Fatimah
Fatimah Zahra bint Mohammed bin Abdullah Hashmiya (chữ Hánː 法蒂玛·宰赫拉·宾特·穆罕默德·本·阿卜杜拉·哈希米娅, Hán-việtː Pháp Đế Mã · Tể Hách Lạp · Tân Đặc · Mục Hãn Mặc Đức · Bổn · A Bặc Đỗ Lạp · Cáp Hi Mễ Á /ˈfætəmə, ˈfɑːtiːˌmɑː/; tiếng Ả Rập: فاطمة Fāṭimah;[pronunciation 1] sinh vào khoảng năm 605[8][9] hoặc 615[10] – mất 28 tháng 8 năm 632) là con gái út của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad và Khadijah, vợ của Ali và mẹ của Hasan và Hussein,[11] và một trong những thành viên của Ahl al-Bayt.[8][9] Bà là đối tượng của sự tôn kính, tình yêu và sự tôn trọng của tất cả người Hồi giáo vì bà rất gần gũi với cha mình (nhà tiên tri Muhammad) và ủng hộ ông trong những lúc khó khăn, là người ủng hộ và yêu thương chăm sóc chồng và các con, và là thành viên duy nhất của gia đình của Muhammad có con nối dõi, nhiều người trực hệ đã di chuyển qua các thế giới Hồi giáo và được gọi là Sayyids. Triều đại cầm quyền tại Ai Cập thế kỷ 11 vào thời Thập tự chinh, tên là Fatimid, nhận họ là hậu duệ của Fatimah.[8]
Fatima bint Muhammad tiếng Ả Rập: فاطمة | |
---|---|
![]() | |
Giáo danh | |
Ca danh |
|
Vị trí | Con gái của Muhammad |
Cùng thời với cha | 5 BH – 11 Hồi lịch
|
Thời gian sống sau khi Muhammad từ trần | 90 ngày |
Sinh | Thứ sáu ngày 27 tháng 7 năm 604— 20 Jamad al-Akhar 5 BH[1][6] |
Nơi sinh | Mecca, Hejaz[1] |
Dân tộc | Người Ả Rập Hejaz |
Phụ thân | Muhammad[1] |
Mẫu thân | Khadija[1] |
Anh em trai | Ibrahim [7] |
Phối ngẫu | Ali ibn Abi Talib |
Con cái | CCon trai
Con gái
|
Mất | Thứ 3, 28 tháng 8 năm 632— 3 Jumadi al-Thani 11 AH [thọ 28 tuổi 11 tháng 12 ngày] |
Nơi chôn cất | Nằm đâu đó ở Medina, Hejaz |
Tôn giáo | Hồi |
Đối với người Hồi giáo, Fatimah là một ví dụ đầy cảm hứng và Fatimah là một trong những tên cho con gái nổi tiếng nhất của toàn thế giới Hồi giáo.[12]
Fatimah là một nhân vật quan trọng trong tôn giáo của Hồi giáo và được xem là một hình mẫu cho tất cả các phụ nữ Hồi giáo.[13] Mặc dù có tranh cãi liên quan đến giáo phái khác nhau của Hồi giáo như vai trò chính trị của mình, bà luôn được thừa nhận là con gái của Muhammad và được yêu thương và tôn kính bởi tất cả những người Hồi giáo.[14]
Tên và biệt hiệu sửa
Từ "Fatemeh" có nguồn gốc từ "Fatem", Và "Fatm" trong tiếng Ả Rập có nghĩa là cắt và phân ly. Đây là động từ chỉ thao tác chủ động của sự vật.[15] Khi Ali ibn Abi Talib hỏi tại sao lại đặt tên như vậy thì Muhammad nói, "Bởi vì con gái ta và bạn đời của nó sẽ không bao giờ bị ngọn lửa địa ngục chia cắt." Ibn Hajar al-Haytami đã nói trong "Al- Sawa'iq al-Muharraq" và "Nisa'i" trong Sunnah : "Chúa gọi Đức bà là Fatima bởi vì Ngài sẽ chia cắt Bà và Bạn Đời của Bà khỏi lửa Địa ngục." Fatal Neyshabouri trích lời Jafar Sadegh trong "Rawdat al- Wa'izin" : "Đức bà được đặt tên là Fatima vì Chúa đã loại bỏ những tệ nạn ra khỏi Đức bà." Fatima còn có những tên gọi khác, chẳng hạn như "Siddiqah", "Mubarak", "Tahereh", "Zakia", "Razia", "Marziya", "Muhaddatha", "Batool" và "Zahra". Một trong những biệt danh quan trọng nhất của bà là "Umm Abiha", có nghĩa là "Người Đồng hành của Đức Thánh phụ".
