Eurovision Asia Song Contest

Eurovision Asia Song Contest, hay Cuộc thi Ca khúc Châu Á Truyền hình châu Âu sẽ được tổ chức sắp tới là một phiên bản Châu Á-Thái Bình Dương của Cuộc thi Ca khúc Truyền hình châu Âu - Eurovision Song Contest, cuộc thi đã được sản xuất trong hơn 60 năm qua. Cuộc thi đầu tiên sẽ chỉ bao gồm một buổi diễn và chưa được lên lịch mặc dù dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2019.

Thể loạiCuộc thi ca hát
Dựa trênEurovision Song Contest
Ngôn ngữTiếng Anh
Số tậpMùa đầu tiên
Sản xuất
Địa điểmChưa diễn ra
Đơn vị sản xuất
Trình chiếu
Phát sóngTBA (TBA) (mùa đầu tiên)
Thông tin khác
Chương trình liên quan
Liên kết ngoài
Website chính thức
Trang mạng chính thức khác

Quá trình sửa

Vào tháng 3 năm 2016, thông báo thỏa thuận giữa Liên hiệp Phát sóng châu Âu (EBU) và đài phát thanh truyền hình SBS của Úc[1] đã cho kênh này quyền tạo ra một phiên bản của Eurovision Song Contest của riêng các quốc gia Châu Á cạnh tranh tương tự như phiên bản châu Âu.[2] Các quy tắc và định dạng cho cuộc thi mới đang trong giai đoạn phát triển giữa đài SBS của Úc và đối tác sản xuất Blink TV của họ. Cuộc thi đầu tiên, tuy chưa được đặt tên, được dự định tổ chức tại Úc vào năm 2017.

Trong buổi phỏng vấn trực tuyến với ESC Daily Show tháng 5 năm 2016, Paul Clarke - Giám đốc Blink TV đã tiết lộ thêm chi tiết về kế hoạch cho cuộc thi đầu tiên, dự kiến ​​vào tháng 3 năm 2017 với tổng cộng 12 quốc gia cho năm đầu. Ông cũng tiết lộ về điều kiện tham gia cuộc thi cho thấy 68 quốc gia tiềm năng cho cuộc thi, bao gồm cả các quốc gia ở phía đông như QatarUAE đến tận Tahiti ở phía tây.[3] Tháng 7 năm 2016, có bốn quốc gia đã xác nhận hoặc thể hiện sự quan tâm đối với cuộc thi mở đầu, bao gồm cả nước chủ nhà Úc, Trung Quốc, Nhật BảnHàn Quốc.[4]  Tháng 5 năm 2017, ba thành phố Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Sydney (Úc) đã thể hiện sự quan tâm đến việc tổ chức cuộc thi đầu tiên - vừa được hoãn lại vào năm 2018 do những khó khăn về tổ chức và các vấn đề chính trị. Sydney được đánh giá cao nhờ sự tham gia của đài SBS Úc, trong khi chính quyền thành phố Singapore đã đưa ra mức kinh phí dự trù 4 triệu đô để tổ chức cuộc thi.[5]

Cuộc thi đã được chính thức xác nhận vào ngày 18 tháng 8 năm 2017 bởi Liên hiệp Phát sóng châu Âu (EBU). Đây là sự kiện mới nhất do EBU đưa ra kể từ cuộc thi Hợp xướng của năm Truyền hình Châu Âu - Eurovision Choir of the Year sản xuất vào năm 2017.[6]

Bất chấp những suy đoán ban đầu, cuộc thi sẽ không giới hạn với các thành viên của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU). Blink TV, đội sản xuất đứng sau chương trình, đã xác nhận rằng các đơn vị tiềm năng sẽ trải dài khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bất kể đất nước đó có kênh quốc gia là thành viên đầy đủ của ABU hay không hay bất kể lý do chính trị nào. Ví dụ như Hồng KôngMa Cao có thể tham gia Cuộc thi với tư cách độc lập, hay Đài Loan cũng có thể tham dự bất chấp tranh chấp với Trung Quốc như tại Thế vận hội.[7]

Định dạng sửa

Sau khi ý tưởng cuộc thi được thông qua vào tháng 3 năm 2016,[8] nó đã được chính thức xác nhận vào ngày 18 tháng 8 năm 2017.[9] Định dạng này sẽ gần giống với Eurovision Song Contest. Sự khác biệt duy nhất là chỉ có một trận chung kết trực tiếp, thay vì bao gồm cả hai trận bán kết với 20 quốc gia tham gia.

