Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo
Dẫn nhậpKitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo nhất thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới. [ Đọc tiếp ] Ăn năn hoặc Hối cải là sự thay đổi trong tư tưởng và hành động nhằm chỉnh sửa sự sai trái để được tha thứ. Trong nội hàm tôn giáo, hối cải thường được xem là sự xưng tội trước Thiên Chúa, từ bỏ tội lỗi nghịch cùng ngài, và dứt khoát theo đuổi nếp sống mới phù hợp với lề luật tôn giáo. Hối cải bao hàm sự xưng nhận tội lỗi, cam kết hoặc quyết tâm không tái phạm, và nỗ lực bồi thường thiệt hại. Trong Kinh Thánh Hebrew (Cựu Ước), ý niệm về sự hối cải được miêu tả bằng hai từ: שוב shuv (quay trở lại) và נחם nicham (thống hối). Trong Tân Ước, hối cải có nguyên ngữ từ Hi văn metanoia, đây là một từ kép cấu thành bởi giới từ ‘meta’ (sau, với) và động từ ‘noeo’ (thấu hiểu, suy nghĩ; kết quả của sự thấu hiểu hoặc nhận thức). Trong từ kép này, giới từ bao hàm hai ý nghĩa về thời gian và sự thay đổi, có thể biểu thị là “sau đó” và “khác biệt”; như thế toàn bộ từ kép này có nghĩa là ‘về sau suy nghĩ hoàn toàn khác’ Có thể nói metanoia ngụ ý một sự thay đổi triệt để trong tư duy; một sự hoán cải trong nhận thức đi đôi với lòng ân hận sâu sắc và sự thay đổi trong lối sống, cũng có nghĩa là “sự thay đổi tấm lòng và tâm trí” hoặc “sự thay đổi nhận thức”. Một trong những miêu tả sinh động nhất về lòng hối cải được ký thuật trong Tân Ước là dụ ngôn Đứa con hoang đàng chép trong Phúc âm Lu-ca chương 15 khởi đầu từ câu 11... Sự hối cải là điều kiện tiên quyết. Không ai có thể trải nghiệm sự thay đổi thật trong đời sống nếu người ấy trước tiên không chịu hối cải. Vì lý do này mà sự hối cải là trải nghiệm cần có trước khi nhận các thánh lễ như Báp têm và Tiệc Thánh – là những thánh lễ tưởng niệm sự chết chuộc tội cùng sự phục sinh của Chúa Giê-xu và sự tẩy sạch tội lỗi. Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói : "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói : "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết : từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy." (Bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ - Hội đồng Giám mục Việt Nam) Aiden Wilson Tozer (21 tháng 4, 1897 – 12 tháng 5, 1963) là quản nhiệm, nhà thuyết giáo, tác giả, biên tập và diễn giả tại các hội nghị về Kinh Thánh... Năm 1919, năm năm sau trải nghiệm qui đạo, không hề qua một chương trình đào tạo thần học chính thức nào, Tozer chấp nhận lời mời đến làm quản nhiệm một nhà thờ nhỏ. Đó là sự khởi đầu cho 44 năm mục vụ của ông, cộng tác với Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (C&MA), một giáo phái thuộc trào lưu Tin Lành (Evangelical) trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant); 33 năm trong quãng thời gian này, Tozer làm quản nhiệm cho nhiều hội thánh địa phương. Giáo đoàn đầu tiên ông đến quản nhiệm là một nhà thờ nhỏ ở mặt tiền phố tại Nutter Fort, tiểu bang West Virginia. Tozer là quản nhiệm cho nhà thờ Southside Alliance ở Chicago trong ba mươi năm (1928 - 1959), những năm cuối của cuộc đời ông đến quản nhiệm nhà thờ Avenue Road