Dương thức Thái cực quyền

Dương thức Thái cực quyền, Dương gia thái cực quyền hay Dương thị Thái cực quyền (楊式, 楊家, 楊氏 太極拳), là tên gọi lưu phái Thái cực quyền của dòng họ Dương, Trung Quốc. Xuất phát từ Trần thức Thái cực quyền, được Dương Lộ Thiền và con cháu xiển dương, phát triển hình thành hệ thống riêng và lưu truyền rộng rãi về sau, Thái cực quyền của dòng họ Dương trở thành một trong những chi phái Thái cực quyền lớn nhất.

Chiêu thức Đơn tiên trong quyền lộ của Dương gia Thái cực do quyền sư Dương Trừng Phủ biểu diễn

Hiện nay, Dương thức Thái Cực quyền vẫn đang được giảng dạy khắp nơi trên thế giới tại những trung tâm đào tạo do Hoàng Tính Hiền (Huang Sheng Shyan) lập ra[1][2], cùng với đó là những trung tâm Heaven Man Earth của Adam Mizner[3]. Hiện đệ tử chân truyền (indoor student) của Dương thức Thái Cực quyền là Lương Đức Hoa (Liang De Hua) [4] cũng đang giảng dạy tại Chiang Mai, Thái Lan và mở lớp học online.

Từ Dương gia Thái cực quyền cũng khai sinh Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) do Lý Thụy Đông (Li Ruidong), Ngô thức Thái cực quyền do Ngô Toàn Hựu (1834-1942) là các đệ tử của Dương Lộ Thiền sáng lập.

Bài Thái cực quyền giản hóa 24 thế hiện đang được luyện tập phổ biến tại các câu lạc bộ dưỡng sinh trên toàn thế giới xuất phát từ các chiêu thức của Dương thức Thái cực quyền, được sáng tác vào thập niên 1950 ở Trung Quốc dưới sự chỉ định của Quốc gia Thể Ủy Trung Quốc. Tuy nhiên, tại các hệ thống trung tâm đào tạo Thái Cực quyền của những đệ tử Dương gia Thái Cực quyền thì các bài quyền truyền thống như Lão giá vẫn đang được giảng dạy cùng với những hệ thống bài tập cổ truyền của Thái Cực gồm nội công, trạm trang, phát kình, đẩy tay, áp dụng và vũ khí.

Lịch sử

sửa

Thái cực quyền của dòng họ Dương xuất xứ ban đầu từ các chiêu thức của Trần gia Thái cực quyền, được Dương Lộ Thiền (Yang Lu-ch'an hoặc Yang Luchan, 楊露禪, 1799-1872), đến con là Dương Kiện Hầu (Jianhou 楊健侯, 1839-1917) và cháu là Dương Trừng Phủ (Yang Chengfu 楊澄甫, 1883-1936) phát triển, bổ sung thêm thắt, hình thành một lưu phái riêng. Do Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra tại Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1976 mà nhiều hệ phái Thái Cực bắt đầu rời khỏi Trung Quốc đên Đài Loan và các nước khác.

Hiện tại, Lương Đức Hoa (Liang De Hua) là đệ tử nhánh Dương thức Thái Cực quyền của Cố Lệ Sinh (Gu Lisheng 顾丽生, 1903-1978) đang truyền bá Dương thức Thái Cực quyền tại Thái Lan. Những võ sư của các hệ phái Dương thức Thái Cực quyền vẫn đang giảng dạy tại Đài Bắc, Đài Loan, Malaysia,... cùng các trung tâm đào tạo trên khắp Đông Nam Á.

Đặc điểm

sửa

Quyền thức của Dương thức Thái cực quyền mở rộng gọn gàng, cấu trúc chặt chẽ, thân pháp trung chính, động tác hòa thuận, nhẹ nhàng linh hoạt mà bình tĩnh lắng đọng. Phép luyện từ buông lỏng dẫn vào mềm mại, cương nhu tương tế, có phong cách đặc sắc riêng biệt[5]. Quyền giá chia ra cao, vừa, thấp, người mới học có thể căn cứ vào tuổi tác, giới tính, thể lực và mục đích luyện tập mà chọn lựa quyền giá cao hay thấp.