Quốc gia tham gia sửa

Các quốc gia sau đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia cuộc thi:[5]

Năm Quốc gia
2018

Quốc gia chủ nhà sửa

Hầu hết các chi phí của cuộc thi được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ và sự đóng góp từ các quốc gia tham dự. Cuộc thi được coi là một cơ hội đặc biệt để quảng bá du lịch cho đất nước chủ nhà. Dưới đây là danh sách các thành phố và địa điểm đã tổ chức Eurovision Asia Song Contest một hoặc nhiều lần. Cuộc thi trong tương lai được thể hiện in nghiêng.

Cuộc thi Chủ nhà Thành phố Địa điểm Năm
1 Chưa diễn ra Chưa diễn ra Chưa diễn ra

Đại diện Việt Nam sửa

Hiện tại, Việt Nam chưa đưa ra thông tin về sự quan tâm hay xác nhận sẽ tham gia Cuộc thi. Tuy nhiên, trong một bài viết gần đây trên trang web chính thức của Cuộc thi, Sơn Tùng M-TP là ca sĩ Việt Nam duy nhất được nhắc đến là ca sĩ xứng đáng trở thành đại diện cho Việt Nam nếu tham dự, bên cạnh các tên tuổi lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các nghệ sĩ từ Indonesia, Philippines[10]. Bài viết đã gọi Sơn Tùng M-TP"người được ưa chuộng nhất/quan trọng nhất lúc này" (nguyên văn: the man-of-the-moment). Một số bài báo nước ngoài cũng liệt kê những thành tích, sức ảnh hưởng của anh tại Việt Nam cũng như nước ngoài; và dùng nhiều từ hoa mỹ để đề cập đến ứng viên tiềm năng của Việt Nam như một nghệ sĩ đa tài và có tố chất.[11][12]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b tránh nhầm lẫn với đài SBS Hàn Quốc
  2. ^ Granger, Anthony (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “Asia: SBS to create Eurovision Song Contest in Asia”. eurovoix.com. Eurovoix. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ Granger, Anthony (ngày 7 tháng 5 năm 2016). “Asiavision 12 countries the aim for the first contest”. eurovoix-world.com. Eurovoix. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ Granger, Anthony (ngày 11 tháng 7 năm 2016). “Eurovision Asia up to 20 countries can compete”. eurovoix-world.com. Eurovoix. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ a b “Three cities interested in hosting Eurovision Asia”. eurovoix-world.com. Eurovoix. ngày 19 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Trustram, Matthew. “Choir of the Year 2017”. ebu.ch. European Broadcasting Union. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ “Eurovision Asia: Full membership in the ABU is NOT required to participate in the song contest”. wiwibloggs. ngày 28 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ Jordan, Paul (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “Eurovision Song Contest concept to be developed in Asia!”. eurovision.tv. European Broadcasting Union. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ Jordan, Paul (ngày 18 tháng 8 năm 2017). “The Greatest Song Contest in the World is coming to Asia!”. eurovision.tv. European Broadcasting Union. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ “MUSIC IN ASIA”. EurovisionAsia.tv, Official website of the Eurovision Asia Song Contest.
  11. ^ “LIST: Ten acts we want to see at Eurovision Asia”. ESCXTRA.
  12. ^ “EUROVISION ASIA: SHOULD SON TUNG M-TP SING FOR VIETNAM?”. WIWIBLOGGS.

Liên kết ngoài sửa