Cyberpunk Nhật Bản đề cập đến những cyberpunk viễn tưởng được sản xuất tại Nhật Bản. Có hai tiểu thể loại dễ nhận thấy của cyberpunk Nhật Bản: phim điện ảnh người đóng cyberpunk, và các tác phẩm mangaanime cyberpunk.[1]

Điện ảnh cyberpunk Nhật Bản đề cập đến một thể loại phim underground được sản xuất tại Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1980. Nó mang một số điểm tương đồng với cyberpunk 'cuộc sống bần hàn công nghệ cao' theo cách hiểu của phương Tây, tuy nhiên vẫn có khác biệt ở sự miêu tả của hình tượng kỹ nghệ và kim loại và một kịch bản không thể hiểu được. Nguồn gốc của thể loại này có thể được bắt nguồn từ bộ phim Burst City năm 1982, trước khi thể loại này được định nghĩa chủ yếu bởi bộ phim năm 1989 Tetsuo: The Iron Man.[1][2] Nó bắt nguồn từ tiểu văn hóa punk Nhật Bản phát sinh từ nền âm nhạc punk Nhật Bản vào những năm 1970, với những bộ phim điện ảnh punk của Ishii Sogo vào cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980 giới thiệu tiểu văn hóa này cho điện ảnh Nhật Bản và mở đường cho cyberpunk Nhật Bản.

Cyberpunk Nhật Bản cũng đề cập đến một tiểu thể loại manga và anime vận hành với những chủ đề của cyberpunk. Anime và manga cyberpunk đã có ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng toàn cầu, truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm hoạt hình, truyện tranh, phim, âm nhạc, truyền hình và trò chơi video.[3][4]

Phim điện ảnh cyberpunk Nhật Bản sửa

Phong cách sửa

Cyberpunk Nhật Bản thường bao gồm các nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm, trải qua những biến đổi quái dị, khó hiểu trong một bối cảnh công nghiệp. Nhiều bộ phim trong số này có những cảnh rơi vào thể loại phim đề tài thí nghiệm; chúng thường mắc míu vào các chuỗi hoàn toàn trừu tượng hoặc trực quan có thể có hoặc không liên quan gì đến các nhân vật và cốt truyện. Các chủ đề thường thấy bao gồm: đột biến, công nghệ, phi nhân hóa, sự đàn áp và lệch lạc tình dục.[5][6]

Tiền thân sửa

Trái ngược với cyberpunk phương Tây có nguồn gốc từ trào lưu văn học Làn sóng mới, cyberpunk Nhật Bản có nguồn gốc từ văn hóa nhạc underground, đặc biệt là tiểu văn hóa punk Nhật Bản phát sinh từ nền âm nhạc punk Nhật Bản vào những năm 1970. Nhà làm phim Ishii Sogo đã giới thiệu tiểu văn hóa này cho điện ảnh Nhật Bản với các bộ phim điện ảnh punk Koko Dai Panikku (1978)[7]Kuruizaki Sandā Rōdo (1980), thể hiện bản chất nổi loạn và vô chính phủ có liên đới với punk, và tiếp tục trở nên có tầm ảnh hưởng lớn trong giới phim underground. Kuruizaki Sandā Rōdo nói riêng là một phim tổ lái có ảnh hưởng, với hiệu quả mỹ học của băng đảng tổ lái đã mở đường cho Akira của Otomo Katsuhiro. Bộ phim tiếp theo của Ishii là Shuffle (1981), một bộ phim ngắn không chính thức chuyển thể từ manga liên hoàn của Otomo.[5]

Bộ phim có ảnh hưởng nhất của Ishii là Burst City (1982).[8] Kể từ khi phát hành, nó đã có tác động mạnh mẽ đến nền phim underground của Nhật Bản.[9] Phim có sự tham gia của Izumiya Shigeru, người sẽ, bốn năm sau, tiếp tục chỉ đạo bộ phim cyberpunk của riêng mình, Death Powder, vào năm 1986.[5] The Phantom of Regular Size, một đoạn phim ngắn năm 1986 của Tsukamoto Shinya, là tiền thân của Tetsuo: The Iron Man (1989). Tsukamoto sau đó đã mở rộng The Phantom of Regular Size thành một bộ phim dài ba năm sau đó, vào năm 1989.[10]

Phim cốt lõi sửa

Một số phim định nghĩa trong thể loại này bao gồm:[11]

Phim phụ sửa

Các bộ phim liên quan bao gồm:[11]

Ảnh hưởng từ phương Tây sửa

Những bộ phim phương Tây lấy cảm hứng từ cyberpunk Nhật Bản sửa

Manga và anime cyberpunk sửa

Shibuya, Tokyo, Japan.[13] Về tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đối với thể loại này, William Gibson nói, "Nhật Bản hiện đại đơn giản là cyberpunk."

