Epitheria bao gồm tất cả các loài thú có nhau thai ngoại trừ Xenarthra. Đặc trưng chung của các loài thú Epitheria là có xương bàn đạp hình bàn đạp ngựa ở tai giữa để cho phép tạo ra lối đi của một mạch máu. Điều này tương phản với xương bàn đạp hình cột ở Marsupialia, MonotremataXenarthra. Chúng cũng có xương mác ngắn hơn xương chày.

Epitheria
Thời điểm hóa thạch: Creta - Nay
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theriiformes
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria
Đại bộ (magnordo)Epitheria
Các bộ và nhánh

Epitheria — cũng như XenarthraAfrotheria — xuất phát từ sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen cách nay 66 triệu năm, với sự đa dạng hóa động vật có thai nhau xuất hiện trong vòng vài trăm ngàn năm đầu tiên sau sự kiện K-Pg và các bộ thú có nhau thai hiện đại đầu tiên bắt đầu xuất hiện khoảng 2-3 triệu năm sau đó[1].

Tính đơn ngành của Epitheria từng bị thách thức bởi các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử[2]. Trong khi phân tích sơ bộ một tập hợp các retroposon chia sẻ chung giữa AfrotheriaBoreoeutheria hỗ trợ nhánh Epitheria[3] thì phân tích bao quát hơn của các đoạn chèn transposon vào khoảng thời gian phân chia của Xenarthra, Afrotheria và Boreoeutheria lại hỗ trợ mạnh cho giả thuyết về nguồn gốc gần như đồng thời của 3 liên bộ thú này[4][5]

Phát sinh chủng loài sửa

Eutheria

Xenarthra

Epitheria

Afrotheria

Boreoeutheria

Euarchontoglires

Laurasiatheria

Các giả thiết thay thế sửa

Các giả thiết thay thế xếp hoặc AtlantogenataBoreoeutheria, hoặc Afrotheria và Exafroplacentalia (Notolegia) vào gốc của cây phát sinh chủng loài:

Atlantogenata sửa

Một phân tích năm 2012 gợi ý rằng gốc của Eutheria nằm giữa AtlantogenataBoreoeutheria[6]. Một phân tích Bayes năm 2013 cũng cho rằng giả thuyết Atlantogenata có ưu thế hơn so với 2 giả thuyết kia.[7].

Eutheria
Boreoeutheria

Euarchontoglires

Laurasiatheria

Atlantogenata

Xenarthra

Afrotheria

Exafroplacentalia sửa

Giả thiết Exafroplacentalia hay Notolegia được đề xuất năm 2001 trên cơ sở nghiên cứu phân tử[3][8].

Exafroplacentalia đặt Xenarthra làm nhóm chị em với Boreoeutheria (gồm LaurasiatheriaEuarchontoglires)[9].

Eutheria

Afrotheria

Exafroplacentalia

Xenarthra

Boreoeutheria

Euarchontoglires

Laurasiatheria

Chú thích sửa

  1. ^ O'Leary, MA; Bloch, JI; Flynn, JJ; Gaudin, TJ (ngày 8 tháng 2 năm 2013). Giallombardo, A; Giannini, NP; Goldberg, SL; Kraatz, BP; Luo, ZX; Meng, J; Ni, X: Novacek, MJ; Perini, FA; Randall, ZS; Rougier, GW; Sargis, EJ; Silcox, MT; Simmons, NB; Spaulding, M; Velazco, PM; Weksler, M; Wible, JR; Cirranello, AL. “The Placental Mammal Ancestor and the Post–K-Pg Radiation of Placentals” (PDF). Science. 339 (6120): 662–7. doi:10.1126/science.1229237. OCLC 827160921. PMID 23393258. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Springer Mark S., Michael J. Stanhope, Ole Madsen, Wilfried W. de Jong. 2004. Molecules consolidate the placental mammal tree Lưu trữ 2016-07-29 tại Wayback Machine" Trends in Ecology and Evolution 19:430–438.
  3. ^ a b Kriegs Jan Ole, Gennady Churakov, Martin Kiefmann, Ursula Jordan, Juergen Brosius, Juergen Schmitz. (2006) Retroposed Elements as archives for the evolutionary history of placental mammals" PLoS Biol 4(4) e91.
  4. ^ Nishihara H., Maruyama S. & Okada N. 2009. Retroposon analysis and recent geological data suggest near-simultaneous divergence of these three superorders of mammals. PNAS 106: 5235-40.
  5. ^ Churakov G., Kriegs J.O., Baertsch R., Zemann A., Brosius J. & Schmitz J. 2009. Mosaic retroposon insertion patterns in placental mammals. Genome Research 19: 868-75, doi:10.1101/gr.090647.108.
  6. ^ Song S, Liu L, Edwards SV, Wu S (2012) Resolving conflict in eutherian mammal phylogeny using phylogenomics and the multispecies coalescent model. Proc Natl Acad Sci USA 109(37):14942-7, doi:10.1073/pnas.1211733109
  7. ^ Morgan CC, Foster PG, Webb AE, Pisani D, McInerney JO, O'Connell MJ (2013) Heterogeneous models place the root of the placental mammal phylogeny. Mol Biol Evol 30(9): 2145-256 doi:10.1093/molbev/mst117
  8. ^ Murphy W.J., Pringle T.H., Crider T.A., Springer M.S. & Miller W. 2007. Using genomic data to unravel the root of the placental mammal phylogeny. Genome Research 17:413-421.
  9. ^ Goloboff Pablo A.; Catalano Santiago A.; Mirande J. Marcos; Szumik Claudia A.; Arias J. Salvador; Källersjö Mari; Farris James S. (2009). "Phylogenetic analysis of 73 060 taxa corroborates major eukaryotic groups". Cladistics 25 (3): 211–230. doi:10.1111/j.1096-0031.2009.00255.x