Danh sách vua Sparta kể chi tiết về các nhà lãnh đạo quan trọng của thành bang Sparta tại Hy LạpPeloponnesus. Sparta trông hơi khác với các thành bang Hy Lạp ở chỗ nó duy trì vương quyền trải qua thời kỳ cổ xưa. Thậm chí còn bất thường hơn ở chỗ có hai vua cùng một lúc, gọi là Archagetai bắt nguồn từ hai dòng tộc riêng biệt.[1][n 1] Theo truyền thống của người Sparta thì hai dòng tộc AgiadEurypontid, lần lượt được truyền từ cặp song sinh EurysthenesProcles, hậu duệ của Heracles được cho là đã chinh phục Sparta trải qua hai thế hệ sau cuộc chiến thành Troia. Tuy nhiên, các triều đại lại được đặt theo tên những đứa cháu của cặp song sinh là các vua Agis I và Eurypon. Dòng tộc Agiad được coi là cao quý hơn dòng tộc Eurypontid.[3] Mặc dù đây là danh sách vua Sparta với ngụ ý từ thời xa xưa nhưng có rất ít bằng chứng cho sự tồn tại của bất kỳ vị vua nào trước giữa thế kỷ thứ 6 TCN, hay như vậy. Vua Sparta thường nhận được sự tôn vinh anh hùng sau khi mất giống như các vị vua Cyrene của người Doria.[4] Những đứa con đầu lòng của nhà vua thì hiển nhiên sẽ là người kế vị, chỉ những đứa con trai Sparta mới được miễn gia nhập Agoge, tuy nhiên họ được phép tham gia nếu muốn vì điều này sẽ giúp gia tăng uy tín khi lên ngôi.

Vua trong truyền thuyết

sửa

Người Hy Lạp cổ đại đặt tên nam trước cha của họ, tạo ra một cái tên theo tên cha bằng cách gắn thêm hậu tố -id-; lấy ví dụ, con trai của Atreus là Atreid. Trong trường hợp hoàng gia thì tên cha được hình thành từ người sáng lập hoặc là một con số đáng kể đầu trở thành tuổi của triều đại. Một gia đình cầm quyền có thể theo cách này có một số tên triều đại; ví dụ, Agis I đặt tên là Agiad, nhưng ông là một Heraclid và do đó là con cháu của vị anh hùng này.

Trong trường hợp gốc gác không được biết đến hoặc thiếu sót để biết người Hy Lạp thực hiện một vài giả định tiêu chuẩn dựa trên hệ tư tưởng văn hóa của họ. Một người được coi là một bộ lạc, cho là có nguồn gốc từ một tổ tiên mang tên đó. Ông ta phải là một vị vua sáng lập một triều đại dựa theo tên mình. Sự thần thoại hóa được mở rộng ngay cả việc đặt tên. Họ cho là đã được đặt tên dựa theo các vị vua và thần thánh. Nhà vua thường trở thành các vị thần trong tôn giáo của họ.

Lelegid

sửa

Dòng dõi này là hậu duệ của Lelex, tổ tiên của Leleges, một bộ lạc Pelasgia sống ở thung lũng Eurotas trước cả người Hy Lạp, mà theo nguồn gốc thần thoại đã hợp nhất với người Hy Lạp.

Năm Lelegid Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 1600 TCN Lelex Con trai của Poseidon hoặc Helios và cũng có thể là người bản địa
khoảng 1575 TCN Myles Con trai của Lelex
khoảng 1550 TCN Eurotas Con trai của Myles, cha của Sparta

Lacedaemonid

sửa

Dòng dõi Lacedaemon bao gồm cả người Hy Lạp từ thời đại huyền thoại, giờ được coi như là thời đại đồ đồng ở Hy Lạp. Trong ngôn ngữ gốc thần thoại, vương quyền từ thời Leleges chuyển qua người Hy Lạp.