Chủ đề Cyberpunk được hiển thị rộng rãi trong animemanga. Tại Nhật Bản, nơi văn hóa cosplay phổ biến và không chỉ có thanh thiếu niên mới thể hiện phong cách thời trang như vậy, ngay cả cyberpunk cũng được chấp nhận và tầm ảnh hưởng của nó lan truyền rộng rãi. Tác phẩm Neuromancer của William Gibson, tầm ảnh hưởng của nó thống trị phong trào cyberpunk thời kỳ đầu, cũng lấy bối cảnh tại Chiba, một trong những khu công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.[1]

Anime và manga cyberpunk vạch ra một viễn cảnh tương lai có các yếu tố tương đồng với khoa học viễn tưởng phương Tây và do đó đã nhận được sự hoanh nghênh rộng rãi của cộng đồng quốc tế bên ngoài Nhật Bản. "Việc khái niệm hóa liên quan đến cyberpunk sẽ ngày càng tiến lên phía trước, nhìn vào văn hóa toàn cầu mới. Đó là một nền văn hóa không tồn tại ngay lúc này, vì vậy khái niệm của Nhật Bản về tương lai cyberpunk, dường như có giá trị như phương Tây, đặc biệt là khi cyberpunk phương Tây thường kết hợp nhiều yếu tố Nhật Bản."[14] William Gibson hiện là khách du lịch thường xuyên đến Nhật Bản và ông nhận thấy rằng nhiều ảo mộng của ông về Nhật Bản đã trở thành hiện thực:

Nhật Bản hiện đại chỉ đơn giản là cyberpunk. Người Nhật biết điều đó và thích thú với nó. Tôi nhớ cái nhìn thoáng qua đầu tiên của tôi về Shibuya, khi một trong những nhà báo trẻ ở Tokyo đưa tôi đến đó, khuôn mặt anh ta tràn ngập ánh sáng như mặt trời của phương tiện thông tin truyền thông—tất cả đều cao ngất trời, tràn ngập những tin tức thương mại—nói, "Bạn thấy sao? Đó là thị trấn Blade Runner." Và nó đã đúng. Rõ ràng là như vậy.[15]

Danh sách manga và anime cyberpunk sửa

Ảnh hưởng sửa

Akira (manga 1982) và bộ anime điện ảnh chuyển thể năm 1988 của nó đã ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm trong hoạt hình, truyện tranh, phim, âm nhạc, truyền hình và trò chơi video.[3][4] Akira đã được trích dẫn là một nguồn ảnh hưởng chủ yếu đến các bộ phim Hollywood như Ma trận,[17] Dark City,[18] Sức mạnh vô hình,[19] Looper,[20] Nhãn lực siêu nhiên, và Inception, chương trình truyền hình như Cậu bé mất tích,[21] và các trò chơi video như Snatcher[22]Metal Gear Solid của Kojima Hideo,[23] loạt trò chơi Half-Life của Valve[24][25]Remember Me của Dontnod Entertainment.[26] John Gaeta đã trích dẫn Akira là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho hiệu ứng viên đạn thời gian trong các bộ phim Ma Trận. Akira cũng đã được ghi nhận có ảnh hưởng đến nhượng quyền thương mại Star Wars, bao gồm bộ ba phim tiền truyện và loạt phim điện ảnh và chương trình truyền hình Clone Wars.[27] Akira cũng đã ảnh hưởng đến tác phẩm của các nhạc sĩ như Kanye West, người đã tỏ lòng tôn kính với Akira trong video âm nhạc "Stronger", và Lupe Fiasco, với album Tetsuo & Youth được đặt theo tên của Shima Tetsuo.[28] Chiếc xe máy nổi tiếng từ bộ phim, xe máy của Kaneda, xuất hiện trong bộ phim Ready Player One: Đấu trường ảo của Steven Spielberg,[29] và trò chơi điện tử Cyberpunk 2077 của CD Projekt.[30] Deus Ex: Mankind Divided của Eidos Montréal cũng tỏ lòng thầm kính bằng poster của bộ phim xuất hiện trong trò chơi.[31]

 
Sự biểu diễn cơn mưa chữ số, tương tự như hình ảnh được sử dụng trong Ghost in the Shell và sau này là Ma trận.

