Nhu Nhiên (tiếng Trung: 柔然; bính âm: Róurán; Wade–Giles: Jou-jan; nghĩa đen: "mềm yếu") hay Nhuyễn Nhuyễn/Như Như/Nhuế Nhuế (tiếng Trung: 蠕蠕/茹茹/芮芮; bính âm: Ruǎnruǎn/Rúrú/Ruìruì; nghĩa đen: "mềm nhũn/thối nát/nhỏ xíu") hoặc Đàn Đàn[1] (tiếng Trung: 檀檀; bính âm: Tántán; nghĩa đen: "Tatar"), tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Hun, là một liên minh các bộ lạc du mục trên biên giới phía bắc Trung Quốc bản thổ từ cuối thế kỷ 4 cho tới giữa thế kỷ 6. Đôi khi người ta giả định rằng người Nhu Nhiên chính là người Avar, những người sau này xuất hiện tại châu Âu. Thuật ngữ Nhu Nhiên là sự phiên âm sang tiếng Việt từ cách đọc và ghi của tiếng Trung quan thoại trong phát âm tên gọi của liên minh được sử dụng để nói tới chính liên minh này. Nhuyễn Nhuyễn và Như Như đôi khi cũng được sử dụng mặc dù từng có thời bị coi là sự xúc phạm. Chúng xuất phát từ chỉ dụ do Thái Vũ đế của Bắc Ngụy ban hành, người đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Nhu Nhiên và có mục đích để hăm dọa liên minh này. Quyền lực của người Nhu Nhiên bị liên minh Đột Quyết với các triều đại Bắc TềBắc Chu tại Trung Quốc cùng các bộ lạc Trung Á khác phá hủy năm 552.

Đế quốc Nhu Nhiên
thế kỷ 4–555
Đế quốc Nhu Nhiên (màu xanh lục), khoảng năm 500.
Đế quốc Nhu Nhiên (màu xanh lục), khoảng năm 500.
Vị thếđế quốc
Tôn giáo chính
Tengri giáo
Chính trị
Chính phủquân chủ
Khả hãn 
• thế kỷ 4
Uất Cửu Lư Mộc Cốt Lư
• 555
Uất Cửu Lư Đặng Thúc Tử
Lập phápKurultai
Lịch sử
Thời kỳTiền Trung cổ
• Thành lập
thế kỷ 4
• Giải thể
555
Tiền thân
Kế tục
Nhà nước Tiên Ti
Đế quốc Đột Quyết
Bắc Tề
Bắc Chu

Nguồn gốc sửa

Nhu Nhiên là một liên minh bộ lạc do người Tiên Ti gốc Tungus lãnh đạo, những người còn ở lại vùng thảo nguyên Mông Cổ sau khi phần lớn người Tiên Ti đã di cư xuống phía nam vào vùng Hoa Bắc và lập ra các loại vương quốc khác nhau. Họ lần đầu tiên được nhắc tới như là những người đã đánh bại người Cao Xa (高车) và thành lập một đế quốc trải rộng xung quanh Hô Luân, ở miền đông Nội Mông Cổ ngày nay. Ở phía tây của đế quốc Nhu Nhiên là bộ lạc du cư mà sử liệu phương Tây gọi là Hephthalite còn sử Trung Hoa gọi là Bạch Hung Nô, nguyên là nhà nước chư hầu của người Nhu Nhiên. Người Nhu Nhiên kiểm soát khu vực bao gồm Mông Cổ, từ khu vực Mãn Châu tới Thổ Lỗ Phan (Turpan) và có lẽ tới vùng bờ phía đông của hồ Balkhash, và từ sông Orkhon tới Trung Hoa bản thổ. Tổ tiên của họ Mugulu (Mộc Cốt Lư) được cho là ban đầu là nô lệ của các bộ lạc Thác Bạt (Tuoba), nằm ở phía bờ bắc Hoàng Hà. Hậu duệ của Mugulu là Yujiulü Shelun (Uất Cửu Lư Xã Lôn) được cho là vị thủ lĩnh đầu tiên có khả năng thống nhất các bộ lạc Nhu Nhiên và tạo ra sức mạnh cho người Nhu Nhiên nhờ các trận đánh thắng người Cao Xa và Tiên Ti. Shelun cũng là vị thủ lĩnh trên thảo nguyên đầu tiên chọn tước hiệu khả hãn (可汗) năm 402, một tước hiệu nguyên là tước hiệu của tầng lớp quý tộc Tiên Ti.

Phát triển và suy tàn sửa

Giữa người Nhu Nhiên và người Hephthalite xảy ra tranh chấp và các vấn đề trong liên minh của họ được các sứ thần Trung Hoa kích động thêm. Năm 508, người Cao Xa đánh bại người Nhu Nhiên. Năm 516 người Nhu Nhiên phục thù và đánh bại người Cao Xa. Trong liên minh Nhu Nhiên có một bộ lạc gốc Turk được sử sách Trung Hoa gọi là Đột Quyết.