Bối cảnh lịch sử sửa
Cuộc đời của Fatemeh Zahra trùng với thời kỳ Muhammad truyền bá đạo Hồi. Muhammad truyền đạo Hồi giáo ở Mecca trong 13 năm. Một số it người tin vào Ngài và sau đó bị đàn áp bởi Quraysh và một số bộ lạc Ả Rập khác. Để thoát khỏi tình trạng này, Muhammad đã di cư đến thành phố Yathrib , nơi có biệt danh là Madinah al-Nabi ("thành phố của các nhà tiên tri"). Sự kiện này là khởi đầu của lịch Hijri. Tại Medina , ông thống nhất các bộ lạc ở đó rồi chiến đấu với tộc Aws và Khazraj với sự trợ giúp của những tân tòng. Sau khi chiến thằng, Ngài cùng người dân Medina thành lập một chính phủ mới tên là là Ummah. Sau đó, chiến tranh nổ ra giữa những người Hồi giáo và các bộ lạc ở Mecca và các đồng minh của họ và cuối cùng sau tám năm Muhammad và hàng chục nghìn tín hữu Hồi giáo đã chinh phục được quê hương của ông là Mecca. Sau cuộc chinh phục Mecca, hầu hết người dân Bán đảo Ả Rập dần chuyển sang đạo Hồi, và cương vực Ummah dần lan rộng. Muhammad lâm bệnh và chết mười năm sau sự kiện Yathrib và vài tháng sau khi trở về từ Hajj al -Wada. [16]
Tiểu sử sửa
Thân thế phụ mẫu sửa
Cha của Fatima, Muhammad, nhà tiên tri của đạo Hồi, đến từ gia tộc Hashem của bộ lạc Quraysh. TỘC Hashem là một gia tộc nghèo khó nhưng khá nổi tiếng ở Mecca. Mẹ của Fatemeh là Khadija bint Khuwaylid. Ông ngoại của Fatima là Khuwaylid, là người đứng đầu tộc Assad của Quraysh. Trước khi theo Hồi giáo, Khadijah là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất vùng Quraysh, đến nỗi bà được gọi là bậc "trưởng nữ" của vùng Quraysh. Bà có rất nhiều của cải và quyền thế. Theo truyền thuyết, bà đã có hai đời chồng và ba đứa con (hai trai, một gái) trước khi kết hôn với Muhammad. Nghe theo lời khuyên của người chú Abu Talib, Muhammad trở thành đại lý thương mại của Khadijeh bà phụ trách chuyến hàng đến Sham. Sau đó hai người yêu và cưới nhau. Nhiều người cho rằng Khadijeh đã 40 tuổi khi bà kết hôn với Muhammad. Nhưng theo Ibn Abbas thì Khadijeh chỉ hơn Muhammad 3 tuổi.[17]
Thiếu thời sửa
Có nhiều bất đồng về ngày sinh của Fatima: từ 5 năm trước Sự kiện Waḥy hay 5 năm sau sự kiện ấy. Theo nhiều nhà viết sử và tiểu sử người Sunni, bao gồm Ibn Sa'd và Tabari , Ibn Athir , Abu al- Faraj Isfahani và Ibn Ishaq , Fatima ra đời trước đúng 5 năm sự kiện xây Kaaba, tức là vào năm 604 sau Công nguyên. Balazari cũng quan điểm như vậy. Nếu giả thiết này đúng, Fatima kết hôn với Ali vào đúng 18 tuổi; Điều này có vẻ không bình thường ở vùng đất Hejaz vào thời điểm đó. Một số nguồn tài liệu cũng cho rằng Fatima sinh trước Sự kiện Waḥy nhưng không đề cập đến năm và tháng cụ thể. Một vài quan điểm khác cho rằng Fatima sinh vào thời gian sau Sự kiện Waḥy một đến ba năm.[18]
Theo giáo liệu của người Shiite, Fatima chào đời 5 năm sau sự kiện Waḥy; Nhưng Yaqoubi và Hiền sư Tusi cho rằng ngày sinh của Fatimah trùng với năm của Tiên tri giác ngộ. Một số người kể chuyện Shia đã thuật lại ngày sinh Fatimah vào năm Muhammad giác ngộ. Theo truyền thuyết, thời điểm Fatimah ra đời là từ hai đến năm năm sau Nhà tiên tri giác ngộ. Nếu giả sử Fatimah sinh sau sự kiện Nhà Tiên tri giác ngộ 5 năm thì Khadijah lúc sinh Fatimah đã 50 tuổi. [19]