Ghost in the Shell (1989) ảnh hưởng đến một số nhà làm phim nổi tiếng. The Wachowskis, người tạo ra Ma trận (1999) và các phần tiếp theo của nó, đã chiếu anime điện ảnh chuyển thể năm 1995 của Ghost in the Shell cho nhà sản xuất Joel Silver, nói: "Chúng tôi muốn làm điều đó thật sự."[32] Loạt phim Ma trận lấy một số khái niệm từ bộ phim, chẳng hạn như cơn mưa chữ số, được lấy cảm hứng từ đoạn mở đầu của Ghost in the Shell, và cách các nhân vật tiếp cận vào Ma trận qua các lỗ cắm sau gáy.[33] Những điểm tương đồng khác đã được đưa vào cho Avatar của James Cameron, Trí tuệ nhân tạo AI của Steven SpielbergSurrogates của Jonathan Mostow; Cameron đã trích dẫn Ghost in the Shell như một ảnh hưởng đến bộ phim Avatar.[34] Ghost in the Shell cũng ảnh hưởng đến các trò chơi video như loạt trò chơi Metal Gear Solid,[35] Deus Ex,[36] Oni,[37][38][39]Cyberpunk 2077.[40][41]

Phim OVA Megazone 23 (1985), với khái niệm về một thực tế mô phỏng, có một số điểm tương đồng với Ma Trận,[42] Dark CityExistenz.[43] Battle Angel Alita (1990) đã có một ảnh hưởng đáng chú ý đối với nhà làm phim James Cameron, người đã lên kế hoạch chuyển thể nó thành phim điện ảnh từ năm 2000. Đó là một ảnh hưởng đến bộ phim truyền hình Dark Angel của ông, và ông còn là nhà sản xuất của bộ phim chuyển thể 2018 Alita: Battle Angel.[44] Họa sĩ truyện tranh André Lima Araújo đã trích dẫn manga và anime cyberpunk như Akira, Ghost in the Shell, EvangelionCowboy Bebop là một ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông, bao gồm các truyện tranh của Marvel như Age of Ultron, Avengers AI, Spider-VerseThe Inhumans.[45]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Where to begin with Japanese cyberpunk”. British Film Institute. ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ a b “How 'Akira' Has Influenced All Your Favourite TV, Film and Music”. VICE. ngày 21 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ a b 'Akira' Is Frequently Cited as Influential. Why Is That?”. Film School Rejects. ngày 3 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ a b c Player, Mark. “Post-Human Nightmares: The World of Japanese Cyberpunk Cinema”. Midnight Eye.
  6. ^ a b James, Balmont (Ngày 8 tháng 5 năm 2020). “A guide to Japanese cyberpunk cinema with three of its visionary directors”. Dazed.
  7. ^ 高校大パニック(1978). allcinema (bằng tiếng Nhật). Stingray. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  8. ^ Player, Mark (ngày 13 tháng 5 năm 2011). “Post-Human Nightmares – The World of Japanese Cyberpunk Cinema”. Midnight Eye. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Todd Brown. “Burst City / Electric Dragon 80000V Review”. TwitchFilm. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  10. ^ Tsukamoto Shinya (1986). “The Phantom of Regular Size”. IFFR.
  11. ^ a b Ramin, S. Khanjani (ngày 12 tháng 12 năm 2012). “JAPANESE CYBERPUNK”. mubi.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  12. ^ Šarūnas Šalkauskas (Ngày 26 tháng 10 năm 2014). “The evolution of Japanese science fiction”. https://www.balticasia.lt/. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  13. ^ Chaplin, Julia (ngày 17 tháng 6 năm 2007). “Hidden Tokyo”. The New York Times.
  14. ^ Brian, Ruh (Tháng 12 năm 2000). “Liberating Cels: Forms of the Female in Japanese Cyberpunk Animation”. Animeresearch.com. Bản gốc lưu trữ Ngày 17 tháng 10 năm 2018.
  15. ^ Gibson, William (ngày 30 tháng 4 năm 2001). “The Future Perfect”. Time. Time International.
  16. ^ Perper, T.; Cornog, M. (2009). “Psychoanalytic Cyberpunk Midsummer-Night's Dreamtime: Kon Satoshi's Paprika”. Mechademia. 4: 326. doi:10.1353/mec.0.0051.
  17. ^ “200 Things That Rocked Our World: Bullet Time”. Empire. EMAP (200): 136. tháng 2 năm 2006.
