Hồ Sâm (tiếng Trung: 胡琛; bính âm: Hú Chēn, ? – 526), vốn là tù trưởng tộc Sắc Lặc, một trong những thủ lĩnh ở khu vực Quan Lũng [1] của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.

Hồ Sâm
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 5
Mất526
Giới tínhnam
Quốc tịchBắc Ngụy

Bối cảnh và nguyên nhân sửa

Quá trình khởi nghĩa sửa

Tháng tư năm Chánh Quang thứ 5 (524), dân trấn Cao Bình là bọn Hách Liên Ân (dân tộc Hung Nô) hưởng ứng lời hiệu triệu của Phá Lục Hàn Bạt Lăng, khởi sự ở Cao Bình, đề cử Hồ Sâm làm thủ lĩnh. Ông tự xưng Cao Bình vương.

Cuối tháng ấy, Hồ Sâm phái bộ tướng Mặc Kỳ Sửu NôTúc Cần Minh Đạt tiến đánh Kính Châu [2], cùng tướng Ngụy giữ thành là Lư Tổ Thiên, Y Úng Sanh giằng co. Triều đình mệnh cho Hành đài Đại đô đốc Tiêu Bảo Dần và Tây đạo đô đốc Thôi Duyên Bá soái 12 vạn tinh binh, 8000 thiết kỵ bắc tiến, đánh dẹp khởi nghĩa. Mặc Kỳ Sửu Nô ứng biến linh hoạt, trước thua sau thắng, giết chết Thôi Duyên Bá, buộc Tiêu Bảo Dần lui chạy.

Chính vào lúc khởi nghĩa lên đến cao trào, thủ lĩnh các lộ nghĩa quân lại quay ra nghi kỵ đối phó lẫn nhau. Tháng 8, bộ tướng của Mạc Chiết Niệm SanhLữ Bá Độ đến đầu quân cho Hồ Sâm. Ông nhiệm dụng hắn ta làm Đại đô đốc, Tần vương, cấp cho người ngựa, mệnh cho hắn ta quay lại tấn công Mạc Chiết Niệm Sanh.

Sau khi đánh bại bộ tướng của Niệm Sanh là Đỗ Sán ở Thành Kỷ [3], Lữ Bá Độ tiếp tục đánh phá thành Thủy Lạc [4] của Kim Thành vương Mạc Chiết Phổ Hiền. Nhưng rồi sau đó, Hồ Sâm lại cùng Mạc Chiết Niệm Sanh liến kết chống lại Phá Lục Hàn Bạt Lăng. Vì thế, Phá Lục Hàn Bạt Lăng cả giận, ngầm phái đại thần Phí Luật lẻn vào Cao Bình, đến năm Hiếu Xương thứ 2 (526), giết được Hồ Sâm [5].

Tham khảo sửa

Xem thêm sửa

  • Trần Dần Khác, Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử giảng diễn lục (Vạn Thằng Nam chỉnh lý) Hoàng Sơn thư xã, 2000
  • Đỗ Sĩ Đạc, Bắc Ngụy sử, Nhà xuất bản Sơn Tây Cao Hiệu Liên Hiệp, 1992
  • Trâu Kỷ Vạn, Trung Quốc thông sử: Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, Nhà xuất bản Cửu Châu, 2009

Chú thích sửa

  1. ^ Nay là một dải Quan Trung và đông bộ Cam Túc
  2. ^ Châu trị nay là Kính Xuyên, Cam Túc
  3. ^ Nay là tây nam Tĩnh Ninh, Cam Túc
  4. ^ Nay là Trang Lãng, Cam Túc
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 151, năm 526