Dân Hòa (xã)

xã thuộc Thanh Oai
(Đổi hướng từ Dân Hòa, Thanh Oai)

Dân Hòa là một thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dân Hòa
Xã Dân Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnThanh Oai
Trụ sở UBNDthôn Canh Hoạch
Địa lý
Tọa độ: 20°49′3″B 105°47′12″Đ / 20,8175°B 105,78667°Đ / 20.81750; 105.78667
Dân Hòa trên bản đồ Hà Nội
Dân Hòa
Dân Hòa
Vị trí xã Dân Hòa trên bản đồ Hà Nội
Dân Hòa trên bản đồ Việt Nam
Dân Hòa
Dân Hòa
Vị trí xã Dân Hòa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,2 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng10.005 người[2]
Mật độ1.924 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính10168[3]

Đây là xã có Dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua.

Địa lý

sửa

Xã Dân Hoà nằm ở phía nam huyện Thanh Oai. Xã có vị trí, ranh giới:

Hành chính

sửa

Dân Hoà gồm các thôn: Tiên Lữ, Canh Hoạch, Vũ Lăng, Phú Thọ, An Khoái, Thế Hiển.

Trong đó, Canh Hoạch là thôn có diện tích lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế và văn hoá của cả xã. ủy ban nhân dân Xã được đặt tại thôn Canh Hoạch cách quốc lộ 21B khoảng 150m về phía Đông thuộc thị tứ Vác (hay còn gọi là Phố Vác - Phần địa giới có chiều dài khoảng 1 km của thôn Canh Hoạch chạy dọc Quốc lộ 21B), đây trung tâm kinh tế phát triển nhất trong vùng với đa dạng ngành nghề kinh doanh.

Xã hội

sửa

Tôn giáo

sửa

Dân Hoà gồm 2 tôn giáo chủ yếu là Đạo Phật và Đạo Công giáo, trong đó người dân theo Đạo Công giáo tập trung ở 2 thôn Canh Hoạch và Tiên Lữ.

Kinh tế

sửa

Dân Hoà vốn nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, như làm quạt giấy, làm lồng chim ở Canh Hoạch. Vào thời xưa, đây chính là những vật phẩm nổi tiếng của vùng quê này dùng để tiến Vua. Còn Vũ Lăng, nổi tiếng với nghề trạm khảm đồ thờ, đồ mỹ nghệ bằng gỗ, nức lòng bốn phương, giúp cho kinh tế của thôn nói riêng và của xã nói chung ngày càng phát triển.

Trong 5-7 năm trở lại đây,Tiên Lữ nổi lên như một điểm sáng về kinh tế với việc trở thành đầu mối thu mua lồng chim và giao hàng cho cửa hàng, đại lý tại các tỉnh phía Bắc. Tiên Lữ giờ đây đã thực sự thay hình đổi dạng, ngày càng phát triển hơn.

Hiện nay cùng với sự phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, nghề thủ công như mộc, chạm khắc, chế tác vật liệu từ tre, làm lồng chim, quạt giấy, buôn bán, mở cửa hàng dịch vụ kết hợp với sản xuất nông nghiệp, trồng lúa trồng rau màu, chăn nuôi đã đưa Dân Hòa đã đưa Dân Hòa thành một trong những xã phát triển khá của huyện Thanh Oai. Khu vực phố Vác ven quốc lộ 21 khá sầm uất với khá nhiều cửa hàng dịch vụ như: điện máy xanh, Vmart, thế giới di động, cửa hàng kinh doanh đồ dân dụng...

Xã Dân Hòa có diện tích 5,2 km², dân số năm 1999 là 7.354 người,[1] mật độ dân số đạt 1.414 người/km².

Di tích

sửa

Ở xã Dân Hòa cũng như nhiều địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng cũng có các di tích như đình, chùa nhà ở trong thôn xóm. Nổi bật là 3 di tích ở xã Dân Hòa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Trong đó di tích đình và chùa làng Vác (thôn Canh Hoạch) thờ năm vị được phong là thành hoàng làng (Ngũ vị Đại Vương) được công nhận là di tích cấp quốc gia 1991. Nhà thờ họ Nguyễn cũng được công nhận là di tích cấp quốc gia 1995.

Giao thông

sửa

Các tuyến hệ thống giao thông quan trọng ở xã Dân Hòa:

  • Quốc lộ 21B: Ba La - Thạch Bích - Bình Đà - Kim Bài - Chuông - Vác - Quán Tròn - Bạt - Vân Đình - Đinh Xuyên - chợ Dầu...
  • Tỉnh lộ 429: từ ngã tư Vác đi cầu Ba Thá
  • Đường từ ngã tư Vác đi đường trục phía Nam và tỉnh lộ 427 (xã Thanh Thùy) cũng được trải nhựa.
  • Hệ thống xe buýt: 78, 91, 103A, 103B...

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (21 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 64/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 21/01/2022”. LuatVietnam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

sửa