  18. ^ Proyas, Alex. “Dark City DC: Original Ending !?”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.. Mystery Clock Forum. Truy cập 2006-07-29.
  19. ^ Woerner, Meredith (ngày 2 tháng 2 năm 2012). “Chronicle captures every teen's fantasy of fighting back, say film's creators”. io9. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  20. ^ “Rian Johnson Talks Working with Joseph Gordon-Levitt on LOOPER, Hollywood's Lack of Originality, Future Projects and More”. Collider.
  21. ^ Inside ‘Stranger Things’: The Duffer Bros. on How They Made the TV Hit of the Summer, The Daily Beast, ngày 7 tháng 8 năm 2016
  22. ^ Hopper, Ben (ngày 20 tháng 2 năm 2001). “Great Games Snatcher”. GameCritics.com. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ “What is cyberpunk?”. Polygon. ngày 30 tháng 8 năm 2018.
  24. ^ “Half-Life tiene varias referencias a Akira”. MeriStation (bằng tiếng Tây Ban Nha). Diario AS. ngày 29 tháng 8 năm 2018.
  25. ^ “The most impressive PC mods ever made”. TechRadar (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 6 năm 2018.
  26. ^ “FEATURE: "Life is Strange" Interview and Hands-on Impressions”. Crunchyroll. ngày 28 tháng 1 năm 2015.
  27. ^ “THE CINEMA BEHIND STAR WARS: AKIRA”. StarWars.com.
  28. ^ “Lupe Fiasco's 'Tetsuo & Youth' Avoiding Politics – Rolling Stone”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  29. ^ Francisco, Eric. 'Ready Player One' Anime Easter Eggs Include Gundam, Voltron and Much More”. inverse.com.
  30. ^ “Cyberpunk 2077 devs "will be significantly more open". PCGamesN. ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  31. ^ “Here's Some Spiffy Unused Deus Ex: Mankind Divided Art, Inspired by Akira”. Kotaku. ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  32. ^ Joel Silver, interviewed in "Making The Matrix" featurette on The Matrix DVD.
  33. ^ Rose, Steve (ngày 19 tháng 10 năm 2009). “Hollywood is haunted by Ghost in the Shell”. The Guardian. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
  34. ^ Schrodt, Paul (ngày 1 tháng 4 năm 2017). “How the original 'Ghost in the Shell' changed sci-fi and the way we think about the future”. Business Insider. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  35. ^ “Hideo Kojima on the Philosophy Behind 'Ghost in the Shell'. Glixel. tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  36. ^ “Ghost in the Shell (2017) – Blu-ray review”. What Hi-Fi? Sound and Vision. ngày 7 tháng 8 năm 2017.
  37. ^ Kushner, David (tháng 6 năm 2000). “Ghost in the Machine”. SPIN. 16 (6): 86. ISSN 0886-3032.
  38. ^ Harry Al-Shakarchi. “Interview with lead engineer Brent Pease”. Bungie.org. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
  39. ^ Harry Al-Shakarchi. “Interview with concept artist Alex Okita”. Bungie.org. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
  40. ^ “Cyberpunk 2077 Devs Looked at Blade Runner and Ghost in the Shell for Inspiration”. GamingBolt. ngày 13 tháng 1 năm 2019.
  41. ^ Conditt, Jessica (ngày 1 tháng 8 năm 2012). “CD Projekt Red's 'Cyberpunk' inspired by System Shock, Blade Runner [Update]”. Engadget. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  42. ^ “Megazone 23 - Retroactive Influence”. A.D. Vision. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010.
  43. ^ Pellitteri, Marco; Bouissou, Jean-Marie; Fratta, Gianluca Di; Martorella, Cristiano; Suvilay, Bounthavy (2010). The Dragon and the Dazzle: Models, Strategies, and Identities of Japanese Imagination: a European Perspective. Tunué. tr. 607. ISBN 9788889613894.
  44. ^ “Live-Action "Alita: Battle Angel" Finally Shows Its Hand”. Crunchyroll. ngày 8 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
  45. ^ “Interview - André Lima Araújo Talks Man: Plus”. Flickering Myth. ngày 24 tháng 1 năm 2016.