Hòa Thành, Krông Bông

xã thuộc Krông Bông

Hòa Thành là một thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Hòa Thành
Xã Hòa Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Lắk
HuyệnKrông Bông
Địa lý
Tọa độ: 12°34′19″B 108°16′55″Đ / 12,57194°B 108,28194°Đ / 12.57194; 108.28194
Hòa Thành trên bản đồ Việt Nam
Hòa Thành
Hòa Thành
Vị trí xã Hòa Thành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích28,04 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng3835 người
Mật độ137 người/km²
Khác
Mã hành chính24457[1]

Xã Hòa Thành được thành lập ngày 01/01/1977 theo Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 01/01/1977 của UBND tỉnh Đắk Lắk, có diện tích 2776 hecta. Xã Hòa Thành nằm ở phía đông bắc của huyện Krông Bông, cách trung tâm huyện khoảng 16.546 m theo trục giao thông chính từ UBND xã đến UBND huyện, phía bắc và phía đông giáp xã Dang Kang của huyện Krông Bông. Phía nam và một phần đông nam giáp xã Hòa Tân của huyện Krông Bông, phía tây giáp xã Ea Hu, huyện Cư Kuin. Toàn xã chia làm 6 thôn, có 3 trường học: THCS Lý Tự Trọng, Tiểu học Hòa Thành, Mầm non Sen Hồng.

Dân số năm 2017 là 4219 người, toàn xã có 229 hộ nghèo với 858 khẩu chiếm 25,44% và 260 hộ cận nghèo với 1.148 khẩu chiếm 28,89%. Dân cư chủ yếu di cư từ Quận Hải Châu - Đà Nẵng từ năm 1977. Một bộ phận dân cư khác di cư vào Hòa Thành năm 1988 từ huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Cụ thể là cây lúa, cây cà phê, chăn nuôi gia súc.

Xã Hòa Thành đã hoàn thành 11/19 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới (2016).

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  1. Thông tin chung: Xã Hòa Thành là xã miền núi, thuộc huyện Krông Bông, Đắk Lắk. Xã được chính thức thành lập theo Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12/09/1981 (trước đó là đơn vị hành chính thuộc huyện Krông Păc). Xã có vị trí địa lý như sau:

          Từ 108 độ 04 phút 10 giây đến 108 độ 07 phút 50 giây kinh độ Đông.

          Từ 12 độ 18 phút 10 giấy đến 12 độ 23 phút 10 giây vĩ độ Bắc.

          Xã Hòa Thành nằm ở phía đông bắc của huyện Krông Bông, cách trung tâm huyện khoảng 16.546m theo trục giao thông chính từ UBND xã đến UBND huyện, phía bắc và phía đông giáp xã Yang Kang của huyện Krông Bông. Phí nam và một phần đông nam giáp xã Hòa Tân của huyện Krông Bông, phía tây giáp xã Eahu, huyện Cư Kuin.

2. Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình:

Xã Hòa Thành là xã có diện tích tự nhiên 2.776 ha, có đặc trưng của một xã miền núi cao nguyên.

Xã có địa hình đặc trưng của vùng Tây nguyên, phía Bắc là dãy núi Cư Bà Nganh cao 582m, giáp ranh với xã Yang Kang, phía Tây Bắc là dãy núi Cư Nun, cao 643m, giáp ranh với huyện Cư Kuin. Đồi thôn 1 cao 512m, núi Cư Nao Ye cao 594m, phía Tây thôn 6 có núi cao 578 m, cũng là ranh giới xã. Phía, Tây có dãy đồi pênh cao 582m.

Địa hình có 5 bậc độ dốc chính, gồm: Bậc 1 (dưới 3 độ), bậc 2(từ 3-8độ), bậc 3(từ 8-15 độ), bậc 4 (từ 15 đến 20 độ) bậc 5(trên 20 độ).

Địa hình xã thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Độ cắt xẻ địa hình không lớn, từ 0,3 đến 0,05 km/km². Tập trung ở vùng núi phía bắc và phía tây, phía nam của địa bàn xã. Có 2 dạng địa hình chính là địa hình núi thấp (500-1000m) và địa hình đồi núi (dưới 500m). Ngoài ra còn có thung lũng ven sông, các bàu trùng, hồ đập nhân tạo.