Theo nhiều nguồn tin, Fatima được coi là con gái thứ tư của Muhammad, sau Zainab, Ruqayyah và Umm Kulthum. Tất nhiên, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu Shia như Seyyed Jafar Morteza Ameli thì bà là con gái duy nhất của Muhammad. Fatima là đứa con duy nhất của Muhammad có người nối dõi tông đường. [20]
Sau khi Fatimah chào đời, Khadija đích thân chăm sóc đứa trẻ. Điều này trái với truyền thống thông thường thời bấy giờ khi người dân Mecca giao những đứa trẻ mới sinh cho các bảo mẫu từ các làng Bedouin xung quanh. Bà trải qua những ngày thơ ấu dưới sự đùm bọc của cha mẹ ở Mecca và trong thời kỳ mà tộc Quraysh đã gây ra nhiều rắc rối và đau khổ cho Nhà Tiên tri vì Ngài truyền bá đạo Hồi. Fatima mất mẹ ba năm trước khi thoát ly đi Yathrib trong cuộc bao vây ở Shab Abi Talib. [21]
Vài ngày sau khi Muhammad thoát ly đến Medina (năm 622 SCN), Fatimah Zahra cùng với Fatimah bint Asad, Fatimah bint Zubair bin Abdulmutallab và Sudeh và Umm Kulthum bint Muhammad cũng chạy trốn từ Mecca đến Medina trong một đoàn lữ hành do Ali bin Abu Talib và cùng cha cô đến Quba. [22]
Hôn nhâɲ sửa
Sau khi Muhammad (Mục Hãn Mặc Đức) thoát ly từ Mecca (Mạch Gia, 麦加) đến Medina (麦地那, Mạch Địa Na) thì Umar (奥马尔, Áo Mã Nhĩ), Abu Bakr (A Bố - Bá Khắc Nhĩ, 阿布伯克尔) và một số người khác đề nghị kết hôn với Fatimah nhưng Muhammad không chấp nhận lời cầu hôn của họ và nói rằng Ngài đang chờ lệnh của Chúa về vấn đề này. Ngay sau khi thoát ly, Muhammad nói với mọi người rằng Chúa đã truyền lệnh cho Ali kết hôn với con gái mình, Fatima Zahra. [23]
Vì quá bần cùng, Ali (阿里, A Lí) không dám kết hôn và chính Muhammad là người chủ động hỗ trợ Ali. Muhammad nói rằng Ali rằng Ngài sở hữu một bộ giáp mà nếu bán nó thì Ali có đủ tiền làm của hồi môn cho Fatimah. Ali thu được khoảng 480 dirham (迪拉姆, địch lạp mỗ) sau khi bán áo giáp và những khác như lạc đà hoặc cừu (một số tiền không lớn lắm). Mohammad kiến nghị khoảng 1/3 đến 2/3 số tiền được dùng để mua nước hoa và phần còn lại dùng để mua các vật dụng cần thiết trong gia đình. Sau đó, Muhammad thông báo cho Fatima về rằng bà sẽ kết hôn Ali. Theo Ibn Saad, Fatima không phản ứng gì và Muhammad coi đây là dấu hiệu của sự chấp nhận. Một số học giả Shia (Hồi giáo Thập Diệp phái, 什叶派) như Hiền sư Tusi (土司, Thổ Tư) cho rằng khi Ali cầu hôn Fatimah thì Muhammad nói rằng nhiều người đã hỏi cưới trước Ali, nhưng Fatimah tỏ thái độ miễn cưỡng khi nói đến tên của những người trên. Sau đó Nhà Tiên tri khuyên Ali hãy đợi một lát cho đến khi Ngài đến gặp bà và quay lại. Sau đó, Muhammad hỏi Fatima về lời thỉnh cầu của Ali. Fatemeh im lặng và không quay mặt lại, Muhammad không nhìn thấy sự chán ghét trên khuôn mặt bà và vì lý do này nên Ngài coi đó là dấu hiệu của sự chấp nhận. Valerie (瓦莱丽, Ngõa Lai Lệ) cho rằng theo các nguồn khác thì Fatima cự tuyệt và Muhammad buộc phải dỗ dành con gái mình bằng cách nói Ali là người được nhiều ân điển của Chúa. Ali cũng là anh em họ của Muhammad (cha của Ali và cha của Muhammad là hai anh em) và là một người Hồi