Hoa Kỳ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Beograd

Ngày 07 tháng 05 năm 1999, trong quá trình NATO ném bom Nam Tư, năm quả bom dẫn đường JDAM của Hoa Kỳ đã đánh trúng vào đại sứ quán Trung Quốc tại quận Novi Beograd thuộc thủ đô Beograd, làm thiệt mạng ba nhà báo Trung Quốc và khiến công chúng Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm. Theo Chính phủ Hoa Kỳ, mục đích là ném bom Cục Tiếp tế và Thu mua Liên bang Nam Tư nằm gần đó. Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sau đó đã lên tiếng xin lỗi về vụ ném bom, nói rằng đó là sự tình cờ.[1] Giám đốc CIA George Tenet điều trần trước một ủy ban quốc hội rằng đây là vụ hành động duy nhất trong chiến dịch do cơ quan ông tổ chức và chỉ đạo,[2] và rằng CIA xác định tọa độ sai của một mục tiêu quân sự Nam Tư trên cùng phố đó.[3] Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố trong cùng ngày rằng đây là một "hành động dã man".[4]

Hoa Kỳ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Beograd
Tòa nhà đại sứ quán năm 2009, bị phá hủy năm 2011. Năm 1999, đại sứ quán bị Hoa Kỳ ném bom phá hoại.
Địa điểmBeograd, Serbia, Nam Tư
Tọa độ44°46′58″B 20°27′15″Đ / 44,78278°B 20,45417°Đ / 44.78278; 20.45417
Thời điểm7 tháng 5 năm 1999
Mục tiêutranh luận
Loại hìnhoanh tạc
Tử vong3
Bị thương20
Thủ phạmHoa Kỳ

Chuỗi sự kiện

sửa

Trong những ngày trước vụ ném bom, một thư mục công kích có nhãn 'Belgrade Warehouse 1' được lưu hành để chỉ huy phê chuẩn. Thư mục bắt nguồn trong CIA và miêu tả mục tiêu là một kho hàng của một cơ quan chính phủ Nam Tư bị nghi hoạt động phổ biến vũ khí. Theo cách này, vụ tấn công được Tổng thống Clinton phê chuẩn.

Không rõ các lãnh đạo NATO khác có phê chuẩn vụ tấn công hay không. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp sau chiến tranh nói rằng "một phần chiến dịch quân sự do Hoa Kỳ tiến hành bên ngoài khuôn khổ nghiêm ngặt của NATO"[5] và rằng tồn tại một cấu trúc chỉ huy song song. NATO không có thẩm quyền đối với các ném bom cơ B2 tiến hành cuộc tấn công.

Theo tường thuật của CIA, mục tiêu đã được kiểm tra với dữ liệu 'không tấn công' song chúng không phát cảnh báo; đây là danh sách các địa điểm được bảo vệ như trường học, bệnh viện và nơi thờ tự. Cuộc điều tra chung Observer/Politiken sau đó tường trình rằng các nhà báo của họ đã phỏng vấn nhiều sĩ quan NATO và Hoa Kỳ, những người kiểm tra dữ liệu vào sáng ngày sau vụ tấn công và phát hiện đại sứ quán được liệt tại vị trí chính xác.

Tối ngày 7-8 tháng 5, các ném bom cơ của Không quân Hoa Kỳ bay trực tiếp từ căn cứ Whiteman AFB, Missouri để tiến hành tấn công. Chúng được trang bị các bom dẫn đường GPS chính xác JDAM song tọa độ địa lý do CIA cung cấp và được lập chương trình bỏ bom tại nơi cách đại sứ quán Trung Quốc 440 m (480 yd). Khoảng nửa đêm giờ địa phương, 5 quả bom rơi xuống địa điểm chỉ định, đánh vào cục nam của đại sứ quán gần như đồng thời. Đại sứ quán đã có các biện pháp phòng ngừa trong bối cảnh chiến dịch ném bom đang diễn ra, đưa gia đình nhân viên và cung cấp nơi ở cho những người khác tại tầng hầm,[6] song cuộc tấn công vẫn khiến ba người thiệt mạng là Thiệu Vân Hoàn (邵云环), Hứa Hạnh Hổ (许杏虎) và vợ là Chu Dĩnh (朱颖), và làm 20 người khác bị thương.