Năm Lacedaemonid Thông tin đáng chú ý khác
? Lacedaemon Con trai của Zeus, chồng của Sparta
? Amyklas Con trai của Lacedaemon. Ông là người lập nên thành Amyklai
? Argalos Con trai của Amyklas
? Kynortas Con trai của Amyklas
? Perieres Con trai của Kynortas
? Oibalos Con trai của Kynortas
? Tyndareos (Triều đại đầu tiên); Con trai của Oibalos và cha của Helen
? Hippocoon Con trai của Oibalos và là em trai của Tyndareos
? Tyndareos (Triều đại thứ hai)
Niên đại (chỉ có "?") chưa được xác định

Atreid

sửa

Atreidai (Latin: Atreidae) thuộc thời kỳ đồ đồng, hoặc thời kỳ Mycenae. Trong thần thoại họ thuộc giống người Perseides. Như cái tên của Atreus được chứng thực trong các tài liệu cổ của Hittite, triều đại này cũng có thể là thời kỳ nguyên thủy trong lịch sử.

Năm Atreid Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 1250 TCN Menelaus Con trai của Atreus và là chồng của Helen
khoảng 1150 TCN Orestes Con trai của Agamemnon và là cháu trai của Menelaus
? Tisamenos Con trai của Orestes
khoảng 1100 TCN Dion Chồng của Amphithea, con gái của Pronax
Niên đại (chỉ có "?") chưa được xác định

Heraclid

sửa

Các vị vua Sparta như Heracleidae đã tuyên bố mình thuộc dòng dõi Hercules, mà mẹ ông lại là hậu duệ của Perseus. Không được phép đến Peloponnesus, ông đã lao vào sống một đời phiêu bạt. Họ có uy thế tại thung lũng Eurotas với người Doria mà ít nhất là trong truyền thuyết, đã tiến vào trong một cuộc xâm lược gọi là sự trở lại của Heracleidae; đánh đuổi dòng tộc Atreid và ít nhất một số dân cư Mycenae.

Năm Heraclid Thông tin đáng chú ý khác
? Aristodemos Con trai của Aristomachos và là chồng của Argeia
? Theras (nhiếp chính) Con trai của Autesion và là em vợ Argeia của Aristodemos;[n 2] nắm quyền nhiếp chính cho bầy cháu là Eurysthenes và Procles.
Niên đại (chỉ có "?") chưa được xác định

Nhà Agis

sửa

Triều đại này được đặt theo tên của vị vua thứ hai là Agis.

Năm Agis Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 930 TCN Eurysthenes Sự trở về của Heracleidae
khoảng 930 – 900 TCN[n 3] Agis I Nô dịch hóa người Helot
khoảng 900 – 870 TCN Echestratos Trục xuất người Cynurias[n 4] giành lại quyền bính.
khoảng 870 – 840 TCN Labotas[n 5]
khoảng 840 – 820 TCN Doryssos
khoảng 820 – 790 TCN Agesilaos I
khoảng 760 – 758 TCN Teleclos Bị người Messenia giết
khoảng 758 – 741 TCN Alcamenes Chiến tranh Messenia lần thứ nhất bắt đầu
khoảng 741 – 665 TCN Polydoros Chiến tranh Messenia thứ hai bắt đầu; Bị chính Chấp chính quan Athena là Polemarchos giết chết[5]
khoảng 665 – 640 TCN Eurycrates
khoảng 640 – 615 TCN Anaxander
khoảng 615 – 590 TCN Eurycratides
khoảng 590 – 560 TCN Leon
khoảng 560 – 520 TCN Anaxandridas II Trận những Gông cùm
khoảng 520 – 490 TCN Cleomenes I Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư bắt đầu
khoảng 490 – 480 TCN Leonidas I Trận Thermopylae
khoảng 480 – 459 TCN Pleistarchos Chiến tranh Peloponnesus lần thứ nhất bắt đầu
khoảng 459 – 409 TCN Pleistoanax Chiến tranh Peloponnesus lần thứ hai bắt đầu
khoảng 409 – 395 TCN Pausanias Giúp khôi phục nền dân chủ ở Athena; quyền bá chủ Sparta
khoảng 395 – 380 TCN Agesipolis I Chiến tranh Corinth bắt đầu
khoảng 380 – 371 TCN Cleombrotos I
khoảng 371 – 369 TCN Agesipolis II[n 6]
khoảng 369 – 309 TCN Cleomenes II Chiến tranh Thần thánh lần thứ ba bắt đầu
khoảng 309 – 265 TCN Areos I Thiệt mạng trong cuộc chiến chống lại Aristodemos, bạo chúa Megalopolis
khoảng 265 – 262 TCN Acrotatos II
khoảng 262 – 254 BC Areos II[6]
khoảng 254 – 242 TCN Leonidas II Một thời gian ngắn bị lật đổ trong khi lưu vong để tránh xét xử
khoảng 242 – 241 TCN Cleombrotos II
khoảng 241 – 235 TCN Leonidas II
khoảng 235 – 222 TCN Cleomenes III

