Giải Cánh diều 2016
Giải Cánh diều 2016 là lần tổ chức thứ 15 của Giải Cánh diều, các đề cử chủ yếu là những tác phẩm được phát hành trong năm 2016. Lễ trao giải được tổ chức tối ngày 9 tháng 4 năm 2017 tại tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam.[1]
Giải Cánh diều lần thứ 15 | |
---|---|
Ngày | 9 tháng 4 năm 2017 |
Địa điểm | Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh |
Chủ trì bởi | Hồng Ánh, Nguyên Khang (thảm đỏ) |
Đạo diễn | Quyền Linh |
Điểm nhấn | |
Phim hay nhất | Sài Gòn, anh yêu em |
Serial chính kịch hay nhất | Zippo, mù tạt và em |
Chỉ đạo xuất sắc nhất | Trọng Trinh, Vũ Ngọc Phượng, Bùi Tiến Huy |
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất | Hà Hiền, Lê Hồng Đăng |
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất | Jun Vũ, Minh Trang, Lã Thanh Huyền |
Nhiều giải thưởng nhất | |
Phủ sóng truyền hình | |
Kênh truyền hình | VTV1 |
Giải Cánh diều lần này có 19 phim điện ảnh, 20 phim truyền hình với tổng số 523 tập, 13 phim hoạt hình, 39 phim tài liệu, 11 phim khoa học, 16 phim ngắn và 5 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.[2] Các bộ phim điện ảnh tham gia để cử được trình chiếu miễn phí cho khán giả từ ngày 3 tháng 4 đến ngày 7 tháng 4 năm 2017, tại 5 địa điểm gồm: Rạp Cinebox, Cinestar Quốc Thanh, CGV Thảo Điền, BHD và Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ điện ảnh.[3] Cùng với lễ trao giải Hội Điện ảnh tổ còn chức đưa các hội viên, nghệ sĩ về thăm Di tích điện ảnh Đồi Cọ tại tỉnh Thái Nguyên.[3]
Để cử
sửaCũng như lần tổ chức năm trước,[4] Giải Cánh diều 2017 tổ chức đưa ra thể lệ không chấp nhận các bộ phim có hai yếu tố là làm lại từ phim nước ngoài và phim do người nước ngoài sản xuất như Vệ sĩ Sài Gòn có đạo diễn là người Nhật nhưng các cá nhân người Việt Nam tham gia bộ phim vẫn được đề cử.[3] Những bộ phim sản xuất bởi người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt, phim do các hãng phim Việt Nam và nước ngoài đồng sản xuất hoặc sở hữu đều được tham gia để cử.[3]
Đề cử phim và đạo diễn hạng mục phim điện ảnh: Cha cõng con (Lương Đình Dũng), Bao giờ có yêu nhau (Dustin Nguyễn), Sút (Việt Max), Tấm Cám: Chuyện chưa kể (Ngô Thanh Vân), Chạy đi rồi tính (Nam Cito – Bảo Nhân), Fan cuồng (Charlie Nguyễn), Sài Gòn, anh yêu em (Lý Minh Thắng), Sứ mệnh trái tim (Đỗ Đức Thịnh), Chờ em đến ngày mai (Đinh Tuấn Vũ), 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy (Vũ Ngọc Phượng), Truy sát (Ngô Quốc Cường), Nàng tiên có năm nhà (NSND Trần Ngọc Giàu), Lộc phát (Lê Bảo Trung), Bảo mẫu siêu quậy 2 (Lê Bảo Trung), Phim trường ma (Vũ Thái Hòa), Cao thủ ẩn danh (Lê Khắc Hoài Nam), Tik Tak, anh yêu em (Trần Kamy), Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh Kungfu (Nguyễn Hoàng Phúc), Vệ sĩ Sài Gòn (Ken Ochiai).[3] Đây là lần đầu tiên hạng mục Phim điện ảnh của Giải Cánh diều (cũng như tiền thêm là Giải thưởng Hội điện ảnh) không có phim của Nhà nước tham gia đề cử,[5][6] điều này chỉ lặp lại với Giải Cánh diều 2017.[7][8][9] Ngoài Vệ sĩ Sài Gòn, trường hợp đặc biệt được đưa vào xét giải còn có 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy phát hành từ cuối năm 2015, hay Cha cõng con chưa được công chiếu vào thời điểm chốt danh sách đề cử Giải Cánh diều.[6]
