Cửa khẩu A Pa Chải trên bản đồ Việt Nam
Cửa khẩu A Pa Chải
Cửa khẩu A Pa Chải
Cửa khẩu A Pa Chải (Việt Nam)

Cửa khẩu A Pa Chảicửa khẩu đường bộ tại vùng đất bản Tá MiếuSín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Việt Nam [1][2][3].

Cửa khẩu A Pa Chải thông thương với cửa khẩu Long Phú 22°25′51″B 102°10′19″Đ / 22,430955°B 102,172021°Đ / 22.430955; 102.172021 (cửa khẩu Long Phú) ở huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc [4].

Cửa khẩu A Pa Chải ở cách ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung 22°24′02″B 102°08′39″Đ / 22,400646°B 102,14403°Đ / 22.400646; 102.144030 (Khoan La San) trên đỉnh Khoan La San cỡ 4,5 km theo hướng đông bắc, và cách trung tâm xã Sín Thầu cỡ 10 km theo hướng tây bắc [2]. Đến năm 2019 cửa khẩu là cửa khẩu quốc gia.

Bản Tá Miếu là bản mới, được tách ra từ bản A Pa Chải, và hiện là bảncực tây miền bắc Việt Nam [5][6].

Hoạt động

sửa

Là vùng chưa phát triển, hoạt động giao thương tại cửa khẩu A Pa Chải chủ yếu là trao đổi hàng hóa theo chợ phiên [7].

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-37A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ Thông tư 47/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Điện Biên. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 30/08/2018.
  4. ^ Trích Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc Lưu trữ 2018-07-25 tại Wayback Machine, ký ngày 18/11/2009, có hiệu lực từ ngày 14/07/2010. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 12/10/2016. Truy cập 04/01/2017.
  5. ^ Hành trình đi về A Pa Chải: Cực Tây tổ quốc. Tuoitre Online, 24/11/2006. Truy cập 04/01/2017.
  6. ^ A Pa Chải mùa hoa cúc quỳ. Vietnamnet, 22/02/2015. Truy cập 04/01/2017.
  7. ^ Chợ ngã ba biên giới và những tiềm năng đang được đánh thức. Dienbientv, 27/03/2013. Truy cập 04/01/2017.

Liên kết ngoài

sửa