Capreomycin là một kháng sinh thường sử dụng kết hợp với các kháng sinh khác để điều trị bệnh lao.[1] Cụ thể thì đây là dòng điều trị thứ hai được sử dụng cho bệnh lao kháng thuốc hoạt động.[1] Chúng được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bằng tĩnh mạch hoặc cơ bắp.[1]

Capreomycin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCapastat
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682860
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngtiêm vào cơ
Mã ATC
Các định danh
Tên IUPAC
  • (3S)-3,6-diamino-N-[[(2S,5S,8E,11S,15S)-15-amino-11-[(4R)-2-amino-3,4,5,6-tetrahydropyrimidin-4-yl]-8-[(carbamoylamino)methylidene]-2-(hydroxymethyl)-3,6,9,12,16-pentaoxo-1,4,7,10,13-pentazacyclohexadec-5-yl]methyl]hexanamide; (3S)-3,6-diamino-N-[[(2S,5S,8E,11S,15S)-15-amino-11-[(4R)-2-amino-3,4,5,6-tetrahydropyrimidin-4-yl]-8-[(carbamoylamino)methylidene]-2-methyl-3,6,9,12,16-pentaoxo-1,4,7,10,13-pentazacyclohexadec-5-yl]methyl]hexanamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
NIAID ChemDB
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC25H44N14O8
Khối lượng phân tử668.706 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • C[C@H]1C(=O)N[C@H](C(=O)N/C(=C/NC(=O)N)/C(=O)N[C@H](C(=O)NC[C@@H](C(=O)N1)N)[C@H]2CCN=C(N2)N)CNC(=O)C[C@H](CCCN)N.C1CN=C(N[C@H]1[C@H]2C(=O)NC[C@@H](C(=O)N[C@H](C(=O)N[C@H](C(=O)N/C(=C/NC(=O)N)/C(=O)N2)CNC(=O)C[C@H](CCCN)N)CO)N)N
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C25H44N14O8.C25H44N14O7/c26-4-1-2-11(27)6-17(41)32-8-14-20(43)35-15(9-34-25(30)47)21(44)39-18(13-3-5-31-24(29)38-13)23(46)33-7-12(28)19(42)37-16(10-40)22(45)36-14;1-11-19(41)36-15(9-32-17(40)7-12(27)3-2-5-26)21(43)37-16(10-34-25(30)46)22(44)39-18(14-4-6-31-24(29)38-14)23(45)33-8-13(28)20(42)35-11/h9,11-14,16,18,40H,1-8,10,26-28H2,(H,32,41)(H,33,46)(H,35,43)(H,36,45)(H,37,42)(H,39,44)(H3,29,31,38)(H3,30,34,47);10-15,18H,2-9,26-28H2,1H3,(H,32,40)(H,33,45)(H,35,42)(H,36,41)(H,37,43)(H,39,44)(H3,29,31,38)(H3,30,34,46)/b15-9+;16-10+/t11-,12-,13+,14-,16-,18-;11-,12-,13-,14+,15-,18-/m00/s1 KhôngN
  • Key:VCOPTHOUUNAYKQ-WBTCAYNUSA-N KhôngN
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm các vấn đề về thận, vấn đề về thính giác, cân bằng kém và đau ở chỗ tiêm.[1] Các tác dụng phụ khác có thể kể đến như tê liệt dẫn đến việc khó thở.[1] Capreomycin được khuyến cáo không sử dụng với streptomycin hoặc các loại thuốc khác có thể làm tổn thương dây thần kinh tiền đình thính giác.[1] Chúng được khuyến cáo là không sử dụng trong khi đang mang thai vì nó có thể gây ra vấn đề về thận hoặc thính giác ở trẻ.[1] Capreomycin thường được xếp vào với nhóm thuốc aminoglycoside.[2] Cơ chế hoạt động của nó không rõ ràng.[1]

Capreomycin được phân lập từ Streptomyces capreolus vào năm 1960.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 6,25 đến 8,98 USD một liều.[5]

Phổ tác động

sửa

Capreomycin thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng Mycobacterium tuberculosis. Sự tăng trưởng của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis được phát hiện bị ức chế ở nồng độ thuốc 2,5 μg/mL.[6]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h “Capreomycin Sulfate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Navneet, Kumar (2015). Textbook of Neurology (bằng tiếng Anh). PHI Learning Pvt. Ltd. tr. 192. ISBN 9788120342439. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Tomlinson, Catherine. “TB Online - Capreomycin”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Capreomycin”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ http://www.toku-e.com/Assets/MIC/Capreomycin%20sulfate.pdf