3. Đặc điểm khí hậu:

Về khí hậu, khí hậu xã Hòa Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng địa hình có các dãy núi lớn. Thời tiết tương đối khắc nghiệt, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 12 hàng năm, mùa khô từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 năm sau. Nhiệt độ bình quân là 23,7 °C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4, nhiệt độ trung bình lên đến 25,4 đến 26,1 độ, thấp nhất là tháng 11 đến tháng 1, nhiệt độ là 20,1 đến 21,2 độ. Độ ẩm không khí trung bình là khoảng 85%, cao nhất là 95% vào mùa mưa và 75% vào mùa khô. Lượng mưa trung bình từ 1800mm đến 2000mm, cao nhất là các tháng 10 và 11 (400-450mm), có thể gây lũ lụt, ngập úng cục bộ. Số giờ nắng trung bình 180h/tháng.

Mùa khô có gió Đông và Đông, xuất hiện không thường xuyên, chịu ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, ít có lốc. Mùa mưa có gió Bắc, Đông Bắc, xuất hiện theo đợt, mỗi đợt 3-5 ngày, hầu như không có bão to, gió lớn.

4. Dân số, đặc điểm dân số:

Dân số xã Hòa Thành năm 2011 là 4.126 khẩu, đa số dân cư là người Kinh, gốc ở Quận Hải Châu, Đà Nẵng đi kinh tế mới từ năm 1977, một bộ phận gốc Thăng Bình đi kinh tế mới năm 1988, có 1 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (gia rai) với 6 khẩu.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 11,82% (103 hộ/871 hộ); hộ cận nghèo là: 14,69% (128 hộ/871 hộ).

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 22%

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%

Đa số dân cư sinh sống dọc theo trục đường chính của xã, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa nước và cây cà phê.

5. Đặc điểm Về tài nguyên, nguồn lực:

Đất đai có 5 nhóm đất chính:

          *Nhóm đất phù sa: gồm 530 ha, phân bố ở các khu đồng bằng, thung lũng, vùng trũng, bàu…, chiếm 19,1% diện tích tự nhiên của xã. Loại đất này thích hợp với phát triển cây lúa và các loại cây hàng năm.

          *Nhóm đất xám trên phù sa cổ: diện tích 453 ha, chiếm 16,32 % diện tích tự nhiên của xã, đất này cũng phù hợp với cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp, song cần có biện pháp cải tạo đất để tránh sự thoái hóa đất.

          *Nhóm đất đỏ vàng: gồm các loại đỏ vàng, nâu vàng hình thành lâu đời trên đá phiến, diện tích 1642,28 ha, chiếm 59,2% diện tích tự nhiên của xã. Loại đất này phù hợp với cây công nghiệp lâu năm và rừng tự nhiên.

          *Nhóm đất dốc tụ: hình thành do quá trình xói mòn, rửa trôi nên kém dinh dưỡng, tầng đất không dày, khó canh tác. Diện tích loại đất này là 78,55 ha, chiếm khoảng 2,83% diện tích tự nhiên của xã.

          *Nhóm đất ao hồ, sông suối: gồm diện tích mặt ao, hồ, sông suối có nước liên tục hoặc theo mùa. Loại đất này có diện tích 72,17ha, chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên của xã.

          Hiện nay trên địa bàn xã có 164,23 ha đất có thể trồng rừng, tổng diện tích rừng trồng hiện nay khoảng 5 ha. Địa phương rất quan tâm công tác phát triển diện tích rừng trồng đồng thời với công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

Diện tích mặt ao, hồ, sông suối có nước liên tục hoặc theo mùa, thêm vào đó là các ao hồ, Đập thủy lợi cung cấp nước tưới cho nông, lâm nghiệp. Vì địa hình đồng ruộng bằng phẳng và thuận lợi nên nước tưới được đảm bảo. Vào mùa khô, một số tiểu vùng thiếu nước tưới. Ngoài ra còn có tầng nước ngầm trung tính phân bố dọc theo các thung lũng ở độ sâu 10 - 20m, đây là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

Cho đến nay chưa phát hiện khoáng sản nào đáng kể, trên địa bàn xã.

Các loại tài nguyên trên đều có tiềm năng phát triển nếu biết cải tạo và khai thác đúng cách, và cần căn cứ vào tình hình khí hậu để tận dụng tài nguyên Đất, nước một cách hiệu quả. Nhìn chung xã Hòa Thành là địa phương có nhiều khả năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Về nhân lực: khoảng 50% dân số Hòa Thành nằm trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 3% dân số, chủ yếu là cán bộ, giáo viên. Còn đa số là lao động phổ thông, không có chuyên môn nghiệp vụ, ít tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến về sản xuất nông nghiệp. Vì vậy tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.