giáo sùng đạo và thiện lương, không chỉ vậy Ali là nam nhân đầu tiên cải sang đạo Hồi. Denis Sofi coi lời kể về sự bất bình của Fatima trong cố sự với Ali - và việc Muhammad liệt kê những phẩm chất tốt của Ali sau đó - là một trong những câu chuyện gây nhiều tranh cãi nhằm mục đích ca ngợi Ali. Ali xây một ngôi nhà nhỏ khá xa nhà Muhammad cho Fatima. Nhưng Fatima yêu cầu Ali xây một ngôi nhà gần phụ thân hơn. Vì lý do này, một trong những cư dân Medina tên là Haritha bin Nu'man tặng ngôi nhà của mình cho cặp vợ chồng trẻ. [24]
Có nhiều tranh cãi về năm và tháng mà hôn lễ được tổ chức. Cuộc hôn nhân phát sinh sau vài tháng trì hoãn ( khoảng vào năm thứ nhất hoặc thứ hai sau sự kiện Hegira (Thánh thiên)). Có nhiều nguồn nói rằng cuộc hôn nhân diễn ra sau khi Trận Badr kết thúc , Ali lúc đó 25 tuổi, nhưng tuổi của Fatimah lúc đó vẫn còn là bí ẩn. Theo truyền thống cưới xin do Muhammad thiết lập, Ali đã giết một con cừu làm bữa trong lễ cưới. Những người theo đạo Hồi tham dự bữa tiệc. Vào đêm Zefaf (泽法夫, Trạch Pháp Phu) , Muhammad đến nhà hai vợ chồng và xin một bát nước. Ngài rửa tay với nó và uống một ít nước. Sau đó, Ngài đổ một ít nước lên đầu, vai và ngực của Ali và Fatima. Cuối cùng, ông cầu nguyện và ban phước cho họ. [25]
Thánh duệ Hossein Nasr (侯赛因·纳斯尔, Hầu Tài Nhân - Nạp Tư Nhĩ) cho rằng cuộc hôn nhân của Ali với Fatima có một ý nghĩa tinh thần đặc biệt đối với tất cả những người theo đạo Hồi; Bởi đây được coi như cuộc hôn nhân giữa hai người mà Nhà tiên tri yêu thương nhất. Muhammad, người đến thăm con gái hầu như mỗi ngày, trở nên thân thiết hơn với Ali sau cuộc hôn nhân này và từng nói rằng Ngài với Ali là huynh đệ ở cõi tạm lẫn cõi hằng. Theo Wilfred Madelong (Uy Nhĩ Phất Lôi Đức - Mã Đức Long), gia đình trẻ được Muhammad nhiều lần tán dương, và Nhà Tiên tri chính thức gọi họ là Ahl al-Bayt trong nhiều thánh huấn như Thánh huấn Xót dối (Muhaballa) và Sự kiện "Những người mặc áo choàng" (Ahl al-Kisa). Trong Kinh Qur'an (Cổ Lan), Thánh thất (Ahl al-Bayt) được đề cập nhiều, chẳng hạn như "Vần kinh về sự thanh lọc" . [26]
Tham khảo sửa
- ^ Arabic pronunciation: [ˈfɑːtˤɪma, ˈfɑːtˤimæ, fɑːˈtˤemæ, ˈfɑːt̪ˠɪmɐ]; especially colloquially: [ˈfɑːtˤma, ˈfɑtˤmɑ, ˈfɑːt̪ˠmɐ, ˈfɑːtˤme]
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Sharif al-Qarashi, Bāqir. The Life of Fatima az-Zahra (sa). Trans. Jāsim al-Rasheed. Qum, Iran: Ansariyan Publications, n.d. Print. Pgs. 37-41
- ^ Al-Istee’ab, vol.2 Pg. 752
- ^ Usd al-Ghabah, vol.5 Pg. 520
- ^ “Al-Zahraa (A.S.) in her Grandchild's Speech”. Al-Maaref Islamic Net. ngày 11 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
- ^ “The Ka'aba, The House Of Allah | Story of the Holy Ka'aba | Books on Islam and Muslims”. Al-Islam.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
- ^ “The Story of Hazrat Fatima (sa), daughter of the Holy Prophet | Story of the Holy Ka'aba | Books on Islam and Muslims”. Al-Islam.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
- ^ Amoli, Seyyed Jafar Morteza. الصحیح من سیره النبی الاعظم [True Biography of the Prophet Muhammad]. 1. tr. 351–350".
