VTV9
VTV9 là kênh truyền hình quốc gia khu vực Đông Nam Bộ của Đài Truyền hình Việt Nam, nằm trong hệ thống 9 kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam. Kênh được phát sóng với thời lượng 24/7, có nội dung phong phú bao gồm các chương trình tin tức, chuyên mục, thể thao, giải trí được xây dựng dựa trên chất liệu và thị hiếu khán giả tại miền Nam. Đồng thời, VTV9 còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn của quốc gia tại khu vực Đông Nam Bộ để phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình của VTV.
![]() | |
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Khu vực phát sóng | Đông Nam Bộ |
Trụ sở | Trụ sở hiện tại: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 7B đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Chương trình | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Định dạng hình | 1080i HDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Đài Truyền hình Việt Nam |
Kênh liên quan | VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ HTV7 (đồng liên quan) |
Lịch sử | |
Lên sóng | 8 tháng 10 năm 2007 1 tháng 1 năm 2016 (Kênh quốc gia) | (Kênh khu vực)
Đóng cửa | 31 tháng 12 năm 2015 | (Kênh khu vực)
Liên kết ngoài | |
Website | vtv.vn vtv.vn/vtv9.htm |
Có sẵn | |
Mặt đất | |
DVB-T2 | Toàn quốc, thay đổi theo khu vực (HD) |
AVG | Kênh 11 (miền Nam) |
Trực tuyến | |
VTVGo | Xem trực tiếp |
VTV.vn | Xem trực tiếp |
VTV Giải trí | Xem trực tiếp |
FPT Play | Xem trực tiếp |
VTV9 được phát sóng quảng bá miễn phí trên vệ tinh Vinasat-1, hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất tại khu vực Đông Nam Bộ, truyền hình số mặt đất tại những nơi VTV phủ sóng số mặt đất, hạ tầng truyền hình trực tuyến. Trên các dịch vụ truyền hình trả tiền khác, VTV9 được phát sóng khóa mã.
Trước năm 2016, VTV9 đóng vai trò là kênh truyền hình khu vực của VTV, lên sóng từ năm 2007.[1] Từ ngày 28 tháng 8 năm 2015, VTV9 bắt đầu được phát sóng với định dạng HD trên Truyền hình cáp Việt Nam - VTVCab. Kênh VTV9 HD đã được phát ở nhiều hạ tầng và nhà cung cấp dịch vụ khác: truyền hình số mặt đất, Truyền hình cáp SCTV, Hanoicab. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, thực hiện Đề án Quy hoạch Báo chí Quốc gia, kênh VTV9 và VTV Cần Thơ 1 chính thức sáp nhập thành kênh truyền hình quốc gia VTV9, hướng tới khán giả toàn khu vực Nam Bộ.
Tổng khống chế VTV9, Phòng Thư ký - Biên tập VTV9 được đặt tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tín hiệu được truyền tới trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội, phủ sóng rộng các thành phố trực thuộc khu vực Đông Nam Bộ[2] và phát sóng trên các hạ tầng truyền hình khác nhau phục vụ khán giả cả nước.
Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ đổi tên thành Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng thời điểm Ban Thanh thiếu niên giải thể và thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.[3]
Lịch sử hình thành Sửa đổi
VTV Cần Thơ 1 Sửa đổi
Tiền thân của VTV Cần Thơ 1 là Đài Truyền hình Cần Thơ, được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1966. Đây là đài truyền hình thứ hai của Việt Nam sau Đài Truyền hình Sài Gòn thành lập năm 1965. Lúc đầu, đài Cần Thơ được phát sóng qua hệ thống phát hình trên máy bay giống như Đài Truyền hình Sài Gòn, đến ngày 11 tháng 11 năm 1968 thì chính thức phát trên băng tần số 7.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, Đài Truyền hình Cần Thơ cũng nhanh chóng đi vào hoạt động nhằm kịp thời đáp ứng đời sống nghe nhìn và văn hóa tinh thần của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của Đài Truyền hình Cần Thơ lúc bấy giờ đã bắt tay thiết kế chuyển đổi hệ thống phát hình và thiết bị trung tâm từ hệ FCC của chế độ Việt Nam Cộng hòa để lại, sang hệ OIRT. Trung đoàn Thông tin Quân khu 9 hỗ trợ linh kiện điện tử để thiết kế ghe ghi hình lưu động và xe ghi hình lưu động giúp đơn vị. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của Đài tiếp tục thiết kế chuyển đổi từ hệ OIRT sang phát hình màu SECAM III B và sang hệ PAL – DK, thiết bị cũng dần chuyển sang phát hình hệ UMATIC, BETACAM.
