Chiến dịch Maryland, hay Chiến dịch Antietam, diễn ra từ ngày 4 tháng 9 đến 20 tháng 9 năm 1862 là cuộc tấn công đầu tiên của binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh miền Nam do Đại tướng Robert E. Lee chỉ huy đánh lên miền Bắc, đã bị thiếu tướng George B. McClellan cùng Binh đoàn Potomac chặn đứng trong trận chiến ở gần Sharpsburg, Maryland. Trận Antietam này đã trở thành trận đánh một ngày đẫm máu nhất trong toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ và chiến dịch này vẫn thường được coi là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

George B. McClellanRobert E. Lee, hai viên tướng tư lệnh trong Chiến dịch Maryland

Sau thắng lợi của chiến dịch Bắc Virginia, Lee đã đưa 55.000 quân tiến lên phía bắc qua thung lũng Shenandoah, bắt đầu từ ngày 4 tháng 9 năm 1862. Mục tiêu của ông là tổ chức tái tiếp tế cho binh đoàn của mình ở bên ngoài vùng mặt trận Virginia đang bị chiến tranh tàn phá và giáng một đòn vào tinh thần người miền Bắc nhân dịp các cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong tháng 11. Ông đã chấp nhận một cuộc tiến quân đầy nguy hiểm trong khi chia nhỏ lực lượng để vừa có thể tiếp tục bắc tiến vào Maryland vừa đánh chiếm được đồn binh và kho vũ khí của miền Bắc tại Harpers Ferry. McClellan đã vô tình tìm thấy một bản sao những mệnh lệnh của Lee gửi cho các chỉ huy dưới quyền và đã lên kế hoạch để cô lập và đánh bại lần lượt từng bộ phận quân đội của Lee.

Trong khi thiếu tướng miền Nam Stonewall Jackson bao vây, pháo kích và đánh chiếm Harpers Ferry (12–15 tháng 9), binh đoàn 84.000 người của McClellan đã cố gắng tiến quân thật nhanh qua các con đường trên núi South Mountain nằm chắn giữa ông và Lee. Trận South Mountain diễn ra ngày 14 tháng 9 đã cản trở cuộc tiến quân của McClellan và để cho Lee có đủ thời gian để tập trung phần lớn binh đoàn của mình về Sharpsburg, Maryland. Trận Antietam (hay trận Sharpsburg) biến ngày 17 tháng 9 thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ với thương vong tổng cộng 23.000 người. Trong khi Lee, bị áp đảo 2 chọi 1 về quân số, di chuyển các lực lượng phòng thủ của mình để đón đỡ từng đợt tấn công của đối phương, thì McClellan lại không huy động được toàn bộ nguồn dự bị của binh đoàn nhằm phát huy những thắng lợi cục bộ để tiêu diệt quân miền Nam. Ngày 18 tháng 9, Lee ra lệnh rút lui qua sông Potomac, và trong 2 ngày 19 và 20 tháng 9, đã diễn ra trận đánh với hậu quân của Lee tại Shepherdstown, đánh dấu mốc kết thúc chiến dịch.

Mặc dù Antietam là một trận chiến hòa về mặt chiến thuật, nhưng nó cũng khiến cho chiến dịch Maryland của Lee không thể đạt được những mục tiêu của nó. Tổng thống Abraham Lincoln đã nhân dịp thắng lợi này của quân đội miền Bắc để công bố Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, và kết thúc một cách hiệu quả cho nguy cơ về việc châu Âu sẽ tiến hành hỗ trợ cho Liên minh miền Nam.

