Gãy dương vật là hiện tượng vỡ một hoặc cả hai màng bao xơ (bao trắng), vốn là các lớp phủ xơ bao bọc thể hang của dương vật người. Nó được gây ra bởi ngoại lực tác động nhanh chóng vào một dương vật đang cương cứng, thường là trong giao hợp âm đạo, hoặc do thủ dâm quá tích cực.[1] Nó đôi khi cũng liên quan đến một phần hoặc hoàn toàn vỡ niệu đạo hoặc chấn thương dây thần kinh lưng, tĩnh mạch và động mạch.[2]

Gãy dương vật
Penile fracture
Chuyên khoaUrology
ICD-9-CM959.13, 959.14
eMedicinemed/3415

Dấu hiệu và triệu chứng sửa

Có âm thanh gãy rắc hoặc nứt vỡ, gây đau đáng kể, dương vật sưng tấy, bầm tím[3][4], mất cương cứng ngay lập tức dẫn đến sự xìu xuống nhanh chóng, và khối máu tụ ở dương vật với các kích cỡ khác nhau, chúng thường liên quan đến hoạt động tình dục.[1][5]

Nguyên nhân sửa

 
Mặt cắt ngang của dương vật người

Gãy dương vật là một tình trạng lâm sàng tương đối không phổ biến.[6] Giao hợp âm đạo và thủ dâm quá tích cực là những nguyên nhân phổ biến nhất.[1] Một nghiên cứu năm 2014 về hồ sơ tai nạn và cấp cứu tại ba bệnh viện ở Campinas, Brazil, cho thấy rằng người phụ nữ ở các tư thế bên trên gây ra nguy cơ lớn nhất, còn với tư thế cổ điển là an toàn nhất. Các nghiên cứu phỏng đoán rằng khi đối tác tiếp nhận tình dục nằm/ngồi trên, họ thường kiểm soát các chuyển động và không thể làm gián đoạn chuyển động khi dương vật bị lệch. Ngược lại, khi đối tác thâm nhập kiểm soát chuyển động, họ có cơ hội dừng lại tốt hơn để đáp ứng với nỗi đau do dương vật lệch hướng, và do đó giảm thiểu tác hại.[6]

Việc thực hành taqaandan (tên khác: taghaandan) cũng khiến nam giới có nguy cơ bị gãy dương vật. Taqaandan, xuất phát từ một từ tiếng Kurd có nghĩa là "bấm", liên quan đến việc uốn phần trên của dương vật cương cứng trong khi giữ phần dưới của thể hang cố định, cho đến khi một tiếng tách từ dương vật được nghe thấy và cảm nhận. Taqaandan được cho là không đau và đã được so sánh với việc bẻ đốt ngón tay của một người, nhưng việc thực hành taqaandan đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ gãy dương vật ở miền tây Iran.[7] Taqaandan được thực hiện để làm dương vật bớt cương cứng.[8]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Greenberg's Text-Atlas of Emergency Medicine. Lippincott Williams & Wilkins. ngày 22 tháng 11 năm 2004. tr. 318. ISBN 978-0-7817-4586-4. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ Haas CA, Brown SL, Spirnak JP (tháng 4 năm 1999). “Penile fracture and testicular rupture”. World J Urol. 17 (2): 101–6. doi:10.1007/s003450050114. PMID 10367369.
  3. ^ “Ông chồng ngoại tình bị gãy dương vật - VnExpress Sức khỏe”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 23 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ “Cấp cứu bệnh nhân 26 tuổi bị "gãy súng". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 23 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ Stein DM, Santucci RA (tháng 7 năm 2015). “An update on urotrauma”. Current Opinion in Urology. 25 (4): 323–30. doi:10.1097/MOU.0000000000000184. PMID 26049876.
  6. ^ a b “Mechanisms Predisposing Penile Fracture and Long-Term Outcomes on Erectile and Voiding Functions”. Advances in Urology. 2014: 1–4. doi:10.1155/2014/768158.
  7. ^ Nuzzo, Regina (ngày 9 tháng 2 năm 2009). “Preventing penile fractures and Peyronie's disease - latimes.com”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ Zargooshi J (tháng 8 năm 2000). “Penile fracture in Kermanshah, Iran: report of 172 cases”. J. Urol. 164 (2): 364–6. doi:10.1016/s0022-5347(05)67361-2. PMID 10893586.