HD 89998 (hay r Velorum) là tên của một ngôi sao đơn lẻ[8] nằm trong chòm sao phương nam Thuyền Phàm. Cấp sao biểu kiến của nó là 4,82 nên với mắt thường[2], ta thấy nó là một ngôi sao mờ nhạt. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Khoảng cách của nó với chúng ta, được tính theo giá trị dịch chuyển thị sai hàng năm 15,9 mili giây cung[1], là 205 năm ánh sáng. Nó đang di chuyển xa ra khỏi phía Trái Đất với vận tốc xuyên tâm nhật tâm là 21 km/s[4], đã từng tới gần với khoảng cách 140 năm ánh sáng tính vào thời điểm 1,552 triệu năm trước.[2]

HD 89998
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thuyền Phàm
Xích kinh 10h 22m 19,58477s[1]
Xích vĩ −41° 38′ 59,8592″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 4,82[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK1 III[3]
Chỉ mục màu B-V1,095±0,055[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+20,9±0,8[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −27,664[1] mas/năm
Dec.: +60,090[1] mas/năm
Thị sai (π)15,9154 ± 0,1375[1] mas
Khoảng cách205 ± 2 ly
(62,8 ± 0,5 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)0,84[2]
Chi tiết
Bán kính11,6[5] R
Độ sáng54,04[6] L
Nhiệt độ4.812[6] K
Tên gọi khác
r Vel, NSV 4837, CD−41° 5809, FK5 1268, HD 89998, HIP 50799, HR 4080, SAO 221998[7]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Nó là một sao khổng lồ đã tiến hóa với quang phổ loại K1 III[3], với III khớp với việc nó là một sao khổng lồ. Giá trị đường kính góc của ngôi sao này thu được từ phương pháp đo giao thoa và sau khi được hiệu chỉnh do hiệu ứng quầng tối mờ là 1,72 ± 0,02 mili giây cung[9]. Ở khoảng cách ước tính của nó nên người ta xác định được bán kính của nó là gấp 11,6 lần Mặt Trời[5]. Nó phát xạ cao gấp 54 lần độ sáng của Mặt Trời[6] với nhiệt độ hiệu dụng tại quang quyển là 4.812 Kelvin.[6]

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051.
  2. ^ a b c d e f g Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  3. ^ a b c Houk, Nancy (1978), Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars, 2, Ann Arbor: Dept. of Astronomy, University of Michigan, Bibcode:1978mcts.book.....H.
  4. ^ a b c de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.
  5. ^ a b Lang, Kenneth R. (2006), Astrophysical formulae, Astronomy and astrophysics library, 1 (ấn bản 3), Birkhäuser, ISBN 3-540-29692-1. The radius (R*) is given by:
     
  6. ^ a b c d McDonald, I.; và đồng nghiệp (2012), “Fundamental parameters and infrared excesses of Hipparcos stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 427: 343, arXiv:1208.2037, Bibcode:2012MNRAS.427..343M, doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21873.x.
  7. ^ “HD 85622”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  9. ^ Richichi, A.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431 (2): 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039.