Fabiola, Vương hậu Bỉ

Fabiola, Vương hậu Bỉ (Fabiola de Mora y Aragón; 11 tháng 6 năm 1928 – 5 tháng 12 năm 2014) là vợ của Vua Baudouin của Bỉ. Bà là Hoàng hậu Bỉ từ năm 1960 đến khi Vua Baudouin băng hà năm 1993. Do bà và Vua Baudouin không có con nối dõi nên ngai vàng được truyền lại cho em trai của ông là Vua Albert II.

Fabiola de Mora y Aragón
HM Vương hậu Bỉ
HE Doña Fabiola de Mora y Aragón
Hoàng hậu Bỉ
Tại vị15 tháng 12 năm 1960 – 31 tháng 7 năm 1993
Tiền nhiệmAstrid của Thụy Điển
Kế nhiệmPaola Ruffo di Calabria
Thông tin chung
Sinh(1928-06-11)11 tháng 6, 1928
Madrid, Tây Ban Nha
Mất5 tháng 12, 2014(2014-12-05) (86 tuổi)
Brussels, Bỉ
Phu quânBaudouin của Bỉ
Tên đầy đủ
Fabiola Fernanda María de las Victorias Antonia Adelaida
Vương tộcNhà Saxe-Coburg và Gotha
(sau khi kết hôn)
Thân phụGonzalo de Mora y Fernández, Riera del Olmo, Comte de Mora, Hầu tước của Casa Riera, Bá tước xứ Mora
Thân mẫuBlanca de Aragón y Carrillo de Albornoz Barroeta-Aldamar y Elío

Thiếu thời

sửa

Hoàng hậu Fabiola sinh ngày 11 tháng 6 năm 1928 tại lâu đài của gia đình de Mora y Aragón ở Calle Zurbano thuộc thành phố Madrid của Tây Ban Nha. Bà là con gái thứ tư của Gonzalo de Mora y Fernández, Riera del Olmo, Comte de Mora, Hầu tước thứ tư của Casa Riera, Bá tước thứ 2 xứ Mora (1887 – 1957) và Blanca de Aragón y Carrillo de Albornoz, Barroeta-Aldamar y Elío (1892 – 1981). Bà cũng là chị gái của nam diễn viên người Tây Ban Nha Jaime de Mora y Aragón. Mẹ đỡ đầu của bà là Hoàng hậu Victoria Eugenia của Tây Ban Nha.

Trước khi kết hôn, bà đã từng phát hành album Los doce cuentos maravillosos bao gồm 12 câu chuyện cổ tích, trong đó, câu chuyện "Cây bông súng Ấn Độ" đã được trang trí thành một lều riêng biệt trong công viên giải trí Efteling ở Hà Lan năm 1966.

Theo nhiều nguồn tin chính thức thì bên cạnh tiếng Tây Ban Nha, Hoàng hậu Fabiola còn có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Pháp, Hà Lan, Anh, ĐứcÝ.[1]

Hôn nhân

sửa
 
Vua và hoàng hậu năm 1962

Ngày 15 tháng 12 năm 1960, Fabiola kết hôn với Vua Baudouin của Bỉ. Hôn lễ được cử hành tại Thánh đường St. Michael và St. Gudula thuộc Vương quốc Bỉ. Tại lễ cưới, cô dâu Fabiola đội chiếc vương miện Art Deco - quà cưới của Chính phủ Bỉ dành cho Hoàng hậu Astrid khi bà kết hôn với Vua Léopold III. Váy cưới của cô dâu được làm từ lụa satin và lông chồn ermine của nhà thiết kế Cristóbal Balenciaga. Tạp chí TIME ngày 26 tháng 9 năm 1960 đã gọi Hoàng hậu Fabiola là "Cô bé Lọ Lem" vì trước khi kết hôn, bà không phải là một thành viên của gia đình Hoàng gia mà chỉ là một nữ y tá bình thường. Bên cạnh đó, tờ TIME còn miêu tả bà là "một thiếu nữ yếu đuối nhưng rất thu hút". Cũng nhân dịp lễ cưới, để tôn vinh Hoàng hậu Fabiola, các thợ làm bánh Tây Ban Nha đã tạo ra một loại bánh mì mới và đặt tên là "Bánh mì fabiola". Loại bánh này đến nay vẫn còn được sản xuất và tiêu thụ mỗi ngày tại nhiều thành phố ở Tây Ban Nha.