Nhà Eurypon

sửa

Triều đại này được đặt theo tên của vị vua thứ ba Eurypon. Danh sách không có Lycurgus, nhà lập pháp, một người con út của Eurypon, giữ vai trò nhiếp chính trong thời gian ngắn cho ấu vương Charilaus (780–750 BC) hay cho Labotas (870–840 BC) thuộc dòng Agis.

Năm Eurypon Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 930 TCN Procles Sự trở về của Heracleidae
khoảng 890 BC Soos[n 7][7] Con trai của Procles và là cha của Eurypon.
khoảng 890 – 860 TCN Eurypon
khoảng 860 – 830 TCN Prytanis
khoảng 830 – 800 TCN Polydectes
khoảng 800 – 780 TCN Eunomos
khoảng 780 – 750 TCN Charilaos Ấu vương, học trò và là cháu trai của nhà cải cách Sparta Lykourgos; Chiến tranh với người Argives và phá hủy thị trấn biên giới Aegys trong trận Tegea.
khoảng 750 – 725 TCN Nicander Chiến tranh Messenia lần thứ nhất bắt đầu.
khoảng 725 – 675 TCN Theopompos Chiến tranh Messenia lần thứ hai bắt đầu.
khoảng 675 – 645 TCN Anaxandridas I
khoảng 645 – 625 TCN Zeuxidamos
khoảng 625 – 600 TCN Anaxidamos
khoảng 600 – 575 TCN Archidamos I
khoảng 575 – 550 TCN Agasicles[8] Cùng thời với Leonidas I; Kết thúc cuộc Chiến tranh Messenia.
khoảng 550 – 515 TCN Ariston Trận những Gông cùm.
khoảng 515 – 491 TCN Demaratos Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư bắt đầu.
khoảng 491 – 469 TCN Leotychidas
khoảng 469 – 427 TCN Archidamos II Chiến tranh Peloponnesus lần thứ nhất; Chiến tranh Peloponnesus lần thứ hai bắt đầu
khoảng 427 – 401 TCN[n 8] Agis II Sparta giành quyền bá chủ; mang quân tấn công Epidaurus, Leuctra,[n 9] Caryao, OrchomenosMantinela; xâm lược Argolis; Hội đồng chiến tranh[n 10] được thành lập để kiểm tra quyền hạn của ông.
khoảng 401[n 8] – 360 TCN Agesilaos II Chiến tranh Corinth bắt đầu
khoảng 360 – 338 TCN Archidamos III Chiến tranh Thần thánh lần thứ ba bắt đầu
khoảng 338 – 331 TCN Agis III
khoảng 331 – 305 TCN Eudamidas I
khoảng 305 – 275 TCN Archidamos IV
khoảng 275 – 245 TCN Eudamidas II
khoảng 245 – 241 TCN Agis IV
khoảng 241 – 228 TCN Eudamidas III
khoảng 228 – 227 TCN Archidamos V
khoảng 227 – 221 TCN Eucleidas Thực ra là một người thuộc dòng Agis được Cleomenes III[n 11] đưa lên ngôi nhằm thay thế Archidamos V.

Quân chủ cộng hòa

sửa

Sau thất bại của Cleomenes III khi chống lại Antigonos III Doson của MacedonLiên minh Achaea trong trận Sellasia, hệ thống Sparta bắt đầu bị phá vỡ. Sparta trở thành một nước cộng hòa từ năm 221 đến 219 TCN. Chế độ quân chủ song song lại được phục hồi vào năm 219 TCN.

