Hedvig Sofia của Thụy Điển

Hedvig Sofia Augusta của Thụy Điển [1] (tiếng Thụy Điển: Hedvig Sofia av Sverige; 26 tháng 6 năm 1681 – 22 tháng 12 năm 1708), là con cả của Karl XI của Thụy ĐiểnUlrikke Eleonore của Đan Mạch và là Công tước phu nhân xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp. Hedvig Sofia là người thừa kế ngai vàng Thụy Điển từ khi sinh ra cho đến khi em trai ra đời một năm sau đó và một lần nữa kể từ em trai Karl XII trở thành Quốc vương Thụy Điển vào năm 1697 cho đến khi qua đời. Hedvig Sofia còn là nhiếp chính của Công quốc Holstein-Gottorp cho con trai từ năm 1702 đến 1708.

Hedvig Sofia của Thụy Điển
Hedvig Sofia av Sverige
Hedvig Sofia của Thụy Điển, họa bởi David von Krafft.
Công tước phu nhân xứ Schleswig-Holstein-Gottorp
Tại vị12 tháng 5 năm 1698 – 19 tháng 7 năm 1702
(4 năm, 68 ngày)
Tiền nhiệmFrederikke Amalie của Đan Mạch
Kế nhiệmAnna Petrovna của Nga
Thông tin chung
Sinh(1861-06-26)26 tháng 6 năm 1861
Lâu đài Tre Kronor, Stockholm, Thụy Điển
Mất22 tháng 12 năm 1708(1708-12-22) (27 tuổi)
Stockholm, Thụy Điển
An tángNhà thờ Riddarholm, Thụy Điển
Phối ngẫuFriedrich IV xứ Schleswig-Holstein-Gottorf
Hậu duệKarl Friedrich I, Công tước xứ Schleswig-Holstein-Gottorf
Tên đầy đủ
Hedvig Sofia Augusta
Vương tộcNhà Pfalz-Zweibrücken
Thân phụKarl XI của Thụy Điển Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuUlrikke Eleonore của Đan Mạch

Tuổi trẻ

sửa
 
Bức tranh vẽ Vương nữ Hedvig Sofia của Thụy Điển và em trai Karl XII tương lai của Thụy Điển.

Hedvig Sofia dành phần lớn tuổi thơ tại Cung điện Karlberg. Sau khi mẹ qua đời vào năm 1693, Hedvig Sofia và các em được giám hộ bởi bà ngoại là Hedwig Eleonora xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp, Thái hậu Thụy Điển. Người chăm sóc chính cho Vương nữ là Juliana Schierberg, người bạn tri kỷ và có ảnh hưởng lớn đến Vương nữ. Hedvig Sofia còn là người cháu yêu thích của bà nội Hedwig Eleonora. Và bởi ảnh hưởng của bà nội, Hedvig Sofia có tư tưởng chống Đan Mạch. Hedvig Sofia được nhận xét là xinh đẹp, quyến rũ nhưng đoan trang và là một học sinh giỏi, đặc biệt là với môn hội họa. [2] Vương nữ cũng được ghi nhận là người hòa đồng trong triều đình Thụy Điển nghiêm nghị, và có ghi nhận rằng Quốc vương Karl XI đã chi cho con gái nhiều tiền hơn so với việc chi tiêu cho những việc khác. [2]

Từ năm 1697 đến năm 1699, Đan Mạch có chính sách thiết lập liên minh với Thụy Điển thông qua đám cưới kép giữa Karl XII của Thụy Điển với Sophie Hedevig của Đan Mạch và giữa Carl của Đan Mạch và Hedvig Sofia của Thụy Điển (sau cuộc hôn nhân của Hedvig Sophia vào năm 1698, Vương nữ được thay thế bởi Ulrika Eleonora của Thụy Điển). [3] Nhà ngoại giao Jens Juel đã mời Beata Elisabet von Königsmarck để xúc tiến cho mối hôn sự. Tuy nhiên, sau cùng không cuộc hôn nhân nào diễn ra cả.