Đề cử nữ diễn viên chính hạng mục phim điện ảnh: Jun Vũ (12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy), Maya (Sài Gòn anh yêu em) và An Nguy (Chờ em đến ngày mai). Hạng mục này được đánh giá là không cân sức khi Jun Vũ nổi bật hơn hai người còn lại và người có màn trình diễn tốt hơn cô là Minh Hằng (Bao giờ có yêu nhau) không tham gia đề cử.[10]
Giải Nữ diễn viên chính hạng mục phim truyền hình năm này chỉ có hai cái tên đề cử là Lã Thanh Huyền (Zippo, mù tạt và em) và NSƯT Minh Trang (Chiều ngang qua phố cũ). Và cũng chính hai người này đạt giải.[10]
Đề cử Nam diễn viên chính hạng mục phim điện ảnh gồm có Thái Hòa (Vệ sĩ Sài Gòn), Trấn Thành (Chờ em đến ngày mai) và Hà Hiền (Sút).[11] Giải quay phim xuất sắc có hai cái tên nổi bật là Lê Hữu Hoàng Nam (Sài Gòn, anh yêu em) và NSƯT Lý Thái Dũng (Cha cõng con).[11]
Kết quả
sửaMở đầu buổi lễ trao giải là phần vinh danh tri ân hai nhà làm phim NSND Trần Phương, NSND Nguyễn Khắc Lợi vì những đóng góp của họ cho nền điện ảnh của Việt Nam.[1] Sau đó là phần trao giải xen kẽ với các tiết mục biểu diễn giải trí.
Giải | Phim | Đạo diễn | Chú thích |
---|---|---|---|
Sài Gòn, anh yêu em | Lý Minh Thắng | [12] | |
Tấm Cám: Chuyện chưa kể | Ngô Thanh Vân | ||
12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy | Vũ Ngọc Phượng | ||
Sút | Việt Max | ||
Bao giờ có yêu nhau | Dustin Nguyễn | ||
Cha cõng con (từ chối nhận giải) | Lương Đình Dũng | ||
Tik Tak Anh yêu em | Trần Kamy |
Giải thưởng | Nhận giải | Phim | Chú thích |
---|---|---|---|
Hà Hiền | Sút | [12] | |
Jun Vũ | 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy | ||
Huỳnh Lập | Sài Gòn, anh yêu em | ||
Quỳnh Chi | 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy | ||
Giải thưởng | Nhận giải | Phim | Chú thích |
Vũ Ngọc Phượng | 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy | [1][12] | |
Ngọc Bích | Sài Gòn, anh yêu em | ||
Đức Trí | Sài Gòn, anh yêu em và Tấm Cám: Chuyện chưa kể | ||
Phạm Viết Thanh | Fan cuồng | ||
Bob Nguyễn | Sút | ||
Nguyễn Anh Thao | Sài Gòn, anh yêu em |
Phim truyền hình
sửaGiải | Phim | Đạo diễn | Sản xuất | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Zippo, mù tạt và em | Trọng Trinh, Bùi Tiến Huy | VFC | [1][12] | |
Chiều ngang qua phố cũ | Trịnh Lê Phong | |||
Dòng nhớ | Trương Dũng | THVL | ||
Lựa chọn cuối cùng | Vũ Hồng Sơn | VFC | ||
Biên cương | Nguyễn Đức Việt | Hongngat Film | ||
Nguyệt thực | Nguyễn Trọng Hải | THL | ||
Lời nguyền | Nguyễn Xuân Hiệp | THVL | ||
Tình thù hai mặt | Nguyễn Anh Tuấn | MIDI |
Giải thưởng | Nhận giải | Phim | Chú thích |
---|---|---|---|
Minh Trang | Chiều ngang qua phố cũ | [1][12] | |
Lã Thanh Huyền | Zippo, mù tạt và em | ||
Lê Hồng Đăng | |||
Minh Hương | |||
Công Lý | Chiều ngang qua phố cũ | ||
Trọng Trinh, Bùi Tiến Huy | Zippo, mù tạt và em | ||
Chu Hồng Vân, Nguyễn Tuấn Thành | Lựa chọn cuối cùng |
Phim khoa học
sửaGiải cho tác phẩm | ||||
---|---|---|---|---|
Giải | Phim | Đạo diễn | Sản xuất | Chú thích |