ở Toronto, Canada. Từ những trải nghiệm thuộc linh và từ những quan sát trong bốn mươi bốn năm mục vụ, Tozer nhận thấy rằng hội thánh đang trên đà rơi vào nguy cơ thoả hiệp với tinh thần thế tục... Có ít nhất hai trong số những cuốn sách ông viết, được xem là những tác phẩm Cơ Đốc kinh điển: The Pursuit of God và The Knowledge of the Holy. Ông cũng là tác giả của cuốn That Incredible Christian. How Heaven’s children live on Earth. Sách của ông hướng độc giả về sự cần thiết và tính khả thi cho một mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa... Sống cuộc đời giản dị và không quan tâm đến vật chất, Tozer và vợ, Ada Cecilia Pfautz, chưa bao giờ có xe hơi, mà chỉ sử dụng xe buýt và tàu lửa làm phương tiện đi lại. Khi đã là một tác giả Cơ Đốc nổi tiếng, Tozer dành phần lớn số tiền nhuận bút cho những người đang thiếu thốn... Sau khi dự bữa Tiệc Ly với mười hai sứ đồ, Chúa Giê-su bị bắt tại vườn Gethsemane, chịu xét xử trước Tòa Công luận, Tổng đốc La Mã Pontius Pilate, và Vua Herod Antipas, rồi bị đưa đi đóng đinh trên cây thập tự. Sau khi bị đánh bằng roi, Chúa Giê-su bị bọn lính đem ra chế giễu, gọi ngài là “Vua dân Do Thái”, mặc áo điều và đội mão gai trên đầu, đánh và nhổ vào ngài, rồi giải đi qua thành Jerusalem đến chỗ đóng đinh. Khi đến đồi Golgotha, Chúa Giê-su bị lột áo xống rồi bị đóng đinh hai tay vào thanh ngang của thập tự giá, bị treo ở đó trong ba tiếng đồng hồ, giữa hai tên cướp. Bọn lính gắn trên đầu cây thập tự một tấm biển ghi bằng ba ngôn ngữ, “Vua dân Do Thái”. Họ chia nhau áo xống, và bốc thăm để được chiếc áo dài không có đường may của ngài, họ cho ngài rượu nho pha với mật đắng, cuối cùng dùng giáo đâm vào hông Chúa Giê-su để biết chắc ngài đã chết. [ Đọc tiếp ] Hai người con là một dụ ngôn của Chúa Giê-xu được Matthew chép trong sách Phúc âm mang tên ông ở chương 21 từ câu 28-32. Dụ ngôn này thuật lại cách đối xử của hai người con đối với cha mình, ngụ ý hai thái độ khác nhau đối với Lời Chúa, hoặc hai hạng người có tính cách đối nghịch nhau nhưng luôn tồn tại kề cận nhau trong hội thánh. Dụ ngôn khắc họa hai tính cách đối nghịch nhau. Khi cha yêu cầu ra làm việc ngoài vườn nho, phản ứng tức thì của hai người con hoàn toàn khác nhau: Đứa con đầu liền dạ vâng nhưng không làm gì cả, đứa con thứ hai phản kháng, nhưng lại ăn năn và tuân phục cha. Dù đề kháng, bất tuân, và vô lễ, cuối cùng đứa con thứ hai cũng chịu xét mình, ăn năn tội và thực thi bổn phận làm con... Còn đứa con kia là kẻ khoác lác, dễ hứa mau quên, và hoàn toàn vô trách nhiệm. Dù luôn tỏ ra tôn kính và thuận phục cha mình, người này chưa bao giờ thực sự quan tâm đến bổn phận làm con. Sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm bộc lộ tính cách thật của người ấy: đạo đức giả... [ Đọc tiếp ] Phúc âm Giăng 3: 14, 15
Bài viết chọn lọcTổng quan: Nhân vật: Thánh Giuse • Martin Luther • Giuse Maria Trịnh Văn Căn • Anphongsô Nguyễn Hữu Long • Giuse Nguyễn Chí Linh • Giuse Maria Trịnh Như Khuê • Philípphê Nguyễn Kim Điền • Phaolô Nguyễn Văn Bình Thư mụcChủ đề khácMáy tính • Oregon • Paris • Phật giáo • Sinh học • Thiên văn • Triết học • Vật lý • Việt Nam
|