Dầu bẩn, dầu cặn bã, dầu cống rãnh hay còn gọi dầu phế thải (tiếng Trung: 地沟油 / 地溝油; bính âm: dìgōu yóu, hoặc 餿水油; sōushuǐ yóu) là một số thuật ngữ tại Việt Nam, Trung QuốcĐài Loan để chỉ dầu ăn tái chế lại, được tiêu thụ trong ngành nhà hàng một cách phi pháp.[1][2]

Chất thải thực phẩm được thâu thập, đôi khi được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu bẩn

Nó được dùng để mô tả thực trạng bất hợp pháp của các nhà hàng và xí nghiệp khi tái sử dụng dầu ăn đã qua nấu nướng vượt mức cho phép của các quy định an toàn. Ngoài ra, thuật ngữ còn dùng để chỉ quá trình tái xử lý dầu mỡ ôi thiu, được cóp nhặt từ một số nơi như bếp chiên giòn nhà hàng, nhà bếp, chất thải lò mổ và cống rãnh.[3][4]

Tập quán sử dụng dầu bẩn bị phản đối kịch liệt và thường dẫn đến những vụ bắt bớ hoặc truy tố. Lấy ví dụ, việc kinh doanh dầu bẩn tại Trung Quốc có thể dẫn đến án tù dài hạn hoặc án tử hình kèm ân xá. Lấy ví dụ, vào năm 2014, doanh nhân Zhu Chuanfeng bị kết án tử hình cho hành vi kinh doanh dầu cống rãnh.[5] Cùng năm này, một vụ bê bối lớn về dầu thải cũng bị phanh phui tại Đài Loan.[6] Năm 2015, Yeh Wen-hsiang, chủ tịch một công ty thực phẩm Đài Loan, bị kết án 22 năm ngục giam cùng số tiền phạt tương đương 1,6 triệu USD cho hành vi buôn bán 243 tấn dầu phế thải.[7][8]

Quá trình hình thành xu hướng

sửa

Việc sử dụng dầu phế thải lần đầu tiên đầu tiên được ghi nhận ở Đài Loan vào năm 1985. Trong một cuộc điều tra, 22 người đã bị bắt vì liên quan đến đường dây tái chế dầu kéo dài hơn một thập kỷ tại Đài Bắc. Kẻ phạm tội nặng nhất bị kết án lên đến 7 năm tù.[9]

Ghi nhận đầu tiên về việc sử dụng dầu thải tại Trung Quốc đại lục là vào năm 2000, khi một quán hàng rong bị phát hiện kinh doanh dầu lấy từ một bãi phế thải nhà hàng.[10]

Năm 2011, người ta đã bắt giữ 32 người cho hành vi sản xuất dầu và thu giữ 90 tấn dầu ở 14 tỉnh. Lượng dầu này tương đương với khoảng 1/10 lượng dầu thường được các nhà hàng sử dụng.[11] Ông He Dongping, chuyên gia về khoa học thực phẩm thuộc Đại học bách khoa Wuhan cho biết, trong 22,5 triệu tấn dầu ăn người dân Trung Quốc tiêu thụ hàng năm thì có khoảng từ 2 đến 3 triệu tấn là dầu ăn đã qua sử dụng.[12] Như Feng Ping của Trung tâm Nghiên cứu Thịt Trung Hoa từng nói: "Loại dầu ăn bất hợp pháp này không hề có sự khác biệt về hình thức cũng như chỉ số sau khi tinh chế và thanh lọc, bởi những kẻ phạm luật đã rất khéo léo trong việc đối phó với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”.[13] Một số hàng rongnhà hàng tại Trung Quốc được cho là đã sử dụng trái phép dầu tái chế không an toàn cho người tiêu dùng để nấu nướng, dẫn đến việc chính phủ Trung Quốc phải ra tay trấn áp những cơ sở như vậy.[14][15][16][17]

Tháng 9 năm 2012, một cuộc điều tra liên quan đến việc sử dụng dầu thải đáng khả nghi làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đã được hé lộ.[18] Một vụ scandal liên quan đến 240 tấn dầu phế thải tại Đài Loan bị vỡ lở vào tháng 9 năm 2014, gây ảnh hưởng đến hàng trăm công ty và hàng nghìn hàng quán, với một vài trong số đó đã bị xuất ra nước ngoài.[19]

Năm 2018, các chuyên gia nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm các thành phần khác nhau trong dầu phế thải, sử dụng 1H NMR (máy cộng hưởng từ hạt nhân proton), MALDI-MS (Giải hấp/ion hóa bằng laser được hỗ trợ bằng ma trận) và HPLC (Sắc ký lỏng hiệu năng cao).[20]

