Ijiraq (/ˈjɪrɑːk/ EE-yi-rahkEE-yi-rahk hay /ˈɪɪrɑːk/ IJ-i-rahkIJ-i-rahk), hay Saturn XXII (22), là một vệ tinh tự nhiên dị hình của Sao Thổ chuyển động cùng chiều với Sao Thổ. Nó được phát hiện ra bởi nhóm Brett Gladman, John J. Kavelaars và các cộng sự vào năm 2000, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/2000 S 6.[4][5] Vào năm 2003 nó được đặt tên theo ijiraq, một sinh vật trong thần thoại Inuit.[6]

Ijiraq
Ảnh khám phá hoạt họa của Ijiraq
Khám phá[1]
Khám phá bởiJ. J. Kavelaars
B. J. Gladman
Ngày phát hiệnvào năm 2000
Tên định danh
S/2000 S 6, Saturn XXII
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 2000 Feb. 26.00
11,124 Gm
Độ lệch tâm0,3163
451,4 ngày
(1,24 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo46,444° (so với hoàng đạo)
Đặc trưng vật lý
~3 ngày
Suất phản chiếu0.04[3] giả sử

Quỹ đạo

sửa
 
Nhóm các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Thổ: Inuit (xanh lam) và Gallic (đỏ). Độ lệch tâm quỹ đạo được biểu thị bởi các đường màu vàng kéo dài từ cận điểm tới viễn điểm.

Ijiraq có quỹ đạo quay quanh Sao Thổ ở một khoảng cách trung bình là 11.1 Gm trong 451 ngày với một quỹ đạo rất giống của Kiviuq. Ijiraq được tin là ở trong một cộng hưởng Kozai: quỹ đạo của nó theo theo chu kỳ sẽ giảm độ nghiêng quỹ đạo đồng thời tăng độ lệch tâm và ngược lại. Acgumen của cận điểm quỹ đạo dao động trong khoảng 90° với một biên độ 60°.[7]

Đặc điểm vật lý

sửa

Trong khi vệ tinh Ijiraq là một thành viên của nhóm Inuit gồm các vệ tinh dị hình,[8] các quan sát gần đây đã tiết lộ nó có màu đỏ một cách đặc biệt hơn các vệ tinh Paaliaq, SiarnaqKiviuq. Quang phổ dốc của nó (một phép đo năng suất phản xạ của một thiên thể theo bước sóng) thì dốc hơn hai lần so với các vệ tinh khác tỏng nhóm Inuit (20% mỗi 100 nm), tương tự với một thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương màu đỏ như Sedna nhưng lại không xuất hiện trên vệ tinh dị hình. Thêm nữa, quang phổ của Ijiraq thiếu sự hút yếu gần 0.7 μm, được cho là do sự hydrat hóa nước có khả năng xảy ra, được tìm thấy ở ba vệ tinh còn lại.[9]

Tên gọi

sửa

Ijiraq được đặt tên vào năm 2003 theo ijiraq, một sinh vật trong thần thoại Inuit.[6]

Kavelaars, một nhà thiên văn học tại Đại học McMaster, gợi ý cái tên này để giúp các danh pháp thiên văn học thoát ra khỏi lối mòn Greco-Roman-Phục hưng của nó. Ông đã dành ra nhiều tháng cố gắng tìm những cái tên vừa đa văn hóa vừa có tính chất Canadia, hỏi ý kiến các học giả thổ dân châu Mỹ mà không tìm được cái tên nào có vẻ phù hợp. Vào tháng 3 năm 2001, ông đang đọc một câu chuyện cổ tích Inuit cho con của mình và đã một sự phát hiện. Sinh vật ijiraq chơi trốn tìm, chính là trò mà những vệ tinh nhỏ của Sao Thổ này thực hiện: chúng rất khó tìm, và lạnh lẽo nhưng vùng bắc cực Canada (đội ngũ khám phá ra các vệ tình gồm những người Canada, Na-uyIceland (tính chất lạnh giá là những điểm chung của họ). Kavelaars liên hệ với tác giả của câu chuyện, Michael Kusugak, để xin phép ông ấy, và sau cùng cũng gợi ý tên cho Kiviuq90377 Sedna.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Discovery Circumstances (JPL)
  2. ^ Mean orbital parameters from JPL
  3. ^ a b Scott Sheppard pages
  4. ^ IAUC 7521: S/2000 S 5, S/2000 S 6 ngày 18 tháng 11 năm 2000 (discovery)
  5. ^ MPEC 2000-Y14: S/2000 S 3, S/2000 S 4, S/2000 S 5, S/2000 S 6, S/2000 S 10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 (discovery and ephemeris)
  6. ^ a b IAUC 8177: Satellites of Jupiter, Saturn, Uranus ngày 8 tháng 8 năm 2003 (naming the moon)
  7. ^ Nesvorný, D.; Alvarellos, Jose L. A.; Dones, L.; and Levison, H. F.; Orbital and Collisional Evolution of the Irregular Satellites Lưu trữ 2020-04-15 tại Wayback Machine, The Astronomical Journal, 126 (2003), pp. 398–429
  8. ^ Gladman, B. J.; Nicholson, P. D.; Burns, J. A.; Kavelaars, J. J.; Marsden, B. G.; Holman, M. J.; Grav, T.; Hergenrother, C. W.; Petit, J.-M.; Jacobson, R. A.; and Gray, W. J.; Discovery of 12 satellites of Saturn exhibiting orbital clustering, Nature, 412 (ngày 12 tháng 7 năm 2001), pp. 163–166
  9. ^ Grav, T.; and Bauer, J.; A deeper look at the colors of Saturnian irregular satellites

Liên kết ngoài

sửa