Trung Quốc phản ứng

sửa

Cuộc tấn công làm gia tăng đột ngột căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Một tuyên bố chính thức trên Đài truyền hình Trung Quốc đã phản đối kịch liệt điều mà họ gọi là một "cuộc tấn công dã man và một sự vi phạm thô bạo chủ quyền của Trung Quốc".[7] Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc phát biểu "hành động dã man của NATO" là "một sự vi phạm thô bạo hiến chương Liên Hợp Quốc, pháp luật quốc tế và các quy tắc điều chỉnh quan hệ quốc tế" và "một sự vi phạm công ước Genève".[8] Tổng thống Clinton gọi điện cho người đồng cấp Trung Quốc Giang Trạch Dân.

 
Ngày 12 tháng 05, nhằm thương tiếc những người thiệt mạng trong vụ ném bom, quốc kỳ Hoa Kỳ được treo rủ tại các phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Ảnh trên thể hiện quốc kỳ Hoa Kỳ treo rủ tại lãnh sự quán ở Hồng Kông.[9]

Các cuộc thị uy lớn bùng phát tại các văn phòng lãnh sự của Hoa Kỳ và các quốc gia NATO khác tại Trung Quốc trước tin tức về vụ ném bom. Ngày 09 tháng 05 năm 1999, Phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu trên truyền hình quốc gia chỉ trích "hành vi dã man" và "tội ác" của NATO, điều này "kích động cơn thịnh nộ của nhân dân Trung Quốc."[10] Ông nói rằng các cuộc thị uy không phép tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô và Thẩm Dương phản ánh sự tức giận và tinh thần ái quốc của nhân dân Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ điều đó, song nhấn mạnh chống lại các hành vi cực đoan và phi pháp.[10][11]

Các cuộc kháng nghị tiếp tục trong vài ngày, trong đó hàng chục nghìn người kháng nghị ném đá khiến Đại sứ Hoa Kỳ James Sasser và các nhân viên khác bị kẹt trong đại sứ quán.[12] Nơi ở của Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành Đô bị thiệt hại do hỏa hoạn và những người kháng nghị cố gắng đốt lãnh sự quán tại Quảng Châu. Không có tường thuật về thương tích.[11]

Trong một ngày rưỡi đầu tiên của cuộc khủng hoảng, nhiều đồng nghiệp của chúng tôi, đặc biệt là những người tại đại sứ quán và tại một số lãnh sự quán, gặp nguy hiểm đáng kể. Mặc dù Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bảo vệ đại sứ quán khỏi bị tấn công trực tiếp, song các quan chức tại đó tiến hành tiêu hủy toàn diện các tài liệu mật có thể rơi vào tay đám đông thị uy nếu như họ xông vào. Trong nhận thức muộn màng, tình hình có vẻ như chưa từng sát mức nguy hiểm, song một số người Trung Quốc đã nhảy vào khuôn viên và đối diện với Thủy quân lục chiến có tranh bị chiến đấu đầy đủ trước khi họ bị thuyết phục nhảy ra ngoài tường. Ngoại trừ Thượng Hải với đạo quân bảo vệ Thủy quân lục chiến riêng, các lãnh sự quán khác chỉ có lực lượng an ninh Trung Quốc bảo vệ. Tại Thành Đô, các đội bảo vệ này hầu như không giúp đỡ. Những người thị uy trèo qua tường khuôn viên, phóng hỏa dinh thự của lãnh sự, và đập phá qua cửa ngoài của lãnh sự quán. Họ sử dụng một giá xe đạp để cố phá vào bên trong,la hét rằng họ đến để trả thù, rồi lực lượng an ninh thành phố cuối cùng đến và giải tán họ. Các đồng nghiệp của chúng tôi cảm thấy khiếp sợ có thể thông cảm trước thử thách này. Họ điên cuồng gọi điện đến đại sứ quán và mối liên lạc địa phương, và càng lúc càng trở nên bị kích động do phản ứng chậm và hầu như miễn cưỡng của giới chức Thành Đô.