 
Hoàng hậu Fabiola trong chuyến công du đến Đức (München, năm 1971)

Năm 1961, nhà thám hiểm Guido Derom đã đặt tên cho ngọn núi vừa mới được phát hiện thuộc dãy núi ở châu Nam Cực là "Núi Hoàng hậu Fabiola". Ngoài ra, tên của bà còn được đặt cho nhiều loài cây cảnh khác.

Sau 5 lần sảy thai, Hoàng hậu Fabiola được chẩn đoán là không thể có thai được nữa. Năm 2008, khi nói về những lần sảy thai của mình, Hoàng hậu Fabiola đã nói rằng, "Bạn biết đấy, tôi đã từng mất đi những 5 đứa con. Qua những lần trải nghiệm, bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Tôi không thể mang thai, nhưng tôi nghĩ cuộc sống này vẫn rất tươi đẹp".[2]

Góa phụ

sửa
 
Ký hiệu chung của Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola

Vua Baudouin băng hà năm 1993 vì một cơn đau tim. Do không có con nối dõi, ngai vàng được truyền lại cho em trai của ông là Vua Albert II. Hoàng hậu Fabiola phải rời khỏi cung điện Hoàng gia ở Laeken để đến sống tại lâu đài Stuyvenbergh và hạn chế xuất hiện trước công chúng để không làm lu mờ vị Hoàng hậu mới của Bỉ, Hoàng hậu Paola.

Bà là một người luôn trung thành với Giáo hội Công giáo Rôma và luôn quan tâm đến các vấn đề y tế cộng đồng. Năm 2001, bà được nhận Huy chương Ceres do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc trao tặng vì những đóng góp to lớn nhằm cải thiện đời sống của những người phụ nữ nông thôn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, bà còn là Chủ tịch danh dự của Quỹ Vua Baudouin.

Tình trạng sức khỏe

sửa

Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Hoàng hậu Fabiola đã phải nhập viện trong tình trạng viêm phổi cấp.[3] Tuy nhiên, sau đó, sức khỏe của bà dần được hồi phục. Tháng 7 năm 2009, báo chí Bỉ đã đăng tin về tình trạng nguy kịch của Hoàng hậu Fabiola sau khi bà bị một cây nỏ vô tình bắn trúng. Để tránh cho thần dân Bỉ phải lo lắng, vào ngày 21 tháng 7 năm 2009, tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Bỉ, bà đã dí dỏm cầm một quả táo và vẫy trước đám đông – gợi nhớ đến câu chuyện dân gian Thụy Sĩ về người anh hùng Wilhelm Tell, người đã bắn rơi quả táo đặt trên đầu con trai mình.[4]

Tước hiệu

sửa
 
Cờ hiệu của Hoàng hậu Fabiola
 
Ký hiệu hoàng gia của Vương hậu Fabiola
  • 11 tháng 6 năm 1928 – 15 tháng 12 năm 1960: Doña Fabiola de Mora y Aragón
  • 15 tháng 12 năm 1960 – 31 tháng 7 năm 1993: Her Majesty Vương hậu Bỉ
  • 31 tháng 7 năm 1993 – nay: Her Majesty Fabiola, Vương hậu Bỉ

Tổ tiên

sửa

<figure class="mw-default-size">[./Tập_tin:Reine_Fabiola_&_Chev._Jacques_Beruck.JPG  ]<figcaption></figcaption></figure>

Tham khảo

sửa
  1. ^ (tiếng Anh)“Queen Fabiola”. The Belgian Monarchy. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ (tiếng Hà Lan)Auteur: jns (ngày 21 tháng 4 năm 2008). “Koningin Fabiola had vijf miskramen”. Nieuwsblad.be. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ (tiếng Anh)“Belgium: Queen Fabiola in serious condition with pneumonia”. Ynetnews.com. ngày 19 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ (tiếng Anh)“Belgium's cool Queen Fabiola defies would-be assassins with jokey apple gesture”. Hellomagazine.com. ngày 23 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa
Fabiola de Mora y Aragón
Sinh: 11 tháng 6, 1928
Vương thất Bỉ
Tiền nhiệm
Astrid của Thụy Điển
Hoàng hậu Bỉ
1960–1993
Kế nhiệm
Paola Ruffo di Calabria