- ^ a b c "Fatimah", Encyclopaedia of Islam.
- ^ a b Fatimah bint Muhammad.
- ^ Ordoni (1990) pp.42-45
- ^ Chittick 1981, p. 136
- ^ The Heirs Of The Prophet Muhammad: And The Roots Of The Sunni-Shia Schism By Barnaby Rogerson [1]
- ^ Companions of the Prophet By Abdul Hamid Wahid
- ^ Our Liegelady Fatimah, the Resplendent By Habib Muhammad bin Abd ar Rahman As saqqaf al Husayni
- ^ Dehkhoda, "Fatima", Văn hóa Toàn diện Mới Tập 2, 1191.
- ^ Abbas, Hassan (năm 2021). Người thừa kế của nhà tiên tri: Cuộc đời của Ali ibn Abi Talib . Nhà xuất bản Đại học Yale. ISBN 9780300252057.
- ^ Madelung, Wilferd (1997). The Succession to Muhammad: A Study of the Early Caliphate. Cambridge University Press
- ^ Ibn Hisham , Abdul Malik (1955). Al-Seerah Al-Nabaweyah (Tiểu sử của Nhà tiên tri) . Mustafa Al Babi Al Halabi (Ai Cập).(Trong tiếng Ả Rập)
- ^ Aslan, Reza (2011). No god but God: The Origins, Evolution, and Future of Islam. Random House. ISBN 9780812982442.
- ^ Madelung, Wilferd (1997). The Succession to Muhammad: A Study of the Early Caliphate. Cambridge University Press. ISBN 0-521-64696-0
- ^ Ernst, Carl (2003). Following Muhammad: Rethinking Islam in the Contemporary World. Chapel Hill: University of North Carolina Press
- ^ Rogerson, Barnaby (2006). The Heirs of the Prophet Muhammad: And the Roots of the Sunni-Shia Schism
- ^ Shahidi, Cuộc đời của Fatemeh Zahra
- ^ Veccia Vaglieri, "Fatima", Bách khoa toàn thư về Hồi giáo
- ^ Soufi, Hình ảnh Fatima trong Tư tưởng Hồi giáo Cổ điển
- ^ Hazleton, Lesley (2009). After the Prophet: The Epic Story of the Shia-Sunni Split in Islam
Sách sửa
Nguồn chính sửa
- Al-Bukhari, Muhammad. Sahih al-Bukhari, Book 4, 5, 8.
- Al-Tabari, Muhammad ibn Jarir (1987–1996). History of the Prophets and Kings, V.2. SUNY Press.
- Ibn Hisham, Abdul Malik (1955). Al-Seerah Al-Nabaweyah (السيرة النبوية — Biography of the Prophet). Mustafa Al Babi Al Halabi (Egypt). (In Arabic)
Sách và tạp chí sửa
- Nahim, Hassan A. (ngày 28 tháng 8 năm 2012). The Division After Prophet Muhammad. Xlibris Corporation. ISBN 978-1-4771-4800-6.
- Morrow, John Andrew (ngày 11 tháng 11 năm 2013). Islamic Images and Ideas: Essays on Sacred Symbolism. McFarland. ISBN 978-0-7864-5848-6.