— Paul Blackburn, Foreign Service Officer, The Association for Diplomatic Studies and Training[13]

Lời xin lỗi của Tổng thống Clinton và của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ban đầu không được phép phát sóng trên truyền thông nhà nước Trung Quốc. Các cuộc thị uy tiếp tục trong bốn ngày trước khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi dừng lại, cuối cùng cho phát lời xin lỗi của Tổng thống Clinton trên truyền hình và lệnh cho cảnh sát kiềm chế những người thị uy. Lãnh đạo hai quốc gia cuối cùng điện đàm vào ngày 14 tháng 7.[12]

Giải quyết

sửa

Đến cuối năm 1999, mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc bắt đầu dần được cải thiện trở lại. Trong tháng 08, chính phủ Hoa Kỳ tiến hành "thanh toán nhân đạo tình nguyện" 4,5 triệu USD cho gia đình của ba người thiệt mạng và 27 người bị thương.[12] Ngày 16 tháng 12 năm 1999, hai chính phủ đạt được dàn xếp mà theo đó Hoa Kỳ chi trả 28 triệu USD bồi thường thiệt hại cho hạ tầng Đại sứ quán Trung Quốc, và Trung Quốc đồng ý trả 2,87 triệu USD bồi thường thiệt hại của đại sứ quán và các cơ sở ngoại giao khác của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.[12]

Điều tra chính thức và tường thuật về hậu quả

sửa

Ngày 08 tháng 05 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen và George Tenet ban hành một thông cáo báo chí chung nói rằng phi hành đoàn tham gia và thiết bị đều không có lỗi trong sự kiện.[14] Nỗ lực đầu tiên để giải nghĩa vụ ném bom là vào ngày 10 tháng 05. William Cohen nói với các nhà báo "Một cách đơn giản, một trong các máy bay của chúng ta tấn công sai mục tiêu vì chỉ dẫn ném bom dựa trên một bản đồ lỗi thời".[15] Tuyên bố không đề cập đến CIA. Sau đó, sự thực được tiết lộ rằng CIA sở hữu các bản đồ thể hiện đại sứ quán.[14]

Trong khi các quan chức Hoa Kỳ sau đó bắt đầu làm trệch hướng vấn đề trong khi chờ kết quả điều tra thêm, họ tiếp tục vắn tắt không chính thức cho các ký giả. Ví dụ, cũng trong ngày 10 tháng 05, Eric Schmitt công bố một tường thuật với hầu hết các cơ sở được miêu tả trong thừa nhận sau đó của DCI Tenet.[14] Các quan chức chỉ dẫn cho Schmitt rằng Đại sứ quán Trung Quốc và một trung tâm của một cơ quan vũ khí Nam Tư... nhìn rất tương đồng: cùng kích thước, hình dạng và chiều cao", và rằng các tòa nhà cách nhau 180 m (200 yd), ít hơn một nửa khoảng cách thực tế.

