Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Bài chọn lọc/7

Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống.

Đại Ly giáo hay Ly giáo Đông-Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết quả là hai phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung tâm là Constantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latin với trung tâm là Rôma), sau này là Chính Thống giáo Đông phươngGiáo hội Công giáo Rôma tương ứng. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các yếu tố: thần học, chính trị và giới chức sắc. Đại diện hai phái là giáo hoàng Lêô IXthượng phụ Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau. Năm 1054, sứ thần Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinople tuyên bố rút phép thông công lẫn nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức bắt đầu. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết thành Constantinople, Athenagoras I đã gỡ bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau giữa hai giáo hội, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hòa giải. Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống, nhưng Jerusalem chỉ là một thành phố nhỏ, và Tin Mừng chỉ đóng khung trong nhóm nhỏ người Do Thái. Lời Chúa không chỉ dành riêng cho người Do Thái, vì vậy theo sách Công vụ các Tông đồ thì rất nhanh sau đó Tin Mừng được gửi đến dân ngoại và thành Antioche sớm trở thành trung tâm truyền giáo ra phía Ðông phương . [ Đọc tiếp ]