Công tước phu nhân

sửa

Ngày 12 tháng 5 năm 1698 tại Karlberg, Hedvig Sofia kết hôn với anh họ Friedrich IV xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp. Cuộc hôn nhân của Vương nữ được sắp đặt như một phần của chính sách liên minh truyền thống giữa Thụy Điển với Holstein-Gottorp để chống lại Đan Mạch. Em trai Karl XII của Hedvig Sofia trước đó đã được cho là sẽ cưới em gái Marie Elisabeth của Friedrich, nhưng Karl XII đã từ chối. Cuộc hôn nhân đã được quyết định từ thời thơ ấu của Hedvig Sofia và trái với ý muốn của Vương nữ. Cuộc hôn nhân giữa Hedvig Sofia và Friedrich IV cũng không hạnh phúc. Vương nữ không thích lối sống sa đọa của Friedrich IV, điều mà Công tước đã biết ngay cả trước khi hai người kết hôn. [2]

Năm 1698, Hedvig Sofia đến thăm Holstein-Gottorp và ở lại đây khoảng một năm. Trong thời gian ở Gottorp, Friedrich IV thường đến thăm những người tình ở Hamburg và cũng đưa một vài người trong số đó đến Gottorp. Mistress of the Robes [a] của Hedvig Sofia là Beata Magdalena Wittenberg, đã vướng vào một cuộc xung đột vật lý với một nam cận thần đảm nhiệm vai trò ma cô [b] của Friedrich IV, một cuộc xung đột kết thúc với việc Wittenberg hất văng bộ tóc giả của Beata và Hedvig Sophia yêu cầu quay trở lại Thụy Điển. [4]

Năm 1699, Hedvig Sofia trở lại Thụy Điển, bấy giờ được xếp ở vị trí thứ hai trong hàng thừa kế ngai vàng Thụy Điển và là người thừa kế lâm thời. Bà Công tước cư trú chủ yếu tại Karlberg. Hedvig Sophia là một người tích cực tham gia vào các bữa tiệc và thường xuyên làm chủ triều đình của em trai khoảng vài năm trước Đại chiến Bắc Âu và dành phần lớn cuộc đời mình tại triều đình Thụy Điển. Cuộc hôn nhân của Hedvig Sofia là khởi đầu của một chuỗi lễ hội kéo dài cho đến khi Vương nữ rời đi, và khi Hedvig Sofia trở lại, một chuỗi lễ hội khác đã được bắt đầu và kéo dài cho đến khi chiến tranh bùng nổ.

Hedvig Sophia được coi là người có ảnh hưởng chính trị đối với em trai Karl XII: vào ngày 1 tháng 10 năm 1702, bá tước Magnus Stenbock đã nhờ cậy vợ là nữ bá tước Eva Oxenstierna sử dụng ảnh hưởng của mình trong quốc hội để liên hệ với Hedvig Sophia và nhờ Vương nữ thuyết phục Karl XII chấm dứt chiến tranh và thiết lập hòa bình. [3]

Nhiếp chính

sửa

Ngày 18 tháng 10 năm 1702, Hedvig Sofia trở thành góa phụ và là nhiếp chính chính thức cho con trai là tân Công tước xứ Holstein-Gottorp chưa đến tuổi thành niên. [5] Tuy nhiên, Bà Thái Công dành phần lớn thời gian ở Thụy Điển và hiếm khi đến thăm nhà chồng: Hedvig Sofia giao công việc hàng ngày của công quốc cho Christian August xứ Schelewig-Holstein-Gottorp, chú của người chồng quá cố, nhưng những vấn đề quan trọng nhất luôn là được Hedvig Sofia thông qua. [5] Hedvig Sofia đã có kế hoạch đến thăm Holstein-Gottorp vào năm 1705, nhưng Karl XII yêu cầu chị gái ở lại Thụy Điển và Hedvig Sofia đồng ý. [2] Với tư cách là Nhiếp chính, Hedvig Sophia đảm bảo rằng chính sách cũ của Holstein-Gottorp vẫn được giữ nguyên là liên minh với Thụy Điển để chống lại Đan Mạch. [5] Điều này dẫn đến một số căng thẳng với bên chính quyền ở Holstein-Gottorp lúc bấy giờ đang xem xét về một liên minh khác, nhưng Hedvig Sofia vẫn nắm quyền kiểm soát các chính sách và đường lối của Thái Công tước phu nhân được duy trì cho đến khi Hedvig Sofia qua đời mà không xảy ra bất kỳ xung đột công khai nào. [6]