Năm 1980, truyền hình tại Cần Thơ có 2 kênh phát sóng: kênh 11 VHF và kênh 6 VHF.
Những năm 1983-1984, Đài Truyền hình Cần Thơ cử cán bộ, kỹ sư giúp Campuchia thành lập Đài Truyền hình Quốc gia, xây dựng hệ thống từ trung tâm đến đài phát sóng và đảm trách việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, phóng viên. Năm 1984, truyền hình Cần Thơ cũng giúp truyền hình Đà Nẵng chuyển từ OIRT sang phát hình SECAM III B. Những năm này, các đài phát thanh và truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ cũng đã bắt đầu hình thành. Truyền hình Cần Thơ còn làm nhiệm vụ cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật giúp các đài địa phương lắp đặt thiết bị trung tâm, máy phát sóng và giúp đào tạo cả đội ngũ phóng viên, biên tập,…
Năm 1992, Đài Truyền hình Cần Thơ trở thành đài truyền hình khu vực trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và được phát sóng trên kênh 6, với logo lúc đầu là THCT, sau đó là CTV từ năm 1997. Ngày 1 tháng 1 năm 2004, Đài Truyền hình Cần Thơ có tên gọi mới Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ, với biểu trưng là CVTV.
Năm 2010, VTV Cần Thơ chuyển kênh tần số và máy phát của kênh CVTV1, từ kênh 6 VHF thành kênh 49 UHF.
Ngày 5 tháng 6 năm 2011, CVTV1 chuyển đổi nhận diện sang VTV Cần Thơ 1. Đến năm 2013, kênh VTV Cần Thơ 1 được nâng thời lượng phát sóng lên 24/7.
Ngày 1 tháng 1 năm 2016, thực hiện Quy hoạch báo chí quốc gia, kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ – VTV9 được hình thành trên cơ sở sáp nhập kênh VTV Cần Thơ 1 với VTV9 khu vực.
Ngày 17 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ra Nghị định số 34/2020/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Trong đó, thành lập Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm THVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm THVN tại Thành phố Cần Thơ. Trung tâm THVN tại Thành phố Cần Thơ trở thành Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ.[4]
VTV9 cũ Sửa đổi
- 8 tháng 10 năm 2007: Ra mắt kênh VTV9 với thời lượng phát sóng từ 05:30 - 24:00. Kênh VTV9 lúc đó là kênh truyền hình trả tiền, chỉ được phát sóng trên hệ thống Truyền hình cáp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và truyền hình số vệ tinh DTH. Tại thời điểm đó, cũng giống như các kênh truyền hình khu vực khác, VTV9 là kênh truyền hình khu vực chủ yếu phát sóng quảng bá ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ.[1]
- 13 tháng 9 năm 2010: VTV9 chính thức được phát sóng quảng bá trên toàn quốc, tuy nhiên vẫn là kênh truyền hình khu vực.
- 1 tháng 1 năm 2011: VTV9 phát sóng với thời lượng từ 06:00 đến 24:00 hàng ngày.
- 11 tháng 7 năm 2013: Kênh được phát sóng với thời lượng 24/7.
- 28 tháng 8 năm 2015: Phát sóng kênh VTV9 HD trên hệ thống Truyền hình cáp Việt Nam, trở thành kênh truyền hình thứ 7 của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng theo chuẩn HD.
- 29 tháng 9 năm 2015: Kênh VTV9 HD được phát sóng quảng bá toàn quốc qua hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2 do VTV truyền dẫn và được phát sóng trên nhiều hạ tầng truyền hình khác.
- 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức phát sóng VTV9 - Kênh truyền hình Quốc gia hướng tới khán giả Nam Bộ với thời lượng phát sóng không thay đổi, trên cơ sở sáp nhập 2 kênh khu vực là VTV9 và VTV Cần Thơ 1.
