Iberosuchus (nghĩa là "cá sấu Iberia") là một chi Mesoeucrocodylia tuyệt chủng nằm trong nhánh Sebecosuchia sống ở Tây Âu vào thế Eocen. Hoá thạch ở Bồ Đào Nha được Antunes mô tả năm 1975 dưới cái nhìn rằng đây là một Crocodilia (cá sấu thực sự). Chi này gồm một loài duy nhất: I. macrodon[1] (tên loài có nghĩa là "răng lớn). Iberosuchusăn thịt, song khác với cá sấu ngày nay, nó sống trên cạn.

Iberosuchus
Thời điểm hóa thạch: Trung Eocen, 44–37 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Nhánh Sebecosuchia
Nhánh Sebecia
Họ (familia)Iberosuchidae
Chi (genus)Iberosuchus
Antunes, 1975
Loài điển hình
Iberosuchus macrodon
Antunes, 1975

Những hoá thạch đầu tiên là hộp sọ, tìm thấy ở Bồ Đào Nha, rồi những hoá thạch khác dần được khám phá ở PhápTây Ban Nha. Đến nay, người ta vẫn chỉ mới tìm ra hoá thạch Iberosuchus vụn rời từ hộp sọ, xương hàm, răng và da sừng.

Lịch sử khám phá sửa

 
Fossil

Khi hoá thạch một sinh vật dạng cá sấu được khám phá ở Bồ Đào Nha, Antunes đặt cho nó cái tên Iberosuchus macrodon năm 1975,[1] chọn nó làm loài điển hình cho một chi mới. Robert Carroll tái phân loại nó vào Baurusuchidae năm 1988.[2] Năm 1996, Ortega và đồng nghiệp mở rộng nghiên cứu đến Pháp, ở đây, họ nghiên cứu hoá thạch rời rạc của Atacisaurus crassiproratus (ban đầu được xếp vào chi Atacisaurus trong họ Tomistominae bởi Astre 1931) và đi đến kết luận rằng đây là Iberosuchus.[3]

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ a b Antunes, M.T. (1975). “Iberosuchus, crocodile Sebecosuchien nouveau, l'Eocène ibérique au nord de la Chaîne central, et l'origine du canyon de Nazaré”. Comunicaçoes Dos Servicos Geologicos de Portugal (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 59: 285–330.
  2. ^ Carroll, Robert L. (1988). Vertebrate Paleontology and Evolution. W.H. Freeman and Company. ISBN 0-7167-1822-7.
  3. ^ Ortega, F.; Buscaloni, A.D; Gasaparini, Z. (1996). “Reinterpretation and new denomination of Atacisaurus crassiproratus (Middle Eocene; Issel, France) as cf. Iberosuchus (Crocodylomorpha, Metasuchia)”. Geobios. 29 (3): 353–364. doi:10.1016/S0016-6995(96)80037-4.