Tại Thụy Điển, Hedvig Sofia có gắng để con trai mình được chấp nhận làm người thừa kế ngai vàng Thụy Điển, và "Đảng Holstein", theo cách gọi kể từ cái chết của em trai Vương nữ, cũng là ứng cử viên thành công nhất dưới sự lãnh đạo của Hedvig Sofia cho đến khi Vương nữ qua đời vào năm 1708. Là một góa phụ, Hedvig Sofia trở thành đối tượng của một kế hoạch dàn xếp một cuộc hôn nhân chính trị mới. Trong số các ứng cử viên có Trữ quân Hannover, tương lai là Quốc vương George II của Đại Anh. [2] Tuy nhiên, Hedvig Sofia từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt. Lúc đó Vương nữ có quan hệ với vị cận thần trẻ tuổi là Olof Gyllenborg. [2] Hedvig Sofia đã thân quen với Olof Gyllenborg từ trước khi kết hôn, và sau cái chết của chồng, Olof Gyllenborg đã cho Vương nữ biết tình cảm của mình qua một bài thơ với thông điệp rằng thà thú nhận tình cảm còn hơn là để nó cứ thế chết đi. [2] Mối quan hệ sau đó đã được công khai tại triều đình và dường như đã được chấp nhận, mặc dù bà nội của Hedwig Eleonora xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp của Hedvig Sofia rất không thích.

Tại triều đình Thụy Điển, Hedvig Sophia được miêu tả là một người phụ nữ đẹp, có niềm yêu thích với thời trang và được mệnh danh là "Vương nữ Vui vẻ". [7] Hedvig Sofia là trung tâm của đời sống xã hội tại triều đình, và người ta nói rằng mọi thú vui của cuộc sống cung đình đều chấm dứt sau khi Vương nữ qua đời. Hedvig Sofia là một ca sĩ tài năng: trong Đại chiến Bắc Âu,Vương nữ xuất hiện với tư cách là ca sĩ tại các buổi hòa nhạc tại triều đình, trong khi em gái Ulrika Eleonora chơi đàn clavier. [7] Giống như em gái, Hedvig Sofia nhiều lần xin đến thăm em trai trên chiến trường trong chiến tranh, điều mà nhiều phụ nữ khác thường làm, nhưng lần nào cũng bị từ chối. [8]

Năm 1708, Hedvig Sofia qua đời vì mắc phải bệnh đậu mùa khi chăm sóc con trai qua cơn bạo bệnh. Vào tháng 7 năm 1709, em trai Vương nữ, người vừa lâm vào cảnh tị nạn sau thảm họa quân sự tại Poltava và đang ở xa Bender (ngày nay ở Moldavia), nhận được tin Hedvig Sophia qua đời ở Stockholm vào tháng 12 trước năm ngoái. Karl XII lúc đầu không tin chị gái đã qua đời, và đây là lần duy nhất Quốc vương được biết là đã khóc. Đó là "một sự kiện mà tôi đã tin tưởng rằng sẽ không bao giờ bất hạnh đến thế để tồn tại" và anh ấy đã phải chịu đựng "nỗi đau buồn không bao giờ có thể rời bỏ tôi cho đến khi những người đã chia tay sẽ gặp lại nhau". [7] Lễ tang và mai táng của Hedvig Sophia tại Nhà thờ Riddarholm không diễn ra cho đến năm 1718, sau khi Karl XII qua đời. Hedvig Sofia được chôn cất tạm thời vào năm 1708, nhưng lễ tang chính thức bị trì hoãn để chờ lệnh của em trai Hedvig Sofia về cách tiến hành. [2] Tuy nhiên, vào năm 1716, Hedvig Sofia và bà nội được chôn cất vội vàng mà chư qua ý kiến của Quốc vương vì họ lo rằng Karl XII sẽ nhất quyết tổ chức một đám tang mà đất nước không còn đủ khả năng chi trả. [2]

