Họ Cá tai tượng biển

Họ Cá tai tượng biển (Ephippidae) là một họ cá biển theo truyền thống được xếp trong bộ Cá vược,[2] nhưng gần đây một số tác giả xếp nó vào bộ Ephippiformes.[3]

Họ Cá tai tượng biển
Thời điểm hóa thạch: Thế Eocen - Gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Bộ (ordo)Ephippiformes
Họ (familia)Ephippidae
Bleeker, 1859
Các chi[1]

Có khoảng 8 chi, với 20 loài sinh sống ở biển. Các loài được biết đến nhiều nhất gồm cá tai tượng Đại Tây Dương (Chaetodipterus faber) và chi Platax sống ở rạn san hô, được nuôi làm cá cảnh. Chúng có hình thuổng và bị nén về bên, đồng thời có vây lưng và vây hậu môn hình tam giác, rất đối xứng. Chúng có màu bạc sáng bóng với các vùng có dải màu vàng và nâu dọc hoặc đen. Đôi mắt thường nằm ở một trong các dải dọc như một phương pháp ngụy trang. Những người lặn biển đôi khi nhầm lẫn chúng với cá bướm gai, có hình dáng tương tự, nhưng không có quan hệ họ hàng gần. Các chi khác trong họ có đặc điểm là vây lưng và vây hậu môn dài, có đuôi, nhọn. Đa số các loài ăn chủ yếu là tảođộng vật không xương sống nhỏ.[4]

Một số loài cá tai tượng biển thường xuyên bị bắt bởi những người chơi câu cá thể thao. Ví dụ, cá tai tượng Đại Tây Dương, một loài cá sọc đen và trắng phổ biến ở ngoài khơi phía đông nam Hoa KỳCaribê. Chúng được yêu thích bởi chúng chống cự quyết liệt khi bị kéo vào. Cá tai tượng biển thường được coi là một nhóm bị đánh bắt quá mức. Đa số các cá thể bị bắt nhỏ, còn non và không gần kích thước tối đa được ghi nhận đối với loài của chúng.

Cá ó lửa có thể đóng vai trò là một nhóm chức năng quan trọng ở rạn san hô Great Barrier bằng cách ăn rong biển mà các loài cá ăn thực vật khác như cá mócá đuôi gai không chạm tới.[5] Rong biển phát triển quá mức giữa các loài san hô xảy ra do đánh bắt quá mức các loài cá lớn và ức chế khả năng hỗ trợ sự sống của rạn san hô.[6]

Phân loại sửa

 
Cá chim giấy tròn, Platax orbicularis

Tham khảo sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Ephippidae tại Wikispecies
  •   Tư liệu liên quan tới Ephippidae tại Wikimedia Commons
  1. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Ephippidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Ephippidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2019.
  3. ^ Ricardo Betancur-R và ctv, 2013. The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine PLOS Currents Tree of Life. 18-4-2013. Ấn bản 1. doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  4. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2005). "Ephippidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2005.
  5. ^ Bellwood, David R.; Hughes, Terry P.; Hoey, Andrew S. (ngày 1 tháng 12 năm 2006). “Sleeping Functional Group Drives Coral-Reef Recovery”. Current Biology. 16 (24): 2434–2439. doi:10.1016/j.cub.2006.10.030. PMID 17174918.
  6. ^ Batfish may come to the Great Barrier Reef's rescue