Tại Trung Quốc

sửa

Luật pháp Trung Quốc quy định, mỡ động vật cấp công nghiệp không được phép sử dụng trong thực phẩm bởi nó không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản và có thể chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm độc tính cao.[21] Chính quyền trung ương và địa phương đang nghiên cứu các cách để kiểm tra và xác định dầu trong cống rãnh nhưng cho đến năm 2012 vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia nào được áp dụng để hỗ trợ quá trình này. Chính phủ vẫn đang xem xét các phương pháp dựa trên thiết bị kỹ thuật cũng như kiểm tra tức thời tại hiện trường để sàng lọc dầu khả nghi. Có 5 thử nghiệm được đề xuất đối với dầu cống rãnh nhưng thử nghiệm nào cũng không thể phát hiện chính xác được.

Do nền công nghiệp đồ sộ của Trung Quốc gồm nhiều nhà máy liên quan đến việc xử lý dầu thải hợp pháp nhằm tạo ra các sản phẩm như nhựa, cao su, nhiên liệu, xà phòng, v.v., đã có rất nhiều lời đồn cũng như cáo buộc về những kẻ trung gian vô liêm sỉ bán dầu thải để nấu nướng và chiên rán.[22] Tuy nhiên, việc chứng minh và truy tố những kẻ trục lợi như vậy vẫn gặp nhiều khó khăn.[22] Các bài báo về an toàn thực phẩm do một số quỹ tài trợ khoa học cấp tỉnh của Trung Quốc cho rằng, những khó khăn liên tục trong việc thực thi quy định là do tính chất phi tập trung của chuỗi hậu cần, cơ sở hạ tầng quốc gia không đủ lớn mạnh để xử lý cũng như tái chế, kèm theo những đổi mới liên tục trong khả năng tinh biến dầu phế thải về mặt trực quan và hóa học.[23]

Tháng 8 và tháng 9 năm 2011, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã thông qua hai bộ quy định mới. Đầu tiên là “Về việc đẩy nhanh chương trình tái chế rác thải thực phẩm và dầu thải Thành phố”. Mục tiêu của nó nhằm tăng cường xử lý chất thải thực phẩm thường nhật, lên đến 2.200 tấn vào năm 2012 và 2.900 tấn vào năm 2015. Ngoài ra, mục đích của các quy định là nhằm tạo ra một hệ thống "quy trình xử lý thống nhất, tiêu chuẩn hóa và có trật tự trong việc thu gom dầu thải và cải thiện hệ thống giao thông”.[14] Bộ quy định thứ hai của thành phố Bắc Kinh, được gọi là "Quy định về chất thải rắn thành phố Bắc Kinh", được thông qua vào tháng 9 năm 2011. Các quy định này đặc biệt nhắm vào hai nguồn dầu thải: chất thải thực phẩm và dầu đã qua sử dụng. Chính quyền trung ương dự định lấy hai bộ quy định này làm chuẩn mực toàn quốc, đồng thời hy vọng mọi đô thị trên toàn quốc có thể tìm ra giải pháp riêng cho vấn đề lãng phí thực phẩm và dầu cống rãnh.[17]

Một chiến dịch toàn quốc từng được triển khai vào tháng 8 năm 2011, nhằm trấn áp việc sản xuất và bán dầu bẩn trên diện rộng. Chiến dịch thực thi đã phát giác ra 100 xưởng sản xuất dầu cống rãnh và bắt giữ hơn 800 cá nhân, được cho là có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ. Vào tháng 4 năm 2012, một chiến dịch truy quét khác đã diễn ra với thêm 100 vụ bắt bớ được thực hiện và 13 xưởng sản xuất trái phép bị bế quan trên khắp 4 tỉnh thành.[16] Theo thông cáo do Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối caoBộ Công an đồng chỉ thị, án tử hình giờ đây sẽ là một lựa chọn khi truy tố các vụ án nghiêm trọng hơn về sản xuất dầu thải trong nước. Một số hình phạt nghiêm trị hơn cũng sẽ được đưa ra đối với các quan chức chính phủ và nhà nước đã không giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan đến dầu cống rãnh. Hội đồng Nhà nước cho biết, các vụ thanh tra sẽ nhắm vào hội chợ thương mại và chợ bán buôn dầu ăn, đồng thời kêu gọi kiểm tra dầu đang được sử dụng tại các nhà hàng, căng tin trường học, căng tin cơ quan và nhà bếp tại các công trường xây dựng. Hội đồng Nhà nước cũng tuyên bố, các doanh nghiệp sử dụng dầu tái chế sẽ buộc bị tạm đóng cửa hoặc bị tước giấy phép kinh doanh trong khi những kẻ bán dầu tái chế có thể bị truy tố hình sự.[24][25][26][27]