Hedvig Sofia có lẽ được biết đến nhiều nhất qua lượng thư từ giữa Vương nữ và em trai Karl XII, người dành phần lớn cuộc đời cho các chiến dịch chiến tranh ở nước ngoài. Khi Karl XII qua đời vào năm 1718 và không có hậu duệ, đứa con duy nhất của Hedvig Sofia là Công tước Karl Friedrich sẽ kế vị Karl XII. Thế nhưng em gái của Karl XII là Ulrika Eleonora đã nhanh chóng giành lấy ngai vàng.

Hậu duệ

sửa
Tên Sinh Mất Ghi chú
Karl Friedrich, Công tước xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp 30 tháng 4 năm 1700 18 tháng 6 năm 1739 Kết hôn với Anna Petrovna của Nga và có hậu duệ.

Hedvig Sophia còn là bà nội của Hoàng đế Pyotr III của Nga.

Gia phả

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Người phụ trách bảo quản tủ trang sức và tủ quần áo của nữ chủ nhân. Xem chi tiết hơn ở Nữ quan.
  2. ^ Người môi giới mại dâm.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Paul Meijer Granqvist in Carl X Gustaf "den förste pfalzaren" Askerbergs, Stockholm 1910 p. 140
  2. ^ a b c d e f g h i Nanna Lundh-Eriksson (1947). Hedvig Eleonora. Stockholm: Wahlström & Widstrand. ISBN
  3. ^ a b Norrhem, Svante (2007). Kvinnor vid maktens sida: 1632-1772. Lund: Nordic Academic Press. Libris 10428618. ISBN 978-91-89116-91-7
  4. ^ Berättelser ur svenska historien / 27. Karl den tolftes regering. H. 7. Karl den tolfte och hans samtida
  5. ^ a b c Grauers, Sven. “Hedvig Sofia - Svenskt Biografiskt Lexikon”. sok.riksarkivet.se. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ “Hedvig Sofia Riksarkivet SBL”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ a b c Lundh-Eriksson, Nanna: Den glömda drottningen. Karl XII:s syster. Ulrika Eleonora D.Y. och hennes tid. Affärstryckeriet, Norrtälje. (1976)
  8. ^ Lundh-Eriksson, Nanna: Den glömda drottningen. Karl XII:s syster. Ulrika Eleonora D.Y. och hennes tid. Affärstryckeriet, Norrtälje. (1976)

Nguồn tài liệu

sửa
  • Anteckningar om svenska qvinnor (tiếng Thụy Điển)
  • Wilhelmina Stålberg: Anteqningar om Svenska kvinnor (Bằng tiếng Anh: Ghi chú về phụ nữ Thụy Điển) (bằng tiếng Thụy Điển)
  • Dansk biografisk Lexikon / VII. Bind. I. Hansen - Holmsted
  • Lundh-Eriksson, Nanna: Den glömda drottningen. Karl XII:s syster. Ulrika Eleonora D.Y. och hennes tid. Affärstryckeriet, Norrtälje. (1976)
  • Norrhem, Svante (2007). Kvinnor vid maktens sida : 1632–1772. Lund: Nordic Academic Press. Libris 10428618. ISBN 978-91-89116-91-7
  • Nanna Lundh-Eriksson (1947). Hedvig Eleonora. Stockholm: Wahlström & Widstrand. ISBN

Liên kết ngoài

sửa
Hedvig Sofia của Thụy Điển
Sinh: 26 tháng 6, năm 1681 Mất: 22 tháng 12, năm 1708
Tước hiệu Hoàng gia
Tiền nhiệm
Frederikke Amalie của Đan Mạch
Công tước phu nhân xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp
12 tháng 5 năm 1698 – 19 tháng 7 năm 1702
Kế nhiệm
Anna Petrovna của Nga