VTV7

Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam

VTV7 là kênh truyền hình giáo dục - thiếu nhi của Đài Truyền hình Việt Nam, với mục đích dạy học, phổ biến và nâng cao kiến thức cho học sinh, sinh viên, trẻ em và mọi đối tượng trên toàn quốc.[1] VTV7 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Ban Khoa giáo của Đài Truyền hình Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo,[2] cùng các đối tác là EBS của Hàn QuốcNHK của Nhật Bản.[3]

VTV7
Quốc giaViệt Nam
Trụ sở43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080i 16:9 HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Việt Nam
Kênh liên quanVTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ
Lịch sử
Lên sóng20 tháng 11 năm 2015; 8 năm trước (2015-11-20) (Thử nghiệm)
1 tháng 1 năm 2016; 8 năm trước (2016-01-01) (Chính thức)
Liên kết ngoài
Websitevtv.vn
vtv7.vtv.vn
Có sẵn
Mặt đất
DVB-T2Kênh 27 UHF, tần số 522 MHz
Kênh 25 UHF, tần số 506 MHz
Thaicom 64034 H 19200
Trực tuyến
VTVGoXem trực tiếp
VTV.vnXem trực tiếp

Kênh VTV7 được phát sóng thử nghiệm từ 11:30 ngày 20 tháng 11 năm 2015,[4] và lên sóng chính thức từ 06:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016 với thời lượng 18/7.[5]

Hạ tầng phát sóng

sửa

Khẩu hiệu

sửa
  • 20 tháng 11 năm 2015 - 31 tháng 1 năm 2020: Vì một xã hội học tập.
  • 1 tháng 2 năm 2020 - nay: Vì một trường học hạnh phúc.

Thời lượng phát sóng

sửa
  • 20 tháng 11 năm 2015 - 31 tháng 12 năm 2015: 11:30 - 24:00 hàng ngày.
  • 1 tháng 1 năm 2016 - nay: 06:00 - 24:00 hàng ngày.
  • Tất niên: 06:00 - 19:00 cùng ngày, trừ 2017.

Tranh cãi

sửa

Sai hình ảnh minh họa

sửa

Ngay trong ngày phát sóng chính thức đầu tiên, chương trình Học lịch sử thật tuyệt đã dùng quả cà chua minh họa cho cây trồng thời kỳ Văn Lang. Trên thực tế, cà chua có nguồn gốc Trung MỹNam Mỹ và chỉ được đưa vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc.[7] VTV sau đó đã xác nhận về sự cố này và sửa lại thông tin chính xác là "cà pháo". Nguyên nhân của sự cố, theo VTV, là do sơ suất trong quá trình trao đổi thông tin giữa người làm nội dung và người thiết kế đồ họa.[8]

Chú thích

sửa
  1. ^ VietnamPlus (9 tháng 1 năm 2016). “Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7 chính thức hòa sóng | Truyền thông | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Vietnam+ (VietnamPlus) (9 tháng 1 năm 2016). “Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7 chính thức hòa sóng”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ Trí, Dân (9 tháng 1 năm 2016). “Lễ ra mắt kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ “Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7 phát sóng thử nghiệm từ 11 giờ 30 phút ngày 20/11/2015”. vtv.vn. ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ “VTV7 chính thức lên sóng thử nghiệm”. Báo điện tử VTV News.
  6. ^ “Truyền hình FPT lần đầu phát sóng kênh truyền hình giáo dục VTV7”. FPT Truyền hình. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “VTV7 dạy sử: Minh họa sai gây hậu quả nghiêm trọng”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập 5 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “VTV7 đính chính chương trình Học lịch sử thật tuyệt”. Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam vtv.vn. 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập 13 tháng 1 năm 2016.