Hồ Assad (tiếng Ả Rập: بحيرة الأسد‎, Buhayrat al-Assad) là một hồ chứa nước trên sông Euphrates ở Raqqa, Syria. Hồ được tạo ra vào năm 1974 khi công trình đập Tabqa hoàn thành. Đây là hồ lớn nhất của Syria[1][2] với dung tích tối đa 11,7 kilômét khối (2,8 mi khối) và diện tích bề mặt tối đa là 610 kilômét vuông (240 dặm vuông Anh). Một mạng lưới kênh rạch rộng lớn sử dụng nước từ hồ Assad được dùng để tưới cho các vùng đất ở hai bên bờ sông Euphrates. Ngoài ra, hồ cung cấp nước uống cho thành phố Aleppo và hỗ trợ ngành công nghiệp thủy sản. Bờ hồ Assad đã phát triển nhiều khu sinh thái quan trọng.

Hồ Assad (trái), đập Tabqa (giữa) và đập Baath (phải). Bức ảnh được chụp từ STS-78 vào tháng 6 năm 1996. Hướng Bắc nằm ở góc trên bên trái của hình.
Bản đồ khu vực hồ Assad mở rộng
Địa lý
Khu vựcTỉnh Raqqa
Tọa độ36°00′B 38°10′Đ / 36°B 38,167°Đ / 36.000; 38.167
Kiểu hồHồ chứa nước
Nguồn cấp nước chínhEuphrates
Nguồn thoát đi chínhEuphrates
Quốc gia lưu vựcSyria, Thổ Nhĩ Kỳ
Độ dài tối đa80 km (50 mi)
Độ rộng tối đa8 km (5 mi)
Diện tích bề mặt525 km2 (203 dặm vuông Anh)
Dung tích10 km3 (2,4 mi khối)
Các đảoJazirat al-Thawrah
Khu dân cưAl-Thawrah

Dự án cũ

sửa
 
Đập Tabqa

Các kế hoạch đầu tiên xây một con đập ở phần lãnh thổ Syria của sông Euphrates đặt ra năm 1927, nhưng điều này đã không được thực hiện. Năm 1957, một thỏa thuận đạt được với Liên Xô và nước này về viện trợ kỹ thuật, tài chính cho việc xây dựng con đập ở Euphrates, vào năm 1960, một thỏa thuận tài chính đã được ký với Tây Đức. Một thỏa thuận tài trợ khác cho dự án đã được ký kết với Liên Xô vào năm 1965.[3] Dự án bao gồm xây một nhà máy thủy điện ở đập Tabqa và xây dựng một mạng lưới thủy lợi rộng lớn với khả năng tưới nước cho 640.000 ha (6.400 km²) đất ở hai bên bờ của dòng sông Euphrates.[4][5] Việc xây dựng con đập kéo dài từ năm 1968 đến năm 1973 và xả nước vào hồ chứa từ dòng sông Euphrates bắt đầu vào năm 1974. Dự án đã được hoàn thành dưới sự chủ trì của Hafez al-Assad, là một phần của chính sách hiện đại hóa và cải cách nông nghiệp của ông.[6] Năm 1975, chính phủ Iraq phàn nàn rằng lượng nước của sông Euphrates đã bị giảm xuống dưới mức chấp nhận được và họ đe dọa đánh bom đập Tabqa; Ả Rập Xê Út và Liên Xô tiến hành hòa giải cuối cùng đã giải quyết tranh chấp này.[7]

Giải cứu các khu khảo cổ ở vùng Hồ Assad

sửa

Dự đoán việc xả nước vào hồ Tabqa sẽ gây ngập, một chương trình khai quật nhằm cứu hộ các khu khảo cổ được các chuyên gia quốc tế thực hiện, việc tiến hành tại khu vực này từ năm 1963 đến 1974. Trong chương trình này, các cuộc khai quật đã thực hiện tại các địa điểm Hậu kỳ văn hóa Natufian đến thời Ottoman. Các địa điểm khai quật bao gồm Tell Abu Hureyra, Emar, Habuba Kabira, Mureybet, Tell es-Sweyhat, Tell FrayDibsi Faraj. Tại Qal'at Ja'bar, một lâu đài trên đỉnh đồi bị biến thành một hòn đảo do nước xả vào làm ngập hồ Assad, một vành đai bảo vệ đã được xây dựng và hai ngọn tháp tại Mureybet và Meskene đã được di dời đến một khu vực bên ngoài vùng xả nước.[8]

Đặc điểm

sửa

Dung tích tối đa của hồ Assad là 11,7 kilômét khối (2,8 mi khối) với diện tích bề mặt là 610 kilômét vuông (240 dặm vuông Anh), khiến nó trở thành hồ lớn nhất ở Syria. Công suất thực tế thật sự thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 9,6 kilômét khối (2,3 mi khối), dẫn đến diện tích bề mặt chỉ 447 kilômét vuông (173 dặm vuông Anh).[9] Dự án thủy lợi đề xuất gặp phải một số vấn đề, bao gồm hàm lượng thạch cao khá cao trong đất đai khai hoang xung quanh hồ Assad, sự nhiễm mặn đất, sự hư hỏng của các kênh đào phân phối nước từ hồ Assad và việc người nông dân không muốn tái định cư lại các khu vực đã khai hoang. Kết quả là, chỉ có 60.000 hécta (230 dặm vuông Anh) được tưới từ hồ Assad vào năm 1984.[10] Năm 2000, bề mặt được tưới đã tăng lên tới 124.000 hécta (480 dặm vuông Anh), chiếm 19 % so với 640.000 hécta (2.500 dặm vuông Anh).[11][12] Hồ Assad là nguồn nước uống quan trọng đối với thành phố Aleppo, cung cấp cho thành phố này thông qua một đường ống dẫn nước với công suất 80.000.000 mét khối (2,8×109 ft khối) nước uống mỗi năm.[4] Hồ cũng hỗ trợ một ngành công nghiệp thủy sản.[13]

