Dimercaprol
Dimercaprol, hay còn được gọi là thuốc chống Lewisite của người Anh (BAL), là một loại thuốc được sử dụng để điều trị ngộ độc cấp tính do nhiễm asen, thủy ngân, vàng và chì.[3] Chúng cũng có thể được sử dụng khi bị ngộ độc antimon, thallium, hoặc bismuth, nhưng bằng chứng chỉ ra rằng hiệu quả là không cao.[3][4] Chúng được dùng bằng cách tiêm vào cơ bắp.[3]
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | BAL in Oil |
Đồng nghĩa | 2,3-Dimercaptopropanol British Anti-Lewisite 2,3-dithiopropanol 2,3-Dimercaptopropan-1-ol (no longer recommended[1]) British antilewisite |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | Tiêm vào cơ |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Bài tiết | Urine[2] |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.000.394 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C3H8OS2 |
Khối lượng phân tử | 124.225 g mol−1 |
Mẫu 3D (Jmol) | |
Tỉ trọng | 1.239 g cm−3 g/cm3 |
Điểm sôi | 393 °C (739 °F) at 2.0 kPa |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
|
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm huyết áp cao, đau tại chỗ tiêm, nôn mửa và sốt.[3] Thuốc không được khuyến cáo ở những người bị dị ứng đậu phộng.[3] Vẫn chưa rõ là liệu sử dụng trong thai kỳ có an toàn cho em bé hay không.[3] Dimercaprol hoạt động bằng cách gắn kết với các kim loại nặng.[3]
Dimercaprol lần đầu tiên được sử dụng trong Thế Chiến II.[5] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị có giá hơn 200 USD.[7]
Sử dụng y tế
sửaDimercaprol từ lâu đã là trụ cột của liệu pháp tạo phức chất cho trường hợp ngộ độc chì hoặc asen,[8] và đến nay, đây vẫn là một loại thuốc thiết yếu.[9] Chúng cũng được sử dụng như một thuốc giải độc cho vũ khí hóa học Lewisite. Tuy nhiên, bởi vì thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu cũng đã theo đuổi phát triển các chất tương tự ít độc hại hơn,[8] như succimer.
Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền, trong đó đồng tích tụ bên trong gan và các mô khác. Dimercaprol là một tác nhân tạo phức chất đồng đã được chấp thuận bởi FDA để điều trị bệnh Wilson.[10]
Chú thích
sửa- ^ Nomenclature of Organic Chemistry: IUPAC Recommendations and Preferred Names 2013 (Blue Book). Cambridge: The Royal Society of Chemistry. 2014. tr. 697. doi:10.1039/9781849733069-FP001. ISBN 978-0-85404-182-4.
The prefixes ‘mercapto’ (–SH), and ‘hydroseleno’ or selenyl (–SeH), etc. are no longer recommended.
- ^ Poisoning in Children (bằng tiếng Anh). Jaypee Brothers Publishers. 2013. tr. 70. ISBN 9789350257739.
- ^ a b c d e f g “Dimercaprol”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 62. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Greenwood, David (2008). Antimicrobial Drugs: Chronicle of a Twentieth Century Medical Triumph (bằng tiếng Anh). OUP Oxford. tr. 281. ISBN 9780199534845. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 470. ISBN 9781284057560.
- ^ a b Flora, SJ; Pachauri, V (2010), “Chelation in metal intoxication”, International Journal of Environmental Research and Public Health, 7 (7): 2745–2788, doi:10.3390/ijerph7072745, PMC 2922724, PMID 20717537.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines” (PDF). World Health Organization. tháng 10 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
- ^ Leggio, L; Addolorato, G; Abenavoli, L; Gasbarrini, G (2005). “Wilson's disease: clinical, genetic and pharmacological findings”. International journal of immunopathology and pharmacology. 18 (1): 7–14. doi:10.1177/039463200501800102. PMID 15698506.