Năm Quân chủ Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 219 – 215 TCN Agesipolis III vị vua cuối cùng của nhà Agis, sau bị Lykourgos phế truất
khoảng 219 – 210 TCN Lykourgos
khoảng 210 – 206 TCN Pelops Con trai của Lykourgos và là vị vua cuối cùng từ một trong các triều đại cũ

Bạo chúa

sửa
Năm Bạo chúa Thông tin đáng chú ý khác
khoảng 210–207 TCN Machanidas nhiếp chính cho Pelops
khoảng 206–192 TCN Nabis nhiếp chính đầu tiên cho Pelops, về sau tiếm vị, tuyên bố gốc gác vua Demaratus dòng Eurypon
khoảng 192 TCN Laconikos vị vua nổi tiếng nhất của Sparta thuộc dòng dõi Heraclid

Kể từ đây Sparta chính thức bị Liên minh Achaea sáp nhập vào năm 192 TCN.

Chú thích và tham khảo

sửa
Chú thích
  1. ^ Hy Lạp: ἀρχαγέται, archagétai, số nhiều ἀρχαγέτας, archagétas, Dạng Doric của ἀρχηγέτης, archēgétēs.[2]
  2. ^ Một Cadmid dòng dõi Theban.
  3. ^ Theo Apollodorus thành Athena.
  4. ^ Cynuria được cho là đã bị xâm chiếm bởi Cynurus; lũ cướp xứ Cynurensia khá phổ biến trong nội địa.
  5. ^ Hoặc là Labotes, Leobotes.
  6. ^ Agesilaos II là một vị vua Sparta xuất chúng, khi được hỏi đức hạnh, dũng cảm hay công lý cái nào hơn, ông đã trả lời: "Không có công lý hỗ trợ, dũng cảm chẳng được gì; và nếu như mọi người đều như vậy, sẽ chẳng cần đến sự dũng cảm".
  7. ^ Liên quan đến một giai thoại về sự nhẫn nại và kiên quyết hơn hết thảy của Sous, gồm có một trong những đoạn mô tả mà Cicero chỉ trích là rất không bình thường về mặt trí tuệ. Nhân một lần bị quân địch vây quanh tại một nơi mà quân đội của ông rất khổ sở vì thiếu nước, ông bèn đàm phán với họ, hứa sẽ trả lại tất cả những nơi mà ông đã chiếm lấy, với điều kiện ông và tất cả binh sĩ phải được tới uống nước suối ở một khoảng cách nhỏ bên ngoài doanh trại. Khi hiệp ước được thông qua, Đầu tiên ông phải cố gắng trước lời đề nghị với phần thưởng không ít hơn cả vương quốc của mình để thuyết phục một số binh sĩ kiềm chế cơn khát; nhưng khi tất cả bọn họ từ chối, thì chính ông chỉ rắc một số giọt nước lên mặt, và sau đó chẳng uống một ngụm nào, từ chối thực hiện các điều kiện quy định trả lại các nơi đã chiếm giữ: lấy lý do tránh việc cướp đoạt lợi ích của kẻ thù mà họ được hưởng bằng cách cho phép ông và quân đội của mình được tiếp cận với đài phun nước để uống, nếu họ muốn.
  8. ^ a b Hoặc 427 – 400 TCN.
  9. ^ Và một lần nữa, sau lễ hội Carnea.
  10. ^ Gồm 10 người Sparta.
  11. ^ Có thể là em của Eucleidas.
Tham khảo
  1. ^ Hall, Johnathan. A History of the Ancient Greek World. Blackwell.
  2. ^ ἀρχαγέτας, ἀρχηγέτης. Liddell, Henry George; Scott, Robert; A Greek–English Lexicon at the Perseus Project.
  3. ^ Cartledge, Paul, The Spartans, Vintage Books, 2003.
  4. ^ Pindar and the cult of heroes. By Bruno Currie Page 245 ISBN 0-19-927724-9.
  5. ^ A Classical Dictionary By John Lemprière. Pg 618.
  6. ^ A Prosopography of Lacedaemonians, Part 396. By Alfred S. Bradford. Page 44.
  7. ^ Edward William Whitaker. A Complete System of Universal History, Volume 1. 1821. Pg 417.
  8. ^ Plutarch's Lives: Marcus Crassus.-Sertorius.-Eumenes.-Agesilaus.-Pompeius. By Plutarch.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa