Cao Dương công chúa (chữ Hán: 高阳公主; ? - 6 tháng 3, 653), không rõ tên thật, là con gái thứ 17[1] của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Theo vai vế, công chúa là em gái của Đường Cao Tông Lý Trị và là cô mẫu của Thái Bình công chúa.

Cao Dương công chúa
高阳公主
Công chúa nhà Đường
Thông tin chung
Phu quânPhòng Di Ái
Thụy hiệu
Hợp Phổ công chúa
(合浦公主)
Thân phụĐường Thái Tông

Tiểu sử sửa

Sinh mẫu của Cao Dương công chúa không được ghi lại. Trong số các con gái của mình, Đường Thái Tông sủng ái Cao Dương công chúa nhất, do bà không những dung mạo xinh đẹp mà còn vô cùng thông tuệ. Đến tuổi trưởng thành, Cao Dương công chúa được Thái Tông gả cho con trai thứ hai của Tể tướng Phòng Huyền LinhPhòng Di Ái (房遗爱).

Di Ái là người chuộng võ kém văn, sau khi lấy được công chúa, cũng được sủng ái hơn các chàng rể khác. Con cả Phong Huyền Linh là Phòng Di Trực (房遺直), sớm được phong là Quang Lộc đại phu, lấy việc Di Ái đã lấy được công chúa, xin nhường quan chức cho Di Ái, nhưng Đường Thái Tông không nghe.

Một lần, Cao Dương công chúa cùng Di Ái đi săn vào nghỉ ở một ngôi chùa. Trụ trì của chùa là Biện Cơ (辯機), một môn đồ của Huyền Trang, có dáng vẻ khôi ngô ra nghênh đón, mời công chúa ở lại đấy qua đêm. Công chúa rộng lòng bố thí, với Biện Cơ kết thành duyên phận. Công chúa có tình cảm với Biện Cơ, ra vào không kiêng kỵ. Việc đến tai Thái Tông, ông lệnh đem Biện Cơ xử tử cùng với hơn 10 nô tài ở bên công chúa do tội bao che cho chủ. Công chúa không tự biết tội, càng oán trách Thái Tông. Từ đó, công chúa không kiêng dè điều gì nữa, mặc sức tư thông với văn nhân đạo sĩ. Cho đến tận khi Đường Thái Tông mất, công chúa cũng không mảy may xót thương.

Năm Vĩnh Huy thứ 4 (653), Cao Dương công chúa xui chồng Di Ái tranh tước vị với anh trưởng Di Trực, tố cáo Di Trực đối với mình vô lễ. Đường Cao Tông Lý Trị sai Trưởng Tôn Vô Kị điều tra, nào ngờ phác giác công chúa cùng chồng mưu lập Kinh vương Lý Nguyên Cảnh (李元景) làm Hoàng đế, ý đồ tạo phản. Đường Cao Tông hạ lệnh chém đầu bọn Phòng Di Ái, Tiết Vạn Triệt (薛萬徹), Sài Lệnh Võ; còn Kinh vương Lý Nguyên Cảnh cùng Ngô vương Lý Khác và hai công chúa Cao Dương, Ba Lăng đều cho tự vẫn.

Đến niên hiệu Hiển Khánh, Cao Dương công chúa được truy phong là Hợp Phổ công chúa (合浦公主)[2][3].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Theo sách Tân Đường thư, quyển thứ 88
  2. ^ 合浦公主,始封高阳。下嫁房玄龄子遗爱。主,帝所爱,故礼异它婿。主负所爱而骄。房遗直以嫡当拜银青光禄大夫,让弟遗爱,帝不许。玄龄卒,主导遗爱异赀,既而反谮之,遗直自言,帝痛让主,乃免。自是稍疏外,主怏怏。会御史劾盗,得浮屠辩机金宝神枕,自言主所赐。初,浮屠庐主之封地,会主与遗爱猎,见而悦之,具帐其庐,与之乱,更以二女子从遗爱,私饷亿计。至是,浮屠殊死,杀奴婢十余。主益望,帝崩无哀容。又浮屠智勖迎占祸福,惠弘能视鬼,道士李晃高医,皆私侍主。主使掖廷令陈玄运伺宫省禨祥,步星次。永徽中,与遗爱谋反,赐死。显庆时追赠。
  3. ^ 次子遗爱,诞率无学,有武力。尚高阳公主,为右卫将军。公主,帝所爱,故礼与它婿绝。主骄蹇,疾遗直任嫡,遗直惧,让爵,帝不许。主稍失爱,意怏怏。与浮屠辩机乱,帝怒,斩浮屠,杀奴婢数十人,主怨望,帝崩,哭不哀。高宗时,出遗直汴州刺史,遗爱房州刺史。主又诬遗直罪,帝敕长孙无忌鞫治,乃得主与遗爱反状,遗爱伏诛,主赐死。遗直以先勋免,贬铜陵尉。诏停配享。