Charles-François Gounod (tiếng Pháp: [ʃaʁl fʁɑ̃swa ɡuno]; 17 tháng 6 năm 1818 – 17 tháng 10[1][2] hay 18 tháng 10 năm[3][4] 1893) là nhà soạn nhạc Pháp. Ông được công chúng biết qua tác phẩm Ave Maria chuyển soạn trên tác phẩm của Bach, qua các vở opera FaustRomeo và Juliette.

Charles Gounod
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Charles-François Gounod
Ngày sinh
17 tháng 6, 1818
Nơi sinh
Paris
Mất
Ngày mất
18 tháng 10, 1893
Nơi mất
Saint-Cloud
Nguyên nhân
tai biến mạch máu não
An nghỉNghĩa trang Auteuil
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc cổ điển, nhà âm nhạc học, giáo viên âm nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nhà soạn nhạc
Gia đình
Bố
François-Louis Gounod
Hôn nhân
Anna Zimmerman
Thầy giáoAntonín Reicha
Học sinhPierre-Auguste Renoir, Spyridon Samaras, Charles-Édouard Lefebvre, Henri Büsser
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoNhạc viện Paris, Lycée Saint-Louis
Trào lưunhạc cổ điển
Thể loạiopera, giao hưởng, nhạc cổ điển, thanh xướng kịch
Nhạc cụphong cầm
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật Paris
Tác phẩmFaust, Roméo et Juliette, Funeral March of a Marionette
Có tác phẩm trongProcuratoria di San Marco musical archive, New York Public Library for the Performing Arts
Giải thưởngGiải thưởng La Mã, Huy chương vàng Hiệp hội Philharmonic Hoàng gia, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 2, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 3
Ảnh hưởng bởi
Chữ ký

Tiểu sử

sửa

Gounod sinh ở Paris. Cha là họa sĩ thiết kế, mẹ là một nghệ sĩ dương cầm. Mẹ của Gounod là người dạy piano đầu tiên của ông, với sự chỉ dạy đó ông đã bộc lộ tài năng âm nhạc. Ông vào học tại Nhạc viện Paris dưới sự giáo dục của  Fromental Halévy và Pierre Zimmermann (cũng là cha của Anne, vợ tương lai của ông). Năm 1839, Gounod giành được học bổng Prix de Rome với cantata Fernand và đến Italy học nhạc, cha ông là François-Louis Gounod vào năm 1783 cũng nhận được giải nhì của học bổng này trong lĩnh vực hội họa. Trong bốn năm tại Italy, ông đã nghiên cứu âm nhạc của Palestrina và nhạc tôn giáo thế kỉ XVI, những thứ ông không bao giờ hết yêu mến. Những tác phẩm đầu tay của ông chịu ảnh hưởng dòng âm nhạc tôn giáo – thuyết giáo Pere Lacordaire dòng Dominican. Khoảng năm 1846-1847, ông có ý định nghiêm túc về việc tham gia vào giới giáo sĩ, nhưng thay đổi suy nghĩ trước khi thực sự tham giao hội thánh và quay lại với sáng tác. Từ năm 1848, Gounod bắt đầu nghiên cứu nhạc kịch. Qua ca sĩ giọng nữ trung Pauline Viardot, ông được nhận vào nhà hát opera sapho cùng với người viết nhạc kịch là Emile Augier. Hè năm 1850, Gounod viết Memoire d'un ariste. 1852, ông viết La noune sanglante và hoàn thành năm 1854. Những tác phẩm tiếp theo là Ivan le terrieble, La reine de Saba, Mireille và Faust. Vở Faust được công chúng Pháp yêu thích và khán giả rất đông. Opera Faust lan sang Đức và trở thành nổi tiếng thế giới. Vở Romeo và Juliette của Gounod thành công và được diễn suốt năm 1867. Sau này Gounod viết vở Cing Mars theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Alfred de Vigny[5].

Tác phẩm

sửa

Vở opera Faust

sửa

Johann Wolfgang Goethe viết Faust, nhưng trước ông đã có nhiều người viết về Faust dựa theo cốt truyện dân gian về Faust. Năm 1587 đã có sách Câu chuyện về bác sĩ Faustus của Johann Spiess. Sách gây được tiếng vang lớn bởi nó tạo ra rung cảm, tính phiêu lưu nơi người đọc. Sách được dịch sang tiếng Anh năm 1588, sang tiếng Pháp, tiếng Hà Lan năm 1592, sang tiếng Tiệp năm 1611. Nhà văn Anh Christopher Marlow đã viết bi kịch về Faust năm 1890. Ông nhấn mạnh

Đánh giá

sửa

Giới âm nhạc nhận xét: "Gounod đã thành công trong việc tôn tạo, gìn giữ và xây dựng cho nền nhạc kịch Pháp, đưa ra những quy luật chặt chẽ trong âm nhạc mà thế hệ sau xem là một khuôn mẫu, tạo ra một giá trị vô giá cho tiến trình phát triển nền âm nhạc Pháp."

Media

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Harding, James. Gounod, Stein & Day, 1973.
  2. ^ Biography at charles-gounod.com
  3. ^ Slonimsky, Nicholas, ed. Baker's Biographical Dictionary of Musicians, 7th ed.
  4. ^ Grove Dictionary of Music and Musicians, 5th ed. 1954.
  5. ^ Cooper M. French Music from the death of Berlioz to the death of Fauré. Oxford, Oxford University Press, 1951.

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Charles Gounod tại Wikimedia Commons