quả bom BETAB-250 (250 kg, 550 lb), sau khi bắn trượt mục tiêu hai lần trong hai lần tấn công trước đó. Cuộc tấn công làm tê liệt tháp súng 12 ly 7 của tàu Higbee, làm giảm chức năng lái và động cơ đẩy của nó, và làm bị thương 4 thủy thủ trên boong[6]. Một chiếc MiG-17 khác đã ném bom hàng loạt xuống tàu USS Oklahoma City nhưng không trúng mục tiêu[6]. Người Mỹ đã trả đũa bằng cách tấn công vào VinhĐồng Hới trong cùng một ngày và những ngày sau đó, và một cuộc không kích với 33 máy bay trong ngày 22/04 vào sân bay, phá hủy một chiếc MiG (không rõ loại) và làm bị thương nhiều người khác có mặt lúc đó.[7]

Hiện tại sửa

Sân bay không còn được sử dụng nhưng vẫn có thể xem được trên ảnh vệ tinh

Tham khảo sửa

  1. ^ “KHE PHAT AIRFIELD NORTH VIETNAM, CIA-RDP83-01074R000300200006-0” (PDF). Central Intelligence Agency. ngày 21 tháng 7 năm 1973. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.  Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  2. ^ “KHE PHAT AIRFIELD NORTH VIETNAM 40 NAUTICAL MILES FROM TRACK, CIA-RDP85T00339R000400070003-2” (PDF). Central Intelligence Agency. ngày 21 tháng 7 năm 1973. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2009.  Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ Department of Defense Appropriations for 1973: Hearings... 92d Congress, 2d Session, pt. 8-9. United States Congress House Appropriations. 1972. tr. 4.
  4. ^ “Vietnam Military History Museum”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  5. ^ Toperczer, Itsván (2001). MiG-17 and MiG-19 Units of the Vietnam War. Osprey Publishing. ISBN 9781841761626.
  6. ^ a b Gutzman, Philip (2010). Vietnam: Naval and Riverine Weapons. tr. 34. ISBN 9780557177431.
  7. ^ Boniface, Roger (2008). MIGs Over North Vietnam: The Vietnam People's Air Force in Combat, 1965-75. Stackpole Books. tr. 85. ISBN 9780811706964.