Sau khi đề nghị hôn nhân với người Nhu Nhiên bị từ chối thì thủ lĩnh Đột Quyết đã ngả sang theo Tây Ngụy, triều đại kế tục Bắc Ngụy, và nổi dậy chống lại người Nhu Nhiên. Năm 555, họ chặt đầu khoảng trên 3.000 người Nhu Nhiên. Các sử sách châu Âu nói chung cho rằng người Nhu Nhiên sau đó chạy tới phía tây, vượt qua thảo nguyên và trở thành người Avar, mặc dù điều này có lẽ là sai lầm hay ở trường hợp tốt hơn thì cũng chỉ là sự đơn giản hóa thái quá. Phần còn lại của người Nhu Nhiên chạy tới Trung Quốc và trở thành những người canh giữ biên cương và cuối cùng biến mất mãi mãi như là một chính thể. Khả hãn cuối cùng của Nhu Nhiên chạy tới chỗ triều đình Tây Ngụy, nhưng thể theo yêu cầu của Đột Quyết, Tây Ngụy đã cho tử hình ông này cùng các quý tộc chạy theo ông ta.

 
Châu Á khoảng năm 500, chỉ ra vị trí của đế quốc Nhu Nhiên (trên bản đồ ghi là Khanate of the Juan-Juan) và các quốc gia láng giềng.

Người ta biết rất ít về giai cấp thống trị tại đế quốc Nhu Nhiên, trong Ngụy thư thì người ta cho rằng họ là hậu duệ của người Tiên Ti. Người Nhu Nhiên chinh phục khu vực ngày nay là Tân Cương, Mông Cổ, Trung Á và một phần Siberi cùng Mãn Châu từ cuối thế kỷ 4. Sự can thiệp và xâm lăng thường xuyên của họ có ảnh hưởng sâu sắc tới các quốc gia láng giềng. Mặc dù họ chấp nhận thị tộc Ashina (A Sử Na) của người Đột Quyết vào liên minh của mình, nhưng quyền lực của người Nhu Nhiên lại bị phá vỡ bởi chính liên minh giữa Đột Quyết với các triều đại Bắc Tề, Bắc Chu tại Trung Quốc cùng các bộ lạc khác tại Trung Á vào năm 552. Chẳng hạn, Bắc Ngụy đã thiết lập 6 đơn vị quân sự đồn trú trên biên giới với Nhu Nhiên, mà sau này trở thành tiêu điểm của một số vụ nổi dậy lớn đầu thế kỷ 6.

Danh sách các vị khả hãn của Nhu Nhiên sửa

Người Nhu Nhiên là người gốc Mông Cổ đầu tiên sử dụng tước vị Khả hãn cho thủ lĩnh tối cao của họ[2]. Danh sách dưới đây (cho tới Uất Cửu Lư Bà La Môn) được lấy theo Ngụy thư quyển 103[3]