Một giải pháp chống xói lở bờ biển | Phùng Ngọc Tú | DSF | [13] | |
Câu chuyện ngôi nhà | Vũ Hoài Nam | |||
Nuôi cấy tinh tử trong điều trị vô tinh nam | Phạm Hồng Thắng | Điện ảnh Quân đội Nhân dân | [1] | |
Giải cá nhân | ||||
Giải thưởng | Nhận giải | Phim | Chú thích | |
Vũ Hoài Nam | Câu chuyện ngôi nhà | [13] |
Phim tài liệu
sửaGiải cho tác phẩm | ||||
---|---|---|---|---|
Giải | Đạo diễn | Phim | Sản xuất | Chú thích |
Tạ Quỳnh Tư | Hai đứa trẻ | VTV | [1][13] | |
Trần Quý - Phan Huyền Thư | Ba mùa | TFS | ||
Lê Mỹ Cường | Tôi đẹp bạn cũng thế | VTV | ||
Trần Tuấn Hiệp | Việt Nam thời bao cấp - Tập 1: Tem phiếu và sổ gạo, Tập 2: Phá rào | DSF | ||
Đặng Thị Linh - Phạm Hồng Thăng | Chuyện ngày hôm qua | |||
Huỳnh Bá Phúc | Người thầy | ATV | ||
Giải cá nhân | ||||
Giải thưởng | Phim | Nhận giải | Sản xuất | Chú thích |
Hai đứa trẻ | Tạ Quỳnh Tư | VTV | [13] |
Phim hoạt hình
sửaGiải thưởng cho tác phẩm | ||||
---|---|---|---|---|
Giải | Phim | Đạo diễn | Sản xuất | Chú thích |
Cậu bé ma-nơ-canh | Phạm Hồng Sơn | Công ty TNHH một thành viên Hãng phim Hoạt hình Việt Nam | [1] | |
Xin chào Lucy | Hoàng Lộc | |||
Chú chó máy | Phạm Ngọc Tuấn | |||
Sự tích hoa phượng | Bùi Mạnh Quang | |||
Bạn là hình gì - Bạn có nghe thấy gì không? | Lê Bình | VTV7 | ||
Giải thưởng cá nhân | ||||
Giải thưởng | Nhận giải | Phim | Sản xuất | Chú thích |
Phạm Hồng Sơn | Cậu bé Ma nơ canh | Hãng phim Hoạt hình Việt Nam | [13] |
Phim ngắn
sửaGiải thưởng | Phim | Đạo diễn | Đơn vị | Chú thích |
---|---|---|---|---|
XX2061 | Phạm Thu Thủy | TPD | [1] | |
Rito Rito | Nguyễn Ngọc Thảo Ly | |||
Áo đồng phục | Nguyễn Hoàng Phương; Nguyễn Nhật Thủy | Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội | ||
Bóng tối (The Shadow) | Hà Việt Phương; Nguyễn Quốc Việt | |||
Linh | Nguyễn Trà My | |||
Tầng trên | Nguyễn Sương Mai | TPD |
Công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh
sửaGiải thưởng cho tác phẩm | ||||
---|---|---|---|---|
Giải | Công trình | Tác giả | Hình thức | Chú thích |
Không trao giải | [1] | |||
Quay phim điện ảnh và truyền hình | Phạm Thanh Hà | Sách | ||
Phim truyện Việt Nam đương đại (1986-2016) | Đặng Minh Liên | Chuyên khảo | ||
Chuyển thể văn học - điện ảnh | Lê Thị Dương | Công trình nghiên cứu liên văn bản |
Sự cố
sửaLễ trao giải lần này mắc phải một số sai sót cho thấy sự chuẩn bị yếu kém của bạn tổ chức, ngay sau khi giải "Phim hoạt hình xuất sắc" được công bố thì sân khấu bị mất điện chương trình đã phải tạm ngưng để xử lý sự cố. Giải thưởng "Nữ diễn viên chính xuất sắc cho phim truyền hình" được trao cho diễn viên Lã Thanh Huyền và NSƯT Minh Trang. Tuy nhiên, ban tổ chức đã không chuẩn bị đủ hai chiếc cúp, khiến Minh Trang không có cúp để ăn mừng, trong khi Lã Thanh Huyền cùng Hồng Đăng giương cao phần thưởng. Hai người dẫn chương trình là Hồng Ánh và Nguyên Khang đã đọc sai tên bộ phim đạt giải, "Zippo, mù tạt và em" thành "Zippo, mù tạt, anh và em" hay "12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy" đọc thành "12 chòm sao: Vẽ đường cho hươu chạy".[2] Phần nhạc nền trong quá trình trao giải chỉ sử dụng một đoạn nhạc duy nhất được biến tấu từ bộ phim Thần Kiếm của Trung Quốc do Từ Khắc đạo diễn.[10]