Các trận đánh sửa

Trận Harpers Ferry sửa

Trận South Mountain sửa

Trận Antietam (Sharpsburg) sửa

Trận Antietam, còn được gọi là Trận Antietam Creek[1] (dân miền Nam thường gọi là trận Sharpsburg) là một trận đánh quan trọng trong Chiến dịch Maryland thời Nội chiến Hoa Kỳ, nổ ra vào ngày 17 tháng 9 năm 1862 tại con rạch Antietam gần Sharpsburg, Maryland. Đây là trận đánh lớn đầu tiên diễn ra trong lãnh thổ thuộc Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ, và còn nổi tiếng vì chỉ trong một ngày, gần 23.000 binh sĩ (trong đó có hơn 1 vạn người ở mỗi bên[2]) đã bị thiệt mạng hay tàn phế.[3] Trận đánh tại Antietam đứng thứ tư trong danh sách 10 trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, với mức kinh hoàng vượt hơn cả trận Shiloh trước đó,[4] và cái ngày 17 tháng 9 năm 1862 đó là ngày đẫm máu nhất trong cuộc Nội chiến[5] và trong cả chiều dài quân sử Hoa Kỳ nói riêngBắc Mỹ nói chung cho đến tận ngày nay[6]
Nguồn 4: 11.657 thương bong (2.108 tử trận, 9.549 bị thương), 753 mất tích [7][8] (kinh hoàng hơn cả trận Normandie vào năm 1944 trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Như một chiến thắng lớn lao hàng đầu của phe miền Bắc trong giai đoạn ấy (ít nhất cũng là chiến thắng hiếm có của quân miền Bắc trên Mặt trận miền Đông lúc này[9]), trận đánh tàn khốc này đã chấm dứt hoàn toàn cuộc tiến công của quân miền Nam vào Maryland và giúp miền Bắc đẩy lui nguy cơ, khiến Lee thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu.[10][11][12] Chiến thắng này cũng tái cơ cấu nỗ lực chiến tranh của miền Bắc.[13] Tầm vóc quan trọng của thắng lợi chiến lược của quân Liên bang trong trận đánh Antietam đối với cả cuộc chiến được thể hiện rõ nếu đặt giả thiết về một thắng lợi của Lee tại trận này[6][14], qua đó chiến thắng này được coi là có ảnh hưởng đến toàn thắng của miền Bắc trong cuộc chiến.[15] Với ý nghĩa trọng đại về cả chính trịquân sự[16], thắng lợi này được xem là một cơ hội khiến cho Tổng thống Abraham Lincoln khẳng định rằng ông không soạn thảo bài Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ như một hành động tuyệt vọng.[2] Ý nghĩa to lớn của thắng lợi trong trận Antietam đẫm máu đối với Liên bang miền Bắc đã khiến trận này được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc phân tranh Nam-Bắc của Hoa Kỳ,[4][6][17] và cũng là một trong những cuộc giao chiến quyết định nhất trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.[18] Đối với nhân dân miền Bắc, Lee đã triệt binh khỏi đất Bắc nên trận chiến rõ là một thất bại lớn của quân Liên minh,[19] dù McCellan bị huyền chức không lâu sau chiến công này do không tích cực truy sát khi Lee kéo tàn binh về miền Nam.[13]

Trận Shepherdstown sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 30
  2. ^ a b E.Thotex, Lord Emsworth, Karl Wick, et al., US History, trang 61. Lex Renda, Running on the record: Civil War-era politics in New Hampshire, trang 111.
  3. ^ McPherson, trg 3.
  4. ^ a b John C. McManus, U.S. Military History for Dummies, các trang 147-148.
  5. ^ John Cannan, The Antietam Campaign: August-september 1862, trang 226
  6. ^ a b c John Martin Carroll, Colin F. Baxter, The American Military Tradition: From Colonial Times to the Present, trang 91
  7. ^ James A. Rawley, Turning Points of the Civil War, các trang 147-148.
  8. ^ Derek Hayes, Historical atlas of the United States, with original maps, trang 186
  9. ^ Paul Finkelman, Encyclopedia of African American history, 1619-1895: from the colonial period to the age of Frederick Douglass, Tập 2, trang 288
  10. ^ Dan Reiter, How Wars End, các trang 146-147.
  11. ^ George D. Bennett, The United States Army: issues, background and bibliography, trang 9
  12. ^ Susan Sloate, Clara Barton: Founder of the American Red Cross, trang 63
  13. ^ a b William C. Davis, James I. Robertson, Virginia Center for Civil War, VIrginia at war, 1862
  14. ^ Bob Navarro, The Country in Conflict, trang 274
  15. ^ Mark M. Smith, Writing the American Past: US History to 1877, trang 155
  16. ^ Thomas Keneally, Abraham Lincoln, các trang 194-196.
  17. ^ John Spiller, The United States, 1763-2001, trang 74
  18. ^ David M. Kennedy, Lizabeth Cohen, Thomas A. Bailey, The American Pageant, Volume I: A History of the American People: To 1877, Tập 1, trang 487
  19. ^ J. Edward Lee, Ron Chepesiuk, Edward J. Lee, South Carolina in the Civil War: The Confederate Experience in Letters and Diaries, trang 166

