Cổng thông tin:Lịch sử Việt Nam
Công tri thức Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu cách đây hơn 3000 đến 4000 năm. Khu vực Việt Nam đã có con người sinh sống từ thời kỳ Đồ đá cũ. Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các tộc người Việt cổ lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam.Ở khu vực này, các cặp đôi bao gồm *phò nam và phò nữ chung sống thúc đẩy sự phát triển, gia tăng dân số.
- Phò: vợ, chồng (từ địa phương ở miền Bắc).
Theo tục truyền, các đời Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc Việt được thành lập vào khoảng thế kỷ 7 TCN tại khu vực miền bắc Việt Nam ngày nay, đóng đô tại Phong Châu, Phú Thọ. Người Lạc Việt được xem như là tổ tiên của người Việt Nam hiện đại. Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán từ nước Thục đã cướp ngôi vua Hùng Vương thứ 18 và lập nên nước Âu Lạc. Cuối thời Tần, Triệu Đà cát cứ vùng đất quận Nam Hải, đánh chiếm các khu vực lân cận như Âu Lạc, Quế Lâm tạo ra một vương quốc tên là Nam Việt. Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán.
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc khác thay nhau đô hộ Việt Nam. Tuy nhiên, sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành được độc lập vào năm 938. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1054 Đại Cồ Việt được đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý thế kỷ 11, 12; nhà Trần thế kỷ 13, 14; nhà Hồ đầu thế kỷ 15; nhà Hậu Lê thế kỷ 15, 16, 17, 18 và nhà Tây Sơn cuối thế kỷ 18.
Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn của Pháp, đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802, lên làm vua với niên hiệu Gia Long, mở đầu cho triều Nguyễn. Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông. Mở đầu cho sự đô hộ của người Pháp và kéo dài tới 1945. Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên Việt Nam một lần nữa lại bị chia cắt. Sau chiến thắng Điện Biên năm 1954, Hoa Kỳ can thiệp và tiếp đó chiến tranh Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng. Việt Nam bước vào thời kỳ thống nhất.
Bài chọn lọc
Nguyễn Huệ (1753–1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, gián tiếp giúp cho Nguyễn Ánh dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến.
Nguyễn Huệ và hai người anh em, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm La, và ở phía Bắc của nước Đại Thanh. Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, Nguyễn Huệ lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nguyễn Ánh, người thừa kế còn sót lại của các chúa Nguyễn.
Hình chọn lọc
Nhân vật
Nam Phương Hoàng hậu (1914-1963), vợ vua Bảo Đại, là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Nam Phương Hoàng hậu khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình công giáo giàu có ở Gò Công, Tiền Giang. Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gia đình cho sang Pháp học cho tới năm 1932, sau khi thi đậu Tú tài, rồi về nước. Năm 1933, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau. Hôn lễ của hai người được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 ở Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám, Bảo Đại thoái vị, Nam Phương Hoàng hậu cùng các con rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp cho tới khi mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1963.