Vì không bằng lòng với giải thưởng là Bằng khen nên đạo diễn phim Cha cõng con là Lương Đình Dũng đã lập tức trả lại giải thưởng.[14] Ông cho rằng Ban giám khảo đã đánh giá không đúng về tác phẩm của mình.[15] Hành động này nhận về những đánh giá trái chiều từ khán giả,[16] đại diện của Ban giám khảo sau đó cũng giải thích vì bộ phim không có gì mới mẻ, đột phá nên mới không đạt được kết quả cao.[15] Bộ phim này giành được một số giải thưởng quốc tế và giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20.[17]
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h i j Tú Anh (10 tháng 4 năm 2017). “Những chủ nhân của Cánh diều 2016”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
- ^ a b Ân Nguyễn (10 tháng 4 năm 2017). “'Nhặt sạn' đêm trao giải Cánh Diều 2017”. VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d e Ân Nguyên (15 tháng 3 năm 2017). “Cánh Diều 2017 tiếp tục nói không với phim kịch bản Việt hóa”. VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ Vũ Văn Việt (1 tháng 2 năm 2016). “Giải Cánh Diều từ chối các phim như 'Em là bà nội của anh'”. VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ Khánh Thảo. “Cánh diều vàng 2016: Cuộc đua thuần túy của các phim tư nhân”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Minh Trang (15 tháng 3 năm 2017). “19 phim điện ảnh dự giải Cánh Diều, không có phim nhà nước?”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ Hà Tùng Long (9 tháng 4 năm 2018). “Cánh diều 2017: Giám khảo phải thở dài vì... quá nhiều phim "thảm hoạ"”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hà Tùng Long (19 tháng 4 năm 2018). “Điều gì sẽ xảy ra khi phim nhà nước "mất hút", phim thị trường lên ngôi?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Khánh Thảo (12 tháng 4 năm 2018). “Cuộc đua của những đối thủ "ngang tài ngang sức"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c “Tôn vinh thế hệ trẻ, giải thưởng Cánh diều vàng 2016 vẫn gây tranh cãi”. Znews.vn. 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b Thuận Nhân (10 tháng 4 năm 2017). “'Sài Gòn anh yêu em' và '12 chòm sao' thắng lớn tại giải Cánh diều 2016”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d e VnExpress. “'Sài Gòn, anh yêu em' đại thắng lễ trao giải Cánh Diều”. vnexpress.net. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d e “Đài THVN rinh nhiều giải thưởng quan trọng tại Cánh diều 2016”. Thời báo VTV. 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ L.P (9 tháng 5 năm 2017). “"Cha cõng con" giành 3 giải thưởng quốc tế tại Mỹ và Italia”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
- ^ a b An Ngọc (10 tháng 4 năm 2017). “"Cha cõng con": Thắng trên thế giới, thua trên sân nhà”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
- ^ Việt Văn (14 tháng 4 năm 2017). “"Cha cõng con" gây xôn xao vì lẽ gì?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
- ^ NGỌC HÀ – NGỌC PHÚ (29 tháng 11 năm 2017). “Báo Đà Nẵng điện tử”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.