Thư mục sửa

  • Bailey, Ronald H., and the Editors of Time-Life Books. The Bloodiest Day: The Battle of Antietam. Alexandria, VA: Time-Life Books, 1984. ISBN 0-8094-4740-1.
  • Eicher, David J. The Longest Night: A Military History of the Civil War. New York: Simon & Schuster, 2001. ISBN 0-684-84944-5.
  • Esposito, Vincent J. West Point Atlas of American Wars. New York: Frederick A. Praeger, 1959. OCLC 5890637. The collection of maps (without explanatory text) is available online at the West Point website Lưu trữ 2012-08-29 tại Archive.today.
  • Glatthaar, Joseph T. General Lee's Army: From Victory to Collapse. New York: Free Press, 2008. ISBN 978-0-684-82787-2.
  • Harsh, Joseph L. Sounding the Shallows: A Confederate Companion for the Maryland Campaign of 1862. Kent, OH: Kent State University Press, 2000. ISBN 0-87338-641-8.
  • Luvaas, Jay, and Harold W. Nelson, eds. Guide to the Battle of Antietam. U.S. Army War College Guides to Civil War Battles. Lawrence: University Press of Kansas, 1987. ISBN 0-7006-0784-6.
  • McPherson, James M. Crossroads of Freedom: Antietam, The Battle That Changed the Course of the Civil War. New York: Oxford University Press, 2002. ISBN 0-19-513521-0.
  • Rafuse, Ethan S. McClellan's War: The Failure of Moderation in the Struggle for the Union. Bloomington: Đại học Indiana Press, 2005. ISBN 0-253-34532-4.
  • Sears, Stephen W. George B. McClellan: The Young Napoleon. New York: Da Capo Press, 1988. ISBN 0-306-80913-3.
  • Sears, Stephen W. Landscape Turned Red: The Battle of Antietam. Boston: Houghton Mifflin, 1983. ISBN 0-89919-172-X.
  • Wolff, Robert S. "The Antietam Campaign." In Encyclopedia of the American Civil War: A Political, Social, and Military History, edited by David S. Heidler and Jeanne T. Heidler. New York: W. W. Norton & Company, 2000. ISBN 0-393-04758-X.
  • National Park Service battle descriptions Lưu trữ 2005-04-09 tại Wayback Machine

Đọc thêm sửa

  • Cannan, John. The Antietam Campaign: August-September 1862. Mechanicsburg, PA: Stackpole, 1994. ISBN 0-93828-991-8.
  • Carman, Ezra Ayers. The Maryland Campaign of September 1862. Vol. 1, South Mountain. Edited by Thomas G. Clemens. El Dorado Hills, CA: Savas Beatie, 2010. ISBN 978-1-932714-81-4.
  • Carman, Ezra Ayers. The Maryland Campaign of September 1862: Ezra A. Carman's Definitive Account of the Union and Confederate Armies at Antietam. Edited by Joseph Pierro. New York: Routledge, 2008. ISBN 0-415-95628-5.
  • Gallagher, Gary W., ed. Antietam: Essays on the 1862 Maryland Campaign. Kent, OH: Kent State University Press, 1989. ISBN 0-87338-400-8.
  • Harsh, Joseph L. Confederate Tide Rising: Robert E. Lee and the Making of Southern Strategy, 1861–1862. Kent, OH: Kent State University Press, 1998. ISBN 0-87338-580-2.
  • Harsh, Joseph L. Taken at the Flood: Robert E. Lee and Confederate Strategy in the Maryland Campaign of 1862. Kent, OH: Kent State University Press, 1999. ISBN 0-87338-631-0.
  • Jamieson, Perry D. Death in September: The Antietam Campaign. Abilene, TX: McWhiney Foundation Press, 1999. ISBN 1-893114-07-4.
  • Murfin, James V. The Gleam of Bayonets: The Battle of Antietam and the Maryland Campaign of 1862. Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1965. ISBN 0-8071-0990-8.

Liên kết ngoài sửa