- Chittick, William C. (1981). A Shi'ite Anthology. SUNY Press. ISBN 978-0-87395-510-2.
- Ordoni, Abu Muhammad (2012). Fatima (S.A.) The Gracious Fatima (S.A.) The Gracious. Ansariyan Publications. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Armstrong, Karen (1993). Muhammad: A Biography of the Prophet. San Francisco: Harper. ISBN 0-06-250886-5.
- Ashraf, Shahid (2005). Encyclopedia of Holy Prophet and Companions. Anmol Publications PVT. LTD. ISBN 81-261-1940-3.
- Ayoub, Mahmoud (1978). Redemptive Suffering in Islam: A Study of the Devotional Aspects of (Ashura) in Twelver Shi'Ism.
- Buehler, Arthur, Fatima, in Muhammad in History, Thought, and Culture: An Encyclopedia of the Prophet of God (2 vols.), Edited by C. Fitzpatrick and A. Walker, Santa Barbara, ABC-CLIO, 2014. ISBN 1610691776
- Esposito, John (1990). Oxford History of Islam. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-510799-9.
- Madelung, Wilferd (ngày 15 tháng 10 năm 1998). The Succession to Muhammad: A Study of the Early Caliphate. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-64696-3.
- Esposito, John (1998). Islam: The Straight Path (ấn bản 3). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-511234-4.
- Fadlullah, Sayyid Muhammad Husayn. Fatimah al-Ma`sumah (as): a role model for men and women. London: Al-Bakir Cultural & Social Centre.
- Ghadanfar, Mahmood Ahmad. Great Women of Islam. Darussalam. ISBN 9960-897-27-3.
- Madelung, Wilferd (1997). The Succession to Muhammad: A Study of the Early Caliphate. Cambridge University Press. ISBN 0-521-64696-0.
- Ordoni, Abu Muhammad; Muhammad Kazim Qazwini (1992). Fatima the Gracious. Ansariyan Publications. ASIN B000BWQ7N6.
- Parsa, Forough (فروغ پارسا) (2006). “Fatima Zahra Salaamullah Alayha in the works of Orientalists" (فاطمهٔ زهرا سلامالله علیها در آثار خاورشناسان)”. Nashr-e Dānesh. 22 (1). 0259-9090. (In Persian)
- Tahir-ul-Qadri, Muhammad (2006). Virtues of Sayyedah Fatimah. Minhaj-ul-Quran Publications. ISBN 969-32-0225-2.
Nguồn Hồi giáo Shia sửa
- The Life of Fatimah Lưu trữ 2013-03-27 tại Wayback Machine
- Fatimah al-Ma`sumah (as): a role model for men and women by Mohammad Hussein Fadlallah
- The world’s most outstanding Lady: Fatima az-Zahra’ by Naser Makarem Shirazi
- Fatima is Fatima by Ali Shariati
- Fatima (S.A) The Gracious Lưu trữ 2008-05-28 tại Wayback Machine by Abu Muhammad Ordoni
- Behar al-Anwar, Volume 43 Lưu trữ 2021-11-06 tại Wayback Machine Bihar al-Anwar (Oceans of Light) a compendium of Ahadith by Muhammad Baqir Majlisi, (1110 AH/1698 AD) Translated to English by Muhammad Sarwar, (Muhammad Shaykh Sarwar), Publication 2015
Từ điển sửa
- Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - Amin, Hassan (1968–73). Islamic Shi'ite Encyclopedia. Beirut: SLIM Press.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - Vacca, V. “Fāṭima”. Trong P.J. Bearman, Th. Bianquis, C.E. Bosworth, E. van Donzel and W.P. Heinrichs (biên tập). Encyclopaedia of Islam Online. Brill Academic Publishers. ISSN 1573-3912.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- MSN Encarta.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - McAuliffe, Jane Dammen; và đồng nghiệp biên tập (2001–2006). “Fāṭima”. Encyclopaedia of the Qur'an 1st Edition, 5 vols. plus index. Leiden: Brill Publishers. ISBN 90-04-14743-8.
- Encyclopædia Iranica. Center for Iranian Studies, Columbia University. ISBN 1-56859-050-4.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Liên kết ngoài sửa
- Fatimah by Jean Calmard, article at Enyclopaedia Iranica