Vào tháng 4/2013, các nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện đường dây sản xuất dầu mỡ bẩn trên phạm vi trải dài 13 thành phố với hơn 100 người tham gia, họ mua lại thịt thối và nội tạng động vật hỏng, đem đun sôi để lấy mỡ. Sau một cuộc điều tra kéo dài 5 tháng, các nhà chức trách nước này cũng đã thu được 3.200 tấn công cụ cùng lượng dầu bẩn trị giá tới 1,6 triệu tệ.[28]

Tháng 10 năm 2013, một người đàn ông ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đã bị kết án tù chung thân vì thu lợi nhuận lớn từ việc sản xuất và bán dầu bẩn.[15]

Tháng 1 năm 2014, Zhu Chuanfeng bị kết án tử hình kèm ân xá. Hai anh em Zhu ChuanboZhu Chuanqing bị kết án chung thân trong ngục cho việc kinh doanh dầu bẩn.[5]

Tại Đài Loan

sửa

Tháng 9 năm 2014, hơn 235 công ty, trong đó có những thương hiệu hàng đầu Đài Loan, đã bị thu hồi toàn bộ sản phẩm do liên quan đến vụ bê bối sử dụng "dầu cống rãnh" tái chế bất hợp pháp. Vụ việc gây chấn động mạnh mẽ tại Đài Loan vì liên quan đến hàng loạt công ty nổi tiếng như Wei Chuan, Chi Mei, Taiwan Sugar… Công ty Chang Guann thừa nhận mua dầu mỡ từ nhà máy Bình Đông vào tháng 2 năm nay để chế biến 780 tấn dầu ăn và bán cho hàng trăm cơ sở kinh doanh thực phẩm khác. Cơ quan chức năng Đài Loan đã thu giữ 49 tấn dầu tái chế có nghi ngờ liên quan đến Chang Guann và ra lệnh cho tất cả các công ty cung cấp thu hồi sản phẩm có thể chứa các loại dầu bẩn.[29][30]

Tại Việt Nam

sửa

Tuy thực trạng dầu bẩn không quy mô như tại Trung Quốc, nhưng nhiều vụ bê bối vẫn tiếp diễn và buộc các lực lượng chức năng phải phanh phui và giải quyết vụ việc.[2][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40] Tuy khiến nhiều người sợ hãi, việc phân biệt dầu sạch và dầu bẩn vẫn cần có một số kiến thức cũng như ý thức chú ý khi tiêu thụ, mặc dù công nghệ tinh chế dầu bẩn ngày càng tinh vi hơn.[41][10]

Một số cơ sở hành phi phi pháp quy mô lớn nhỏ thường xuyên sử dụng "dầu đen" gom từ hố ga để chế biến cũng như buôn bán cho các cơ sở sa tế hoặc vận chuyển đi các tỉnh thành.[36][37][38][42][43]

Năm 2009, Thanh tra Sở Y tế, Phòng Cảnh sát môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã truy quét và bắt sai phạm công ty Đại Gia Thành, cơ sở của bà Nguyễn Thị Hoa và bà Lê Thị Ngọc Thanh một số lượng lớn nguyên liệu da heo bốc mùi hôi thối lên đến gần 1 tấn, dầu phế thải chưa chế biến lên đến hơn 20 tấn. Bà Hoa thừa nhận đã nhiều năm nay mua dầu phế thải của 2 công ty lớn ở Bình Dương và các đại lý thu gom rồi mang bán cho một số cơ sở làm hành phi, làm sa tế trong thành phố và bôi trơn máy móc.[34]

Cùng năm 2009, Công an TP.HCM (PC36) đã phát hiện, thu giữ hơn 20 tấn mỡ thành phẩm được chế biến từ phế phẩm của heo, bò từ cơ sở do ông Công và khoảng 50 tấn từ cơ sở do bà Trần Thị Ngà làm chủ.[44]

Cùng năm 2009, thôn Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội, Cục Cảnh sát môi trường (C36 - Bộ Công an) phát giác một số hộ mở xưởng chế biến mỡ, da trâu bò hôi thối hàng chục tấn không có giấy phép kiểm dịch động vật cũng như những giấy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.[45][46]

Năm 2014, nhà chức trách Đài Loan từng xác định 14 sản phẩm làm từ dầu ăn bẩn đã được xuất sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.[47][48]

Tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều xưởng sản xuất mỡ cá tra mọc lên tràn lan, dân trong nghề gọi là "luyện", để biến mỡ cá có pha thêm phụ gia thành loại mỡ trắng không còn mùi tanh hôi, ở dạng lỏng, sau đó đem đi tiêu thụ như dầu thực phẩm. Do giá nguyên liệu mỗi ngày mỗi tăng, có nơi sử dụng cả cá ba sa để lâu ngày bị ôi, thậm chí cả xác cá chết, hoặc mỡ vớt lên từ đường cống thải trong nhà máy, dân trong nghề gọi là... "mỡ cống".[49]

Sản xuất và phân phối

sửa

Toàn bộ chuỗi cung ứng bất hợp pháp, chuyên thu gom, chế biến và bán lại dầu thải từng bị các cơ quan quản lý Trung Quốc phát giác.[50] Nhiều tiệm ăn bình dân ở Trung Quốc bị phát hiện nấu ăn bằng dầu cống rãnh.[51][52][53] Ngoài ra, vào năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã cáo buộc một công ty dược phẩm Trung Quốc sử dụng dầu cặn bã làm tiền chất để sản xuất kháng sinh cephalosporin.[54]

Dầu thải thu gom được sẽ được bán ra lại cho các xí nghiệp địa phương hoặc các nhà máy nhỏ để làm sạch và đóng gói. Khi bán lại cho các xưởng, chúng thường được những người đi thu gom vận chuyển trên xe đạp thồ; sau đó, dầu được giữ trong các thùng 200 lít tại xưởng cho đến khi được xử lý.[24] Trong một số trường hợp khác, dầu được đưa đến các nhà máy lọc dầu ăn công nghiệp để chế biến thêm trước khi tiến đến điểm tiêu thụ cuối cùng.

Quá trình tái chế dầu ăn đã qua sử dụng thường rất thô sơ; các kỹ thuật bao gồm lọc, đun sôi, tinh chế và loại bỏ một số chất tạp nhiễm.[55] Sau đó nó được đóng gói và bán lại như một loại dầu ăn thay thế, rẻ hơn cả dầu ăn thông thường.[56]

Một phiên bản khác của dầu thải đó là chiết tách dầu từ các bộ phận động vật bị bỏ đi, mỡ và da động vật, nội tạng và thịt đã hết hạn sử dụng hoặc chất lượng thấp, sau đó nấu lên trong các thùng lớn để chiết xuất ra dầu.[57]

Một số nhà hàng rẻ tiền ở thị trường cấp thấp có hợp đồng bán dầu dài hạn cho các bên tái chế dầu thải để thu về chút lợi nhuận từ dầu ăn đã qua sử dụng của họ.[58] Các nhà hàng cấp thấp và hàng rong là những đối tượng sử dụng dầu cống rãnh nhiều nhất bởi các hộ này hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các nhà hàng lớn hơn. Dầu là một nguyên liệu khá tốn kém và hao tổn cho các nhà bếp lớn trong một số nhà hàng, do đó, việc mua dầu rẻ có thể cho phép một nhà hàng cận biên giảm chi phí chi tiêu chung. Ẩm thực Trung Hoa đại để là phụ thuộc nhiều vào dầu ăn do hầu hết các nguyên liệu đều được chiên lên, bởi thế mà giá thành bữa ăn sẽ rẻ hơn đối với những người tiêu dùng khắt khe về giá nếu như sử dụng dầu cống rãnh thay vì dầu nguyên chất.[59] Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn vì khó có thể phân biệt được dầu thải tái chế với dầu hợp pháp. Chất tẩy trắng cũng được sử dụng nhằm biến màu sẫm của dầu thải thành màu tự nhiên của dầu ăn, kèm theo các chất phụ gia kiềm, được sử dụng để trung hòa độ pH bất thường do nồng độ mỡ động vật cao gây ra.[10]

Dầu nhà bếp đã qua sử dụng có thể được mua với giá từ 859 USD đến 937 USD/tấn, trong khi thành phẩm đã được làm sạch và tinh chế có thể được bán với giá 1.560 USD/tấn.[60] Chi phí để làm ra một tấn dầu bẩn chỉ khoảng 300 Yuan (khoảng 800.000 đồng, năm 2010). Một thùng dầu ăn có thể lãi khoảng 70-80 Yuan. Như vậy, dù chỉ bán bằng một nửa giá dầu ăn bình thường, người ta vẫn có thể kiếm được khoảng 10.000 tệ một tháng.[12] Vì vậy, có một động lực kinh tế rất lớn để sản xuất và bán dầu bẩn.

Tại Việt Nam

sửa

Chẳng hạn như ở Hà Nội, có những hộ thường thu mua mỡ, dầu ăn “bẩn” của các nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn với giá khoảng 4.000 đồng/kg (2012). Sau khi thu mua, số mỡ trên được đổ vào bể chứa, lọc cặn qua lớp lưới vải để lấy mỡ trong - mỡ loại 1. Số mỡ này sẽ được dồn vào chiếc thùng sắt lớn và các thùng phuy, sau đó chiết dần ra can nhựa để bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm.[2]

Tại các chợ thì lại bán khá nhiều mỡ nước. Loại mỡ này được đóng trong can nhựa với giá từ 15.000-20.000 đồng/lít (2012). Nguyên liệu chế biến mỡ nước là nguồn mỡ lợn được thu gom tại các chợ đầu mối, các lò giết mổ, các quầy thịt ở các chợ cuối ngày, trong đó không loại trừ lợn chết, lợn bị dịch bệnh. Số mỡ này hầu hết đều có màu nhợt nhạt, thâm tím, bốc mùi khó chịu, ruồi bâu dày đặc.[2]

Do mỡ để cả ngày không được bảo quản, hơn nữa trong số mỡ chờ người đến nhận có cả mỡ của ngày hôm qua để lại nên việc bốc mùi là điều không tránh khỏi. Thông thường, mỡ lợn khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc nên các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây hại khó lường.[2]

Tại thành phố Hồ Chí Minh, một nhà hàng thải ra trung bình 20-30kg dầu ăn/ngày. Một tính toán sơ bộ cho thấy, trên toàn thành phố, lượng dầu ăn thải ra lên tới 4-5 tấn/ngày.[61] Theo nhiều tiểu thương, dầu ăn rẻ là loại dầu tái chế từ các loại thực phẩm mỡ động vật hoặc dầu thải của các khách sạn, nhà hàng lớn được tái chế lại. Dầu sản xuất tại cơ sở tư nhân, đóng vào can cho dễ vận chuyển. Khác với dầu ăn chính hãng khác, loại dầu ăn giá rẻ này có màu vàng sậm, đặc và mùi ngậy hơn. Mỗi lít được bán với giá rẻ hơn gần phân nửa những loại dầu ăn thương hiệu bán trên thị trường. Người bán hàng tại Chợ Lớn cho biết, dầu không có nhãn mác, giá rẻ là vì họ không tính phí vận chuyển, sản xuất đóng gói chai và đặc biệt là không có thuế. Với nguồn thu mua vào ban đầu, trừ chi phí tái chế và trung gian, người bán vẫn có lãi rất lớn. Tại quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT ghi rõ: "Bao bì bằng chất dẻo chứa đựng dầu, mỡ và sữa lưu thông trên thị trường chỉ được sử dụng một lần". Trên thực tế, can, thùng của các hãng dầu ăn có uy tín được thải ra sau khi sử dụng, vẫn được các chủ vựa ve chai, hoặc một số cơ sở kinh doanh mua đi bán lại cho các cơ sở kinh doanh dầu nhỏ lẻ. Những can nhựa đựng dầu ăn của các hãng được các chủ cửa hàng tận dụng để đựng dầu ăn tái chế.[35]

Ảnh hưởng sức khỏe

sửa

Dầu bẩn đã được minh chứng là gây độc hại[62], tiêu chảy và đau bụng. Việc tiêu thụ dầu cống rãnh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh tật do ngộ độc ăn uống vì dầu có thể chứa nhiều cholesterol dư thừa, chất béo trans-fat, kim loại nặng độc hại và mầm bệnh như vi khuẩn,[63] cũng như các chất gây ung thư như hydrocarbon thơm đa vòng và aflatoxin,[24][60] và từ đó dẫn đến ung thư dạ dày và gan.[59][25] Dầu ăn khi đun ở nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa và polymer hóa nên mất dinh dưỡng.[61] Zeng Jing của Bệnh viện Cảnh sát Vũ trang Quảng Đông cho biết về dầu thải: "Mỡ động vật và thực vật trong dầu thải tinh chế sẽ bị ôi thiu, oxy hóa và phân hủy sau khi nhiễm bẩn. Nó sẽ gây khó tiêu, mất ngủ, khó chịu ở gan và nhiều triệu chứng khác.".[60]

Khảo cứu của Federico Soriguer đăng trong The American Clinical Nutrition cho biết việc sử dụng đi sử dụng lại một loại dầu cũ đã được chiên nhiều lần làm nảy sinh ra hợp chất phân cực polar compounds và polymers bám vào thức ăn và có nguy cơ làm tăng huyết áp. Đại học Minnesota tại Hoa Kỳ cũng cho biết thêm, dầu thực vật qua sử dụng nhiều lần theo cách chiên ngập ở nhiệt độ quá cao (deep fry) có thể cho ra chất độc 4-hydroxy-trans-2-nonenal (HNE).[28]