Miếu hiệu Đế hiệu Họ tên Trị vì Niên hiệu và thời gian
Những người có đế hiệu thì sử dụng đế hiệu; nếu không rõ thì dùng họ tên cộng với "khả hãn"
Không có Không có Uất Cửu Lư Mộc Cốt Lư (郁久閭木骨閭, Yujiulü Mugulü) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Xa Lộc Hội [4] (郁久閭車鹿會, Yujiulü Cheluhui) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Thổ Nô Khôi[5] (郁久閭吐奴傀, Yujiulü Tunugui) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Bạt Đề [6] (郁久閭跋提, Yujiulü Bati) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Địa Túc Viên [7] (郁久閭地粟袁, Yujiulü Disuyuan) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Thất Hậu Bạt [8] (郁久閭匹候跋, Yujiulü Pihouba) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Ôn Hột Đề[9] (郁久閭縕紇提, Yujiulü Mangeti) thế kỷ 4 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Hạt Đa Hãn (郁久閭曷多汗, Yujiulü Heduohan) thế kỷ 4 Không có
Không có Khâu Đậu Phạt khả hãn (丘豆伐可汗, Qiudoufa Khan) Uất Cửu Lư Xã Lôn (郁久閭社崙, Yujiulü Shelun) 402–410 Không có
Không có Ái Khổ Cái khả hãn (藹苦蓋可汗, Aikugai Khan) Uất Cửu Lư Hộc Luật[10] (郁久閭斛律, Yujiulü Hulü) 410–414 Không có
Không có Uất Cửu Lư Bộ Lộc Chân khả hãn (郁久闾步鹿真可汗, Yujiulü Buluzhen Khan) Uất Cửu Lư Bất Thụ[11] (郁久閭不受, Yujiulü Bushou) 414 Không có
Không có Mưu Hãn Hột Thăng Cái khả hãn (牟汗紇升蓋可汗, Mouhanheshenggai Khan) Uất Cửu Lư Đại Đàn[12] (郁久閭大檀, Yujiulü Datan) 414–429 Không có
Không có Sắc Liên khả hãn (敕連可汗, Chilian Khan) Uất Cửu Lư Ngô Đề[13] (郁久閭吳提, Yujiulü Wuti) 429–444 Không có
Không có Xử khả hãn (處可汗, Chu Khan) Uất Cửu Lư Thổ Hạ Chân[14] (郁久閭吐賀真, Yujiulü Tuhezhen) 444–464 Không có
Không có Thụ La Bộ Chân khả hãn (受羅部真可汗, Shouluobuzhen Khan) Uất Cửu Lư Dư Thành[15] (郁久閭予成, Yujiulü Yucheng) 464–485 Vĩnh Khang (永康) 464–484
Không có Phục Cổ Đôn khả hãn (伏古敦可汗, Fugudun Khan) Uất Cửu Lư Đậu Lôn[16] (郁久閭豆崙, Yujiulü Doulun) 485–492 Thái Bình (太平) 485–492
Không có Hậu Kì Phục Đại Khố Giả khả hãn (候其伏代庫者可汗, Houqifudaikezhe Khan) Uất Cửu Lư Na Cái[17] (郁久閭那蓋, Yujiulü Nagai) 492–506 Thái An (太安) 492–505
Không có Đà Hãn khả hãn (佗汗可汗, Tuohan Khan) Uất Cửu Lư Phục Đồ[18] (郁久閭伏圖, Yujiulü Futu) 506–508 Thủy Bình (始平) 506–508
Không có Đậu La Phục Bạt Đậu Phạt khả hãn (豆羅伏跋豆伐可汗, Douluofubadoufa Khan) Uất Cửu Lư Sửu Nô[19] (郁久閭醜奴, Yujiulü Chounu) 508–520 Kiến Xương (建昌) 508–520
Không có Sắc Liên Đầu Binh Đậu Phạt khả hãn (敕連頭兵豆伐可汗, Chiliantoubingdoufa Khan) Uất Cửu Lư A Na Côi[20] (郁久閭阿那瓌, Yujiulü Anagui) 520
525[21]-552
Không có
Không có Di Ngẫu Khả Xã Câu khả hãn (彌偶可社句可汗, Mi'oukeshegou Khan) Uất Cửu Lư Bà La Môn[22] (郁久閭婆羅門, Yujiulü Poluomen) 520–521[23] Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Thiết Phạt[24] (郁久閭鐵伐, Yujiulü Tiefa) 552–553 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Đăng Chú (郁久閭登注, Yujiulü Dengzhu) 553 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Khang Đề (郁久閭康提, Yujiulü Kangti) 553 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Am La Thần (郁久閭菴羅辰, Yujiulü Anluochen) 553–554 Không có
Không có Không có Uất Cửu Lư Đặng Thúc Tử (郁久閭鄧叔子, Yujiulü Deng Shuzi) 555 Không có

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Zhang Min, Lun Beiwei Changcheng Junzheng Fangwei Tixi De Jianli ("On the Defensive System of Great Wall Military Town of Northern Wei Dynasty") China’s Borderland History and Geography Studies, tháng 6 năm 2003, quyển 13, số 2, trang 15.
  2. ^ Rene Grousset - the Empire of Steppes
  3. ^ Ngụy thư: Quyển 103, Liệt truyện 91 - Nhuyễn Nhuyễn
  4. ^ Con Mộc Cốt Lư.
  5. ^ Con Xa Lộc Hội.
  6. ^ Con Thổ Nô Khôi.
  7. ^ Con Bạt Đề.
  8. ^ Con Địa Túc Viên.
  9. ^ Em Thất Hậu Bạt
  10. ^ Em trai Xã Lôn
  11. ^ Cháu gọi Hộc Luật là chú.
  12. ^ Em họ Xã Lôn.
  13. ^ Con Đại Đàn.
  14. ^ Con Ngô Đề.
  15. ^ Con Thổ Hạ Chân.
  16. ^ Con Dư Thành.
  17. ^ Chú ruột của Đậu Lôn.
  18. ^ Con Na Cái.
  19. ^ Con Phục Đồ.
  20. ^ Em trai Sửu Nô.
  21. ^ Theo Ngụy thư thì năm này ông mới phục quốc được.
  22. ^ Anh họ A Na Côi.
  23. ^ Bị người Cao Xa đánh bại tháng 5 năm 521, phải chạy tới Lương châu quy hàng Bắc Ngụy. Chết năm 523.
  24. ^ Em họ A Na Côi

Tham khảo sửa