Kẽm hydride

(Đổi hướng từ Kẽm hydrua)

Kẽm hydride là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là kẽmhydro, với công thức hóa học được quy định là ZnH2. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn không màu trắng, không mùi mà từ từ phân hủy thành các nguyên tố thành phần ở nhiệt độ phòng; mặc dù đây là hợp chất hydride kim loại ổn định nhất. Nhiều hợp chất phối hợp có chứa liên kết Zn–H được sử dụng làm chất khử,[1] tuy nhiên ZnH2 không có ứng dụng chung.

Kẽm hydride
Danh pháp IUPACZinc(II) hydride
Tên hệ thốngZinc dihydride
Tên khácKẽm đihydride
Zincan
Nhận dạng