Ông Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trên nguyên tắc, dầu ăn chỉ được sử dụng một lần. Dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm. Thông thường dầu mỡ ăn thải từ nhà bếp hay được thu gom từ cống rãnh nhà hàng, khách sạn chỉ được sử dụng để chế biến thành các chất khác như cồn khô, dầu mỡ bôi trơn…[64]

Bà Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị oxy hóa các acid không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Khi chúng ta ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.[2]

Do có tin đồn và lo ngại rằng các nhà hàng sử dụng dầu phế thải trong nấu nướng, một số cá nhân tại Trung Quốc đã dùng cách tự mang dầu ăn ở nhà vào nhà hàng và hướng dẫn các đầu bếp sử dụng dầu họ mang từ nhà lên khi chế biến món ăn thay vì dùng dầu ăn của chính nhà hàng.[65]

Thải bỏ một cách hợp pháp và tái sử dụng dầu thải

sửa

Các nhà sản xuất dầu bẩn hợp pháp có thể bán dầu đã qua chế biến để sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất hoặc năng lượng. Tuy nhiên, những nhà máy lọc dầu như vậy cũng có thể có hoạt động kinh doanh phụ trợ bất hợp pháp, vì giá thành đạt được khi buôn bán dưới dạng dầu ăn cao hơn nhiều so với khi bán cho ngành công nghiệp hóa chất hoặc năng lượng.

Mỡ vàng và nâu là các nguồn dầu bẩn có nguồn gốc động thực vật được chấp thuận để sử dụng trong các sản phẩm không dùng cho người, chẳng hạn như nhựa, cao su, mái hiên nhà, xà phòng, hóa mỹ phẩm, và nhiên liệu sinh học bio-fuel.[60][66][67][68][69][70][71]

Tại thành phố Thượng Hải, đã có báo cáo về hơn 2.000 xe buýt sử dụng nhiên liệu sinh học diesel làm từ dầu thải,[68] cũng như việc nhiều trạm đổ xăng tại Thượng Hải cung cấp xăng tinh chế từ dầu thải.[72] Việc tối ưu hóa một cách bền vững dầu ăn thải cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đang được khám phá, sử dụng nhiều phương pháp enzym và hóa phẩm khác nhau.[20]