Truyền thông chỉ trích tập trung vào Cơ quan Tình báo Địa lý không gian Quốc gia (NIMA), cơ quan này đưa ra một thông cáo báo chí để chống lại các công kích rằng "các tường trình tin tức gần đây về tính chính xác của bản đồ NIMA là không đúng và không đầy đủ" và rằng "một bản đồ sao cứng không được dự định, hay sử dụng, làm nguồn duy nhất cho định dạng mục tiêu và phê chuẩn."[16]

Tường trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

sửa

Đến tháng 06, Thứ trưởng Ngoại giao Thomas Pickering dẫn một phái đoàn đến Trung Quốc để trình bày diễn giải của Hoa Kỳ về sự kiện.[17]

Theo báo cáo chính thức, các nhà phân tích của CIA biết địa chỉ văn phòng của Nam Tư là Bulevar Umetnosti 2. Sử dụng thông tin này, họ cố gắng xác định vị trí địa lý của họ bằng cách sử dụng các địa điểm và địa chỉ đã biết của các tòa nhà trên các phố song song làm điểm tham chiếu. Pickering gọi kỹ thuật này là giao lộ và cắt bỏ. Tuy nhiên phương pháp mô tả không tương đương với định nghĩa kỹ thuật của cả hai phương pháp trên, và điều này có thể là một tên gọi phi chính thức trong quân đội để sử dụng kỹ thuật đặc thù.

Các đường song song được vẽ ra từ các địa chỉ và địa điểm đã biết trên một con phố song song. Với thông tin này, họ nỗ lực tái tạo mô hình địa chỉ trên phố Bulevar Umetnosti do những người chọn mục tiêu không rõ thông tin tại đó. Mô hình địa chỉ trên phố Bulevar Umetnosti không được như mong đợi, và những người chọn mục tiêu xác định nhầm vị trí của đại sứ quán "nằm trên một con phố phụ nhỏ và cách một đoạn trên Bulevar Umetnosti" khỏi mục tiêu dự định. Điều này không chính xác do Ulica Tresnjevog Cveta ("phố phụ nhỏ" nơi có đại sứ quán) không liên kết với Bulevar Umetnosti vốn kết thúc cách giao lộ bắt đầu phố này 200 m (220 yd).[14]

Nhiều cuộc kiểm tra được dự tính nhằm ngăn ngừa tấn công vào các mục tiêu nhạy cảm đã thất bại khi vị trí của đại sứ quán không được cập nhật khi nó được chuyển đến Novi Beograd ba năm trước đó. Do vậy, các ném bom cơ tấn công với tọa độ của đại sứ quán Trung Quốc được lập trình cho các quả bom trên khoang.

Không giống như giải thích ban đầu, báo cáo này không đưa ra liên kết nguyên nhân trực tiếp giữa việc sử dụng một bản đồ cũ và nhắm mục tiêu đại sứ quán. Lời giải thích không giải quyết được tại sao cấp phép mục tiêu liệt mục tiêu là một "kho hàng" trong khi mục tiêu thực sự là một toàn nhà văn phòng.

George Tenet phát biểu

sửa

Ngày 22 tháng 07, George Tenet đưa ra một bài phát biểu trước một phiên điều trần công khai của Ủy ban Tình báo Nội địa.[3] Gồm các lý lẽ tương tự như tuyên bố của Pickering tại Trung Quốc, ông còn thừa nhận gói mục tiêu có nguồn gốc trong CIA và rằng đó là cuộc công kích duy nhất do CIA trực tiếp thực hiện trong chiến tranh, nói rằng bản thân ông không biết rằng CIA đã lưu hành thỉnh cầu tấn công và công nhận rằng sở hữu các bản đồ biểu thị chính xác đại sứ quán. Thứ trưởng Quốc phòng John Hamre đưa ra bằng chứng trong cùng ngày, nói rằng "NIMA không có lỗi".[18]

Phản ứng của Trung Quốc

sửa

Một số chính trị gia Trung Quốc tin vào diễn giải của Hoa Kỳ về sự kiện, thay vì là cuộc tấn công có chủ ý.[19]