Vì sự phổ biến của những bài quyền nhẹ nhàng mà người ta có thể thấy tại công viên dành cho người già dưỡng sinh (khó có thể phần biệt Thái Cực quyền dưỡng sinh hiện nay là thuộc Trần thức hay Dương thức), nên nhiều người nhầm tưởng Thái Cực quyền chỉ gồm những bài quyền nhẹ nhàng và dùng để dưỡng sinh. Dương thức Thái Cực quyền là một hệ thống võ thuật nội gia đẩy đủ gồm: những bài tập về năng lượng, nội công, trạm trang, phát kình, đẩy tay, các bài quyền và ứng dụng, các bài tập đẩy tay, đối luyện dành cho hai người,...

Dương thức Thái cực quyền thập yếu

sửa

Dương thức Thái cực quyền thập yếu[6] (10 yếu lĩnh luyện tập Dương thức Thái cực quyền) bao gồm:

  1. Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán tại đỉnh, không vận sức mà phải tự nhiên.
  2. Hàm hung bạt bối: ngực hơi thóp vào để khí trầm đan điền (hàm hung), và khí dính ở lưng (bạt bối)
  3. Tùng yêu: buông lỏng eo, biến hóa hư thực của động tác đều tùy theo sự chuyển động của eo.
  4. Phân hư thực: tách biệt rõ rệt hư thực của động tác, thủ-bộ-cước pháp, trọng lượng dồn lên chân nào chân đó là thực, chân còn lại là hư.
  5. Trầm kiên trụy chẩu: hai vai buông lỏng tự nhiên (trầm kiên), hai cùi chỏ cũng hạ thấp hướng xuống (trụy chẩu)
  6. Dụng ý bất dụng lực: toàn thân buông lỏng, không sử dụng kình lực vụng về cứng nhắc, lấy ý quán chỉ động tác. Ý đến thì khí đến và từ khí đến thì lực đến.
  7. Thượng hạ tương tùy: tức trên và dưới đều phải theo nhau. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần theo đó mà động.
  8. Nội ngoại tương hợp: Khi khai cũng như khi hợp đều dựa trên cơ sở trong ngoài hợp nhất, từ thần thái cho đến cơ thể, trong đó thần là chủ soái và thân là để sai khiến.
  9. Tương liên bất đoạn: vận động liên miên như kéo tơ không gián đoạn.
  10. Động trung cầu tịnh: lấy tĩnh cai quản động, tuy động mà như tĩnh. Luyện càng chậm càng tốt, càng chậm càng khiến hô hấp sâu dài, khí trầm đan điền.

Chiêu thức bài quyền

sửa

Bài quyền của dòng họ Dương dưới đây với thứ tự danh xưng động tác theo bài do quyền sư nổi tiếng Dương Trừng Phủ biểu diễn và phân thế:

