Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Recording Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam.[1] Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.[2] Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực mà tổ chức này hoạt động.[3] Trụ sở chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội chính thức ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 2003.[4]

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam
Thành lập11.2003
Trụ sở chính9 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí
Trang webhttps://riav.org.vn/

Hoạt động đáng chú ý

sửa

Kiện Nokia và dịch vụ của FPT Telecom

sửa

Ngày 27 tháng 10 năm 2008, Hiệp hội họp báo công bố quyết định khởi kiện công ty Nokia [Nokia Việt Nam] và dịch vụ IPTV của FPT Telecom do những đơn vị này sử dụng các bản ghi âm của các hội viên mà không có sự cho phép của họ.[5] Nokia tuyên bố đã mua bản quyền gần 10.500 bài hát từ nhacso.net (FPT Online) để dùng cho chương trình khuyến mại tặng thẻ tải nhạc khi mua điện thoại di động nhưng họ không trưng ra được bản hợp đồng ký với website này.[5] Sự việc khiến Giám đốc pháp lý và quan hệ chính phủ khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Nokia đã phải lên tiếng khẳng định sẽ giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng bản quyền, nếu sai thì sẽ nhận trách nhiệm về mình.[6] Về phần dịch vụ IPTV, đây là kênh truyền hình trực tuyến có thu phí, tuy nhiên kênh này được cho là đã sử dụng rất nhiều sản phẩm ghi âm, ghi hình thuộc quyền quản lý quyền liên quan của Hiệp hội.[7] Phía FPT Telecom (quản lý IPTV) nói rằng họ dự tính ký kết mua bản quyền với nhacso.net (FPT Online), nhưng theo chánh văn phòng Hiệp hội thì FPT Online không ký hợp đồng bán nhạc cho FPT Telecom.[8] Mặt khác, phía Hiệp hội cũng cho rằng nhacso.net đã vi phạm quyền lợi của họ trong thời gian rất dài nên sẽ tiến hành khởi kiện riêng.[8] Ngày 31 tháng 10 năm 2008, FPT Online đã gửi công văn tới Hiệp hội nhận sai và mong có thêm một buổi làm việc với Hiệp hội để giải quyết.[6]

Thỏa thuận thu phí tải nhạc số

sửa

Tháng 8 năm 2012, năm website âm nhạc gồm mp3.zing.vn, nhaccuatui.com, nhac.vui.vn, mp3.xxxx và nghenhac.info đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam và công ty MVCorp về việc thu phí 1.000 đồng cho mỗi bài nhạc tải xuống từ website của họ[9] Hiệp hội đã chọn MVCorp làm đối tác duy nhất quản lý quyền các bản ghi âm nhạc trên mạng viễn thông và Internet trong thời hạn ba năm. Tuy nhiên, hợp đồng bị xác nhận đã thanh lý vào tháng 5 năm 2013 sau khi công ty này đề nghị rút lui.[9] Phó Chủ tịch của Hiệp hội cho biết họ đang tìm kiếm đối tác khác để tiếp tục tham gia việc thu phí nhạc trực tuyến.[10]

Hội viên

sửa

Nguồn:[11]

Nhạc sĩ

sửa

Các nhạc sĩ: Đỗ Tú Tài, Minh Châu, Dương Đình Trí, Quỳnh Hợp, Mai Thu Sơn, Cao Nhật Minh, Lê Quang Thanh Tâm, Lý Thái Long, Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Tài, Vũ Trường Thông, Bùi Nguyên Lâm, Trịnh Gia Kiệt, Bảo Hưng

Ca sĩ

sửa

Các ca sĩ: Nghi Văn, Kannan Nguyễn, Ngọc Sơn, Hương Lan, Dương Đình Trí,...

Doanh nghiệp

sửa
STT Tên doanh nghiệp
1 Công ty Sản xuất và Phát hành Băng đĩa nhạc Minh Thống
2 Công ty Cổ phần Giải trí Đêm Sài Gòn - Saigonnights
3 Công ty TNHH Một thành viên Đĩa Hát Việt Nam
4 Công ty TNHH Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật Nam Phương
5 Công ty Cổ phần Phim truyện 1 tại TP. HCM
6 Công ty Cổ phần Nghe nhìn Thăng Long (Thang Long Audio Visual)
7 Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Băng từ Hoàng Tuấn (HT Audio Video Production)
8 Công ty TNHH Văn hoá Nghệ thuật Hoàng Đỉnh
9 Công ty Cổ phần Văn hoá tổng hợp Bến Thành - Bến Thành Audio Video
10 RIAV - Đàm Vĩnh Hưng (Công ty TNHH Giải trí Tiếng Hát Việt)
11 Công ty Cổ phần Nhiếp ảnh và Dịch vụ Văn hoá TP.HCM - Trung tâm băng nhạc Lạc Hồng
12 Công ty TNHH Phát hành băng đĩa và Tổ chức Biểu diễn Tuấn Trinh
13 Trung tâm Dịch vụ Truyền hình - Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh
14 Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Kim Lợi
15 Công ty Cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm Văn hóa (Hồ Gươm Audio & Video) - Trung tâm Dịch vụ CD & VCD
16 Hãng phim Trẻ - Trung tâm Băng nhạc Trẻ
17 Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình - Trung tâm băng nhạc Trùng Dương (Trùng Dương Audio & Video)
18 Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đông Hải
19 Công ty TNHH Sản xuất Biểu diễn Sài Gòn - Trung tâm băng nhạc Rạng Đông
20 Hãng phim Phương Nam
21 Công ty TNHH Một thành viên Vật phẩm Văn hóa Sài Gòn (SAIGON VAFACO)

Chú thích

sửa
  1. ^ Quyết định số 31/2003/QD-BNV ngày 16/6/2003 Về việc cho phép thành lập Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam Lưu trữ 2015-09-23 tại Wayback Machine, Bộ Nội vụ (Việt Nam)
  2. ^ RIAV - Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam, Trang web Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO)
  3. ^ Về RIAV, Trang chủ của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam
  4. ^ Chính thức ra mắt Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam[liên kết hỏng], TTXVN, 12 tháng 11 năm 2003
  5. ^ a b Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam khởi kiện Nokia, SGGP Online, 28 tháng 10 năm 2008
  6. ^ a b FPT vi phạm bản quyền là ngoài dự kiến của Nokia khu vực Lưu trữ 2013-11-25 tại Wayback Machine, Báo Đất Việt, 1 tháng 11 năm 2008
  7. ^ RIAV kiện Nokia và IPTV ra tòa?, Thể thao & Văn hóa, 28 tháng 10 năm 2008
  8. ^ a b Nokia, FPT tìm cách giải quyết êm, RIAV quyết kiện Lưu trữ 2013-11-25 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ Online, 30 tháng 10 năm 2008
  9. ^ a b Bản quyền nhạc số: Đi đâu, về đâu? Lưu trữ 2013-09-28 tại Wayback Machine, PC World Việt Nam, 30 tháng 10 năm 2012
  10. ^ RIAV ngưng hợp đồng thu phí tải nhạc với MVCorp Lưu trữ 2013-06-21 tại Wayback Machine, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 13 tháng 5 năm 2013
  11. ^ Hội viên RIAV, Trang chủ của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam

Liên kết ngoài

sửa