 
Bản đồ (bằng tiếng Pháp) của phần lãnh thổ Syro - Thổ Nhĩ Kỳ trong lưu vực Euphrates cho thấy vị trí của đập Tabqa (Barrage de Tabqa) và hồ Assad ngay phía tây của nó.

Bờ phía tây của hồ đã sinh sôi thành một khu vực đầm lầy quan trọng. Trên bờ đông nam, một số khu vực đã được trồng phủ cây thường xanh bao gồm thông AleppoPopulus euphratica. Hồ Assad là một địa điểm trú đông quan trọng đối với các loài chim di cư. Chính phủ gần đây đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ các khu vực nhỏ dọc theo bờ hồ Assad khỏi những kẻ săn bắn bằng cách di dời các con đường giao thông có thể tiếp cận đến đây. Đảo Jazirat al-Thawra đã được chỉ định là khu bảo tồn thiên nhiên.[14]

Trong cuộc nội chiến Syria, mực nước ở hồ Assad đã giảm đáng kể. Sự sụt giảm này có thể là do nhà máy điện của đập Tabqa, đã xả nhiều nước ra khỏi hồ.[15]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Chris Torchia và Ezgi Akin (2013). “Rebels seize Syria's largest dam, controlling water and electricity supplies to wide areas”. Fox News. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Ben Hubbard (2018). “An Ancient River in Syria Sections Off a Modern War”. New York Times. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Bourgey, André (1974), “Le barrage de Tabqa et l'amenagement du bassin de l'Euphrate en Syrie”, Revue de Géographie de Lyon (bằng tiếng Pháp), 49 (4): 343–354, doi:10.3406/geoca.1974.1658, ISSN 1960-601X
  4. ^ a b Shapland, Greg (1997), Rivers of discord: international water disputes in the Middle East, New York: Palgrave Macmillan, ISBN 978-0-312-16522-2
  5. ^ Adeel, Zafar; Mainguet, Monique (2000), Summary Report of the Workshop, New Approaches to Water Management in Central Asia, United Nations University/ICARDA, tr. 208–22, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2010, truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019
  6. ^ Reich, Bernard (1990). Political Leaders of the Contemporary Middle East and North Africa: A Biographical Dictionary. Greenwood Publishing Group. ISBN 978-0-313-26213-5.
  7. ^ Kaya, Ibrahim (1998), “The Euphrates–Tigris basin: An overview and opportunities for cooperation under international law”, Arid Lands Newsletter, 44, ISSN 1092-5481
  8. ^ Bounni, Adnan (1977), “Campaign and exhibition from the Euphrates in Syria”, The Annual of the American Schools of Oriental Research, 44: 1–7, ISSN 0066-0035, JSTOR 3768538
  9. ^ Jones, C.; Sultan, M.; Yan, E.; Milewski, A.; Hussein, M.; Al-Dousari, A.; Al-Kaisy, S.; Becker, R. (2008), “Hydrologic impacts of engineering projects on the Tigris–Euphrates system and its marshlands”, Journal of Hydrology, 353 (1): 59–75, Bibcode:2008JHyd..353...59J, doi:10.1016/j.jhydrol.2008.01.029, ISSN 0022-1694
  10. ^ Collelo, Thomas (1987), Syria: A Country Study, Washington: GPO for the Library of Congress, OCLC 44250830
  11. ^ Elhadj, Elie (2008), “Dry aquifers in Arab countries and the looming food crisis”, Middle East Review of International Affairs, 12 (3), ISSN 1565-8996
  12. ^ Mutin, Georges (2003), “Le Tigre et l'Euphrate de la discorde”, VertigO (bằng tiếng Pháp), 4 (3): 1–10, doi:10.4000/vertigo.3869, ISSN 1492-8442
  13. ^ Krouma, I. (2006), “National Aquaculture Sector Overview. Syrian Arab Republic. National Aquaculture Sector Overview Fact Sheets”, FAO Fisheries and Aquaculture Department, FAO, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009
  14. ^ Murdoch, D. A.; Vos, R.; Abdallah, A.; Abdallah, M.; Andrews, I.; al-Asaad, A.; van Beusekom, R.; Hofland, R.; Roth, T.; Saveyn, B.; Serra, G.; Wells, C. (2005), A Winter Survey of Syrian Wetlands. Final Report of the Syrian Wetland Expedition, January – February 2004, London: privately published, OCLC 150245788
  15. ^ “ISIS And Assad Waging A 'Water War,' Draining Key Lake That May Make A Bad Situation Even Worse”. International Business Times. ngày 7 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.