TT Tên chiêu thức
TT Tên chiêu thức (tiếp)
1 Dự bị thức
Thức dự bị
44 Tiến bộ ban lan trùy
Bước tiến gạt ngăn chặn đấm
2 Khởi thế
Thế khởi đầu Thái cực quyền
45 Như phong tự bế
Như ngăn như chặn
3 Lãm tước vĩ
Vuốt đuôi công
46 Thập tự thủ
Tay chữ "thập"
4 Đơn tiên
Một cây roi
47 Bảo hổ quy sơn
Ôm cọp về núi
5 Đề thủ thượng thế
Thế nâng tay lên
48 Tà đơn tiên
6 Bạch hạc lượng sí
Hạc trắng xòe cánh
49 Dã mã phân tông
Ngựa hoang lắc bờm
7 Tả lâu tất ảo bộ
Bước nghịch (tay) quét đầu gối bên trái
50 Lãm tước vĩ
Vuốt đuôi công
8 Thủ huy tỳ bà
Tay gẩy đàn tỳ bà
51 Đơn tiên
9 Tả hữu lâu tất ảo bộ
Bước nghịch (tay) quét đầu gối trái phải
52 Ngọc nữ xuyên thoa
Thiếu nữ đưa thoi
10 Thủ huy tỳ bà
Tay gẩy đàn tỳ bà
53 Lãm tước vĩ
11 Tả lâu tất ảo bộ 54 Đơn tiên
12 Tiến bộ ban lan trùy 55 Vân thủ
13 Như phong tự bế
Như gió tự đóng
56 Đơn tiên
14 Thập tự thủ
Tay chữ "thập"
57 Hạ thế
15 Bảo hổ quy sơn
Ôm hổ về núi
58 Kim kê độc lập
Gà vàng một chân
16 Chẩu để khán trùy
Đáy chỏ nhìn tay đấm
59 Tả hữu đảo niện hầu
17 Tả hữu đảo niện hầu
Đuổi khỉ lui lại
60 Tà phi thức
18 Tà phi thức
Thế bay xéo
61 Đề thủ thượng thế
19 Đề thủ thượng thế 62 Bạch hạc lượng sí
20 Bạch hạc lượng sí 63 Tả lâu tất ảo bộ
21 Tả lâu tất ảo bộ 64 Hải để châm
22 Hải để châm
Kim đâm đáy biển
65 Phiến thông bối
23 Phiến thông bối
Quạt mát lưng
66 Chuyển thân bạch xà thổ tín
Chuyển thân, rắn trắng nhả độc
24 Phiết thân chùy
Ném chùy
67 Ban lan chùy
25 Tiến bộ ban lan chùy
Tiến bước gạt tay chặn đấm
68 Lãm tước vĩ
26 Thượng bộ lãm tước vĩ
Bước lên vuốt đuôi chim
69 Đơn tiên
27 Đơn tiên 70 Vân thủ
28 Vân thủ
Tay mây
71 Đơn tiên
29 Đơn tiên 72 Cao thám mã đới xuyên chưởng
30 Cao thám mã
Xoa đầu ngựa
73 Thập tự thoái
Bước lui hình chữ "thập"
31 Tả hữu phân cước 74 Tiến bộ chỉ đơn chùy
32 Chuyển thân đặng cước 75 Thượng bộ lãm tước vĩ
33 Tả hữu lâu tất ảo bộ 76 Đơn tiên
34 Tiến bộ tài chùy
Bước lên cắm chùy
77 Hạ thế
35 Phiên thân phiết thân chùy 78 Thượng bộ thất tinh
Bước lên bảy ngôi sao
36 Tiến bộ ban lan chùy 79 Thối bộ khóa hổ
Bước lui khóa hổ
37 Hữu đặng cước 80 Chuyển thân bãi liên
Xoay người hai tay (quét qua tay), đá tạt lá sen
38 Tả đả hổ thức
Thế đánh hổ bên trái
81 Loan cung xạ hổ
Dương cung bắn hổ
39 Hữu đả hổ thức
Thế đánh hổ bên phải
82 Tiến bộ ban lan chùy
40 Hồi thân hữu đặng cước
Lùi thân đá bên phải
83 Như phong tự bế
41 Song phong quán nhĩ
Hai luồng gió thổi vào tai
84 Thập tự thủ
42 Tả đặng cước
Đá bên trái
85 Thâu thế
43 Chuyển thân hữu đặng cước
Chuyển thân đá bên phải

Kỹ thuật thôi thủ

sửa

Kỹ thuật thôi thủ (đẩy tay) của dòng họ Dương bao gồm 2 dạng được lưu truyền phổ biến: Định bộ thôi thủ, Hoạt bộ thôi thủ, cùng các dạng khác được dạy tại các trung tâm đào tạo.

Chú thích

sửa
  1. ^ Tiểu sử sơ lược về Hoàng Tính Hiền
  2. ^ “Hoàng Tính Hiền - Wikipedia tiếng Anh”.
  3. ^ Adam Mizner và trung tâm Heaven Man Earth
  4. ^ Phỏng vấn Lương Đức Hoa, dòng chính Dương gia Thái Cực quyền
  5. ^ Thái cực quyền toàn tập, tập 2: Dương thức Thái cực quyền, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000, Trang 280
  6. ^ Tóm tắt từ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 285-289

Tham khảo

sửa


Ngũ đại danh gia Thái cực quyền

Trần gia | Dương gia | Ngô gia | Võ gia | Tôn gia