Cựu Đại sứ Lý Đạo Dự nói rằng "chúng tôi không nói rằng đó là một quyết định của Clinton hay Nhà Trắng",[20] song chính phủ Trung Quốc miêu tả lời giải thích của Hoa Kỳ về "cái gọi là ném bom nhầm" là "điều không có tính thuyết phục" và không bao giờ chấp thuận diễn giải của Hoa Kỳ về sự kiện.[21]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Chinese Embassy Bombing In Belgrade: Compensation Issues”. Congressionalresearch.com. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ Schmitt, Eric (ngày 23 tháng 7 năm 1999). “In a Fatal Error, C.I.A. Picked a Bombing Target Only Once: The Chinese Embassy”. New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  3. ^ a b Tenet, George (ngày 22 tháng 7 năm 1999). “DCI Statement on the Belgrade Chinese Embassy Bombing House Permanent Select Committee on Intelligence Open Hearing”. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2006.
  4. ^ “Chinese demand U.N. meeting after Belgrade embassy attacked”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Whitney, Craig (ngày 11 tháng 11 năm 1999). “U.S. Military Acted Outside NATO Framework During Kosovo Conflict, France Says”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ Diamond, John (2008). The CIA and the Culture of Failure: U.S. Intelligence from the end of the Cold War to the Invasion of Iraq. Stanford University Press. tr. 552. ISBN 0-8047-5601-5.
  7. ^ “Nato hits Chinese embassy”. BBC News. ngày 8 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  8. ^ “Embassy strike 'a mistake'. BBC News. ngày 8 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  9. ^ Consulate General of the United States Hong Kong & Macau (ngày 2 tháng 8 năm 1999). “Statements on NATO Bombing of China's Embassy in Belgrade”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2006.(no longer available at source, text can be found here)
  10. ^ a b (Chinese) "资料:1999年5月9日胡锦涛就我驻南使馆遭袭击发表讲话" Accessed ngày 1 tháng 7 năm 2011
  11. ^ a b "Chinese in Belgrade, Beijing protest NATO embassy bombing" Lưu trữ 2012-10-09 tại Wayback Machine ngày 9 tháng 5 năm 1999
  12. ^ a b c d Dumbaugh, Kerry (ngày 12 tháng 4 năm 2000). “Chinese Embassy Bombing in Belgrade:Compensation Issues”. Congressional Research Service publication. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  13. ^ Blackburn, Paul. “Dealing with a PR Disaster – The U.S. Bombing of the Chinese Embassy in Belgrade”. The Association for Diplomatic Studies and Training: Foreign Affairs Oral History Project. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013.
  14. ^ a b c d Schmitt, Eric (ngày 10 tháng 5 năm 1999). “CRISIS IN THE BALKANS: HUMAN ERROR; Wrong Address of Embassy in Databases”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  15. ^ Cohen, William (ngày 10 tháng 5 năm 1999). “Secretary of Defense Cohen's News Briefing on Chinese Embassy Bombing”. US Department of Defense. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  16. ^ MEDIA RELEASE:990516-2, National Imagery and Mapping Agency, ngày 16 tháng 5 năm 1999 |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  17. ^ Pickering, Thomas R. (ngày 6 tháng 7 năm 1999). “Oral Presentation the Chinese Government Regarding the Accidental Bombing of The P.R.C. Embassy in Belgrade”. US Department of State. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2009.
  18. ^ “Testimony of John J. Hamre, Deputy Secretary of Defense Before the House Select Committee on Intelligence”. (FAS Copy). ngày 22 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2006.
  19. ^ Peter Hays Gries (tháng 7 năm 2001). “Tears of Rage: Chinese Nationalist Reactions to the Belgrade Embassy Bombing”. The China Journal. Canberra, Australia: Contemporary China Center, Australian National University (46): 25–43. ISSN 1324-9347. JSTOR 3182306. OCLC 41170782.
  20. ^ Arkin, William M. (ngày 8 tháng 11 năm 1999). “Chinese Embassy Continues to Smolder”. Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2009.
  21. ^ “Strong Protest by the Chinese Government Against The Bombing by the US-led NATO of the Chinese Embassy in the Federal Yugoslavia”. Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China. ngày 17 tháng 11 năm 2001. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.