Phá Lục Hàn Bạt Lăng

Phá Lục Hàn Bạt Lăng (giản thể: 破六韩拔陵; phồn thể: 破六韓拔陵; bính âm: Pòliùhán Bálíng, ? - 526) là thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.

Phá Lục Hàn Bạt Lăng
Binh nghiệp
Tham chiến
Thông tin cá nhân
Sinh466
Mất525
Giới tínhnam
Nghề nghiệpkẻ phản loạn
Quốc tịchBắc Ngụy

Nguồn gốc tên họ

sửa

Ông có họ là "Phá Lục Hàn", tên là "Bạt Lăng", dân tộc Hung Nô. Khi xưa Hữu Cốc Lễ vương Phan Lục Hề chạy đến Bắc Ngụy, rồi mất ở đây. Con cháu lấy "Phan Lục Hề" làm họ, bởi hậu nhân đọc sai viết nhầm, thành ra "Phá Lục Hàn".

Bối cảnh thời đại

sửa

Dấy binh khởi sự

sửa

Tháng 3 năm Chính Quang thứ 5 (524), Phá Lục Hàn Bạt Lăng, vốn là cư dân của trấn Ốc Dã, hiệu triệu biên dân phản kháng chính quyền, lập tức được nhân dân địa phương chịu khổ đã lâu tích cực hưởng ứng. Bọn họ đánh chiếm nha môn, kho lương và các cơ quan quân sự, giết chết Trấn tướng; Phá Lục Hàn Bạt Lăng xưng đế, đặt niên hiệu là Chân Vương.

Phá Lục Hàn Bạt Lăng một mặt đưa quân nam tiến, một mặt phái biệt soái người Tiên TiVệ Khả Cô vây đánh 2 trấn Vũ Xuyên, Hoài Sóc.

Cao trào khởi nghĩa

sửa

Tháng 4, Vệ Khả Cô đánh hạ 2 trấn. Tháng 5, Phá Lục Hàn Bạt Lăng đánh bại Lâm Hoài vương Nguyên Úc ở Ngũ Nguyên [1], rồi thừa thắng truy kích, đánh bại An bắc tướng quân Lý Thúc Nhân ở Bạch Đạo [2]. Thanh thế của nghĩa quân vang xa, nhất thời các nơi Hạ Châu, Đông Hạ Châu, Bân Châu, Lương Châu, Tần Châu [3] nhao nhao nổi lên hưởng ứng, khởi binh phản Ngụy.

Tháng 7, Phá Lục Hàn Bạt Lăng ở Bạch Đạo một lần nữa đánh bại quân Ngụy do Phủ quân tướng quân Thôi Xiêm chỉ huy, sau đó tiến đánh Bắc thảo đại đô đốc Lý Sùng. Sùng không địch nổi, buộc phải lui về Vân Trung [4] cố thủ, giằng co với nghĩa quân.

Tháng 8, các bộ Đông – Tây Sắc Lặc đều tuyên bố phản Ngụy, nương nhờ Phá Lục Hàn Bạt Lăng.

Tháng 10, cha con Hạ Bạt Độ Bạt ở trấn Hoài Sóc tập hợp một bộ phận hương dân giết chết Vệ Khả Cô, nhưng không lâu sau, Độ Bạt bị người Sắc Lặc giết chết. Đến lúc này, triều đình một mặt hạ chiếu kêu gọi tù trưởng các tộc và cường hào địa phương tổ chức "nghĩa quân" để cần vương, một mặt hứa hẹn phong hầu, mà cầu viện Nhu Nhiên khả hãn Uất Cửu Lư A Na Côi.

Thất bại mất tích

sửa

Tháng 3 năm Chính Quang thứ 6 (525), A Na Côi đưa quân từ Vũ Xuyên tiến về trấn Ốc Dã ở phía tây. Tháng 6, Phá Lục Hàn Bạt Lăng soái quân bao vây Quảng Dương vương Nguyên Uyên ở Ngũ Nguyên, bị quân chủ Hạ Bạt Thắng mộ lấy 200 kỵ binh đến tập kích, buộc phải lui chạy. Đồng thời, Trưởng lưu tham quân Vu Cẩn thuyết phục hơn 3 vạn hộ của bộ Tây Sắc Lặc (Thiết Lặc) đầu hàng triều đình, Phá Lục Hàn Bạt Lăng đưa quân đến tập kích, kết quả nửa đường rơi vào bẫy phục kích của Nguyên Uyên, đành phải chạy về phía bắc. Không lâu sau nghĩa quân lại bị kỵ binh Nhu Nhiên đột kích, thương vong nặng nề.

Trong thời gian ngắn chịu liền hai thất bại, lòng người bắt đầu dao động, rệu rã; những thành phần địa chủ vũ trang hay quan quân đầu hàng trong lực lượng nghĩa quân nối nhau quay ra phản bội. Phá Lục Hàn Bạt Lăng đành đưa theo một ít tùy tùng vượt sông sang bờ nam của Bắc Hà [5] bỏ trốn.

Từ đây lịch sử không có thêm ghi chép nào về Phá Lục Hàn Bạt Lăng, trừ việc ông được cho là liên quan đến cái chết của Cao Bình vương Hồ Sâm vào năm sau (526).

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa
  • Trần Dần Khác, Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử giảng diễn lục (Vạn Thằng Nam chỉnh lý) Hoàng Sơn thư xã, 2000
  • Đỗ Sĩ Đạc, Bắc Ngụy sử, Nhà xuất bản Sơn Tây Cao Hiệu Liên Hiệp, 1992
  • Trâu Kỷ Vạn, Trung Quốc thông sử: Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, Nhà xuất bản Cửu Châu, 2009

Chú thích

sửa
  1. ^ Nay là tây bắc Bao Đầu, Nội Mông Cổ
  2. ^ Nay là tây bắc Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ
  3. ^ Ước đoán nay là một dải trung bộ và tây bộ Nội Mông Cổ, tây bắc bộ Thiểm Tây, trung đông bộ Cam Túc
  4. ^ Nay là tây bắc Hòa Lâm Cách Nhĩ, Nội Mông Cổ
  5. ^ Nay là sông Ô Gia, Nội Mông Cổ