Feline calicivirus (FCV) là một loại vi-rút của họ Caliciviridae gây bệnh ở mèo. Đây là một trong hai nguyên nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường hô hấpmèo, bệnh còn lại là bệnh Herpes mèo. FCV có thể được phân lập từ khoảng 50% số mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Báo đốm là loài khác của họ Mèo cũng bị nhiễm virut này trong tự nhiên.[1]

Feline calicivirus
FCV dưới kính hiển vi điện tử
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm IV ((+)ssRNA)
Bộ (ordo)Unassigned
Họ (familia)Caliciviridae
Chi (genus)Vesivirus
Loài (species)Feline calicivirus
Một con mèo bị nhiễm vi rút

VS-FCV có thể gây ra bệnh truyền nhiễm cách nhanh chóng, với tỷ lệ tử vong lên đến 67%.[2] Dấu hiệu lâm sàng ban đầu bao gồm chảy ra từ mắtmũi, loét trong miệng, biếng ănhôn mê, xảy ra trong một đến năm ngày đầu tiên.[3] Các dấu hiệu sau đó bao gồm sốt, phù chân tay và mặt, vàng da, và nhiều hội chứng rối loạn chức năng nội tạng.

Sử dụng trong nghiên cứu sửa

Do sự tương đồng của FCV với norovirus, một nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày ruột ở người, FCV đã được sử dụng như một đại diện cho norovirus trong nghiên cứu. Ví dụ, các nghiên cứu đã được thực hiện về sự tồn tại của FCV trong thực phẩm,[4] hiệu quả của rửa tay nhằm loại bỏ FCV,[5] và sử dụng khí ozon để khử hoạt tính FCV trong phòng khách sạn, cabin tàu du lịch và cơ sở y tế.[6] Nó cũng được sử dụng trong nghiên cứu norovirus họ Caliciviridae nói chung do nó là một trong số ít trong số các nhóm vi rút phát triển tốt trong ống nghiệm (thuật ngữ là in vitro).[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ Fenner, Frank J.; Gibbs, E. Paul J.; Murphy, Frederick A.; Rott, Rudolph; Studdert, Michael J.; White, David O. (1993). Veterinary Virology (ấn bản 2). Academic Press, Inc. ISBN 0-12-253056-X.
  2. ^ Foley, Janet E. (2005). “Calicivirus: Spectrum of Disease”. Trong August, John R. (biên tập). Consultations in Feline Internal Medicine Vol. 5. Elsevier Saunders. ISBN 0-7216-0423-4.
  3. ^ Rosenthal, Marie (tháng 2 năm 2007). “VS-FCV may be more prevalent than previously thought”. Veterinary Forum. Veterinary Learning Systems. 24 (2): 23.
  4. ^ Mattison K, Karthikeyan K, Abebe M, Malik N, Sattar S, Farber J, Bidawid S (2007). “Survival of calicivirus in foods and on surfaces: experiments with feline calicivirus as a surrogate for norovirus”. J Food Prot. 70 (2): 500–3. PMID 17340890.
  5. ^ Mori K, Hayashi Y, Noguchi Y, Kai A, Ohe K, Sakai S, Hara M, Morozumi S (2006). “[Effects of handwashing on Feline Calicivirus removal as Norovirus surrogate]”. Kansenshogaku Zasshi. 80 (5): 496–500. PMID 17073262.
  6. ^ Hudson J, Sharma M, Petric M (2007). “Inactivation of Norovirus by ozone gas in conditions relevant to healthcare”. J Hosp Infect. 66 (1): 40–5. doi:10.1016/j.jhin.2006.12.021. PMID 17350729.
  7. ^ Stuart A, Brown T (2006). “Entry of feline calicivirus is dependent on clathrin-mediated endocytosis and acidification in endosomes”. J Virol. 80 (15): 7500–9. doi:10.1128/JVI.02452-05. PMC 1563722. PMID 16840330.