Dầu phế thải tại một số quốc gia

sửa

Dầu phế thải cũng từng được sử dụng ngoài một số quốc gia châu Á. Ví dụ như ở Anh Quốc, fatberg (núi mỡ) được kéo lên từ cống rãnh ở các thành phố như LondonLiverpool từng được ghi nhận là dùng làm chế phẩm cho nhiên liệu sinh học biofuel.[73][74]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "Mạng nhện dầu cặn bã" khủng khiếp ra sao? - Tuổi Trẻ Online”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  2. ^ a b c d e f “Kinh hoàng "chế" dầu ăn từ dầu thải | Báo Dân trí”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  3. ^ Alexa Olesen "Gutter Oil: China Sounds Alarm Over Filthy Cooking Oil" Lưu trữ 5 tháng 7 2020 tại Wayback Machine. 20 July 2010
  4. ^ Max Fisher "You may never eat street food in China again after watching this video" Lưu trữ 1 tháng 9 2023 tại Wayback Machine. 28 October 2013
  5. ^ a b “Ten jailed for producing, selling 'gutter oil' - China - Chinadaily.com.cn”. www.chinadaily.com.cn. Truy cập 23 Tháng hai năm 2023.
  6. ^ The Editorial Board (18 tháng 9 năm 2014). “Opinion | Taiwan's 'Gutter Oil' Scandal”. The New York Times. Truy cập 1 Tháng Ba năm 2023.
  7. ^ “Taiwan food company boss jailed for 20 years over 'gutter oil' scandal”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập 1 Tháng Ba năm 2023.
  8. ^ Weak, Matthew Sexpat (13 tháng 9 năm 2017). “Gutter oil scandal executive sentenced to 22 years in prison | Taiwan News | 2017-09-13 16:50:04”. Taiwan News. Truy cập 1 Tháng Ba năm 2023.
  9. ^ “29年前台灣餿水油 最高判7年” [29 years ago, Taiwan gutter oil sentenced to up to seven years]. UDN (bằng tiếng Trung). 4 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ 8 tháng Mười năm 2014.
  10. ^ a b c He Jiangyong and Liu Ziqian, "Sick Slick" Lưu trữ 8 tháng 9 2014 tại Wayback Machine, NewsChina Magazine, December 2011.
  11. ^ “In the gutter”. The Economist. 29 tháng 10 năm 2011.
  12. ^ a b “Dầu phế thải lọt vào bữa ăn của người Trung Quốc - VnExpress Đời sống”. web.archive.org. 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  13. ^ Andrew Shen "China's Ministry of Health Just Inadvertently Green Lighted The Gutter Oil Industry" Lưu trữ 11 tháng 5 2013 tại Wayback Machine. Business Insider 18 October 2011
  14. ^ a b Tian Peng, Sun Lichao "Cooking Oil's Final Destination". The Economic Observer 14 November 2011
  15. ^ a b “Chinese gutter oil producer jailed for life”. Xinhau. 9 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 13 Tháng Một năm 2015. Truy cập 21 tháng Năm năm 2015.
  16. ^ a b Mark Astley Chinese officials arrest more than 100 in rotten meat-based 'gutter oil' crackdown Food Quality News, 5 April 2012
  17. ^ a b 'Proposals pouring in for testing gutter oil', China Daily, 24 May 2012.
  18. ^ “China probes 'gutter oil in medicine' claims”. BBC News. 3 tháng 9 năm 2012. Truy cập 7 tháng Mười năm 2013.
  19. ^ "Taiwan's Premier Bans Sale 235 Food Companies Products Gutter Oil Scandal". South China Morning Post
  20. ^ a b Karmee, Sanjib Kumar (2017). “Fuel not food—towards sustainable utilization of gutter oil”. Biofuels. 8 (3): 339–346. Bibcode:2017Biofu...8..339K. doi:10.1080/17597269.2016.1231952. S2CID 113998189.
  21. ^ Ankush Chibber "Edible oil or industrial oil in China". Food Navigator Asia, 25 May 2012
  22. ^ a b Lu, Fangqi (13 tháng 1 năm 2014). “China food safety hits the "gutter" (PDF). Food Control. 41: 134–138. doi:10.1016/j.foodcont.2014.01.019. The industrial chain of gutter oil has multiple links, so convicting people in the different links is difficult. Merely modifying the raw gutter oil is illicit. However, deep-processing gutter oil may not constitute an offence because it can be used to produce rubber, soap and bio-fuel. The sale of gutter oil as cooking oil may constitute a crime, but this link is underground. Therefore, in China, there are many rumours about gutter oil processing, but cases are infrequently prosecuted.
  23. ^ Lu, Fangqi (13 tháng 1 năm 2014). “China food safety hits the "gutter" (PDF). Food Safety.
  24. ^ a b c Alexa Olesen "Gutter Oil: China Sounds Alarm Over Filthy Cooking Oil". Huffington Post, 20 July 2010
  25. ^ a b Austin Ramzy, China Cracks Down on "Gutter Oil," a Substance Even Worse Than its Name, Time, 13 September 2011.
  26. ^ Xinhua News Agency Death penalties considered for 'gutter oil' crimes 24 February 2012
  27. ^ Laurie Burkitt, Chinese Gutter Oil Attains New Level of Gross, The Wall Street Journal, China Real Time Report, 3 April 2012.
  28. ^ a b “Xem những hình ảnh đáng sợ, không ai dám ăn ở đường phố”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  29. ^ “Hàng trăm tấn dầu ăn từ rác thải gây chấn động Đài Loan - Báo VnExpress Sức khỏe”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  30. ^ VnExpress. “Scandal dầu ăn bẩn liên tiếp bị phanh phui”. vnexpress.net. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  31. ^ “Nghi một điểm tái chế dầu ăn bẩn ở Thủ Đức | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  32. ^ “Đắk Lắk: Tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm, dầu ăn không rõ nguồn gốc | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh”. web.archive.org. 17 tháng 4 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  33. ^ “Dầu ăn bẩn ung dung ra thị trường, người dùng chịu hậu quả | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  34. ^ a b “Dầu "bẩn" phi tang, thịt "bẩn" biến mất”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  35. ^ a b “Mánh khóe biến dầu ăn "bẩn" thành dầu ăn thương hiệu nổi tiếng”. web.archive.org. 