VTV9 mới Sửa đổi
- 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức phát sóng VTV9 - Kênh truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Nam Bộ trên cơ sở sáp nhập 2 kênh khu vực là VTV9 và VTV Cần Thơ 1.[2]
- 1 tháng 5 năm 2019: Ra mắt trang web và YouTube VTV9.[5]
- 17 tháng 3 năm 2020: Chính phủ ra Nghị định số 34/2020/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Trong đó, thành lập Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm THVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm THVN tại Thành phố Cần Thơ.[6]
- Từ 19 tháng 3 đến hết 30 tháng 4 năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kênh VTV9 phát sóng từ 05:00 - 24:00. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, kênh trở lại với thời lượng 24/7.
- 10 tháng 5 năm 2020: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ hợp nhất thành Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ theo Nghị định 34/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có mặt tại khắp các khu vực chủ yếu và quan trọng nhất ở Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ do Lâm Văn Tư làm Giám đốc Trung tâm.[7]
- 23 tháng 7 năm 2020: Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ chuyển trụ sở chính từ số 232/14 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh sang tòa nhà số 7B đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 8 tháng 9 năm 2022: Theo Nghị định 60/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Ban Thanh thiếu niên giải thể và Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ tách ra và tái thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.[8]
Thời lượng phát sóng Sửa đổi
CTV, 1994 - 2003 Sửa đổi
- 01/06/1994 - 16/09/1998: 07:30 - 11:45, 14:15 - 16:30, 17:30 - 00:30 hàng ngày.
- 17/09/1998 - 31/12/2003: 06:00 - 12:00, 14:00 - 16:30, 17:30 - 23:30 hàng ngày.
CVTV/CVTV1/VTV Cần Thơ 1, 2004 - 2015 Sửa đổi
- 01/01/2004 - 31/12/2011: 05:30 - 23:30 hàng ngày.
- 01/01/2012 - 31/12/2012: 05:30 - 23:20 hàng ngày.
- 01/01/2013 - 31/12/2015: 24/7.
VTV9 cũ Sửa đổi
- 08/10/2007 - 12/09/2010:
- 05:30 - 12:00, 17:00 - 24:00 hàng ngày.
- 05:30 - 24:00 hàng ngày.
- 13/09/2010 - 31/12/2010: 05:30 - 24:00 hàng ngày.
- 01/01/2011 - 10/07/2013: 06:00 - 24:00 hàng ngày.
- 11/07/2013 - 31/12/2015: 24/7.
VTV9 mới Sửa đổi
- 01/01/2016 - 18/03/2020 và 01/05/2020 - nay: 24/7.
- 19/03/2020 - 30/04/2020: 05:00 - 24:00 hàng ngày.
Lãnh đạo Sửa đổi
- Từ Lương – Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.[9]
- Ngô Trường Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Chí Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các lãnh đạo trước đây Sửa đổi
- Ông Lâm Văn Tư, Nguyên giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ.
- Ông Lê Vũ Phước, Nguyên phó giám đốc cơ quan thường trú Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ tại Thành phố Cần Thơ.
- Ông Nguyễn Ngọc Hồi – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống trụ sở và Văn phòng đại diện Sửa đổi
- Trụ sở chính: 7B đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện tại Nha Trang: 7B đường Phạm Phú Thứ, phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà
Trụ sở và Văn phòng đại diện cũ Sửa đổi
- Trụ sở cũ: 232/14 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 407 đường 30 tháng 4, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Khẩu hiệu Sửa đổi
- 8 tháng 10 năm 2007 - 27 tháng 4 năm 2016: Đậm đà bản sắc phương Nam.
- 27 tháng 4 năm 2016 - 1 tháng 1 năm 2020: Kênh truyền hình quốc gia hướng vào khu vực.
- 1 tháng 1 năm 2020 - nay: Nhịp sống phương Nam.
Xem thêm Sửa đổi
Chú thích Sửa đổi
- ^ a b thanhnien.vn (2 tháng 10 năm 2007). “Kênh truyền hình mới VTV9 có gì lạ?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b VTV, BAO DIEN TU (7 tháng 10 năm 2022). “VTV9 và hành trình 15 năm gắn bó với khán giả Nam Bộ”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nghị định 60/2022/NĐ-CP quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam mới nhất”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi 02/2018/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
- ^ VTV, BAO DIEN TU (2 tháng 5 năm 2019). “Ra mắt trang web và YouTube VTV9”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi 02/2018/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi 02/2018/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nghị định 60/2022/NĐ-CP quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
- ^ News, V. T. C. (8 tháng 11 năm 2022). “Điều động ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM đến nhận công tác tại VTV”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.