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  36. ^ a b “Bí mật "hành phi" - Bài 1: Thâm nhập "làng hành phi". web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  37. ^ a b “Bí mật "hành phi" - Kỳ 2: Dầu phi hành được gom từ… hố ga!”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  38. ^ a b “Bí mật "hành phi" - Kỳ 4: Phối hợp đánh án”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  39. ^ “Điều tra mở rộng "chuyên án hành phi". web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  40. ^ “Hàng chục thùng 'mỡ bẩn' dùng chế biến quẩy, bánh rán - Báo VnExpress”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  41. ^ “Cách nhận biết hành phi bằng dầu, mỡ bẩn”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  42. ^ “Rùng mình những hố ga chứa dầu phi hành”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  43. ^ “Điều tra mở rộng "chuyên án hành phi". web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  44. ^ “Hai cơ sở nấu mỡ từ phế phẩm heo, bò | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  45. ^ “Nín thở đi qua làng nghề chế biến mỡ, da động vật - Báo VnExpress”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  46. ^ “Kiểm tra hàng loạt lò chế biến mỡ, da động vật - Báo VnExpress”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  47. ^ “Dầu ăn từ rác thải Đài Loan đã xâm nhập vào Việt Nam - VnExpress Sức khỏe”. web.archive.org. 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  48. ^ “Hai loại thịt hộp chứa dầu ăn bẩn chưa lưu hành trên thị trường - Báo VnExpress”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  49. ^ “Nhếch nhác những lò "luyện" mỡ cá - Tuổi Trẻ Online”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  50. ^ Lu, Fangqi (13 tháng 1 năm 2014). “China food safety hits the "gutter" (PDF). Food Safety.
  51. ^ “China to ramp up crack-down on 'gutter oil'. Reuters. 24 tháng 4 năm 2017.
  52. ^ “China's Frightening, Unpleasant Cooking-Oil Scandal - The Atlantic”. The Atlantic. 30 tháng 10 năm 2013.
  53. ^ “Chinese restaurant staff jailed for cooking with 'gutter oil' | South China Morning Post”. 27 tháng 4 năm 2017.
  54. ^ “Chinese drug makers accused of using 'gutter oil' | News | Chemistry World”.
  55. ^ Qian Ye, Xiaofang Pei Methods for differentiating recycled cooking oil needed in China AOCS
  56. ^ Fangqi Lu, Xuli Wu [1] AOCS
  57. ^ Cao Yin and Luo Wangshu, "Rotting meat used to make illegal oil", China Daily, 4 April 2012.
  58. ^ David Barboza Recycled Cooking Oil Found to Be Latest Hazard in China The New York Times, 31 March 2010
  59. ^ a b Xinhua News Agency, Our kitchens must be freed from gutter oil, 14 September 2011.
  60. ^ a b c d Li Li In the Tank, Not on the Table The Beijing Review 17 November 2011
  61. ^ a b “Dầu ăn phế thải hóa "vàng". web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  62. ^ “Dầu được tái chế chứa rất nhiều chất độc | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh”. web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  63. ^ Li, Jia; Cui, Naixue; Liu, Jianghong (7 tháng 4 năm 2016). “Gutter oil: an overview of Chinese food safety issues and policies”. Global Health Promotion (bằng tiếng Anh). 24 (3): 75–78. doi:10.1177/1757975915623733. ISSN 1757-9759. PMC 10117420. PMID 27056431.
  64. ^ “Dầu ăn từ cống rãnh đầu độc cơ thể như thế nào - VnExpress Sức khỏe”. web.archive.org. 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  65. ^ “下水から作る「再生食用油」を根絶せよ!:日経ビジネスオンライン”. 6 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 6 Tháng tư năm 2015. Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  66. ^ “Dầu ăn phế thải hóa "vàng". web.archive.org. 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2024.
  67. ^ thebeijinger (24 tháng 4 năm 2014). “Ecology: Squeaky Clean Gutter Oil?”. www.thebeijinger.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  68. ^ a b “Over 2,000 Shanghai buses to run on biodiesel made from gutter oil - Xinhua | English.news.cn”. www.xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng tám năm 2020. Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  69. ^ hermesauto (24 tháng 8 năm 2018). “Start-up in China turns gutter oil into green fuels, tackling problem of reuse by eateries”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  70. ^ “MotionEco launches Chinese project to turn gutter oil into biofuel”. Oils & Fats International (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 22 tháng Chín năm 2020. Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  71. ^ Karmee, Sanjib Kumar (27 tháng 9 năm 2016). “Fuel not food—towards sustainable utilization of gutter oil”. Biofuels (bằng tiếng Anh). 8 (3): 339–346. Bibcode:2017Biofu...8..339K. doi:10.1080/17597269.2016.1231952. ISSN 1759-7269. S2CID 113998189.
  72. ^ “Gutter oil target to be met as gas sales grow”. SHINE (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  73. ^ September 2017, Mindy Weisberger 19 (19 tháng 9 năm 2017). “London's 143-Ton 'Fatberg' Gets Second Chance As Biofuel”. livescience.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.
  74. ^ “90-tonne fatberg in Liverpool to be converted into biofuels | Biofuels International Magazine”. biofuels-news.com (bằng tiếng Anh). 21 tháng 2 năm 2019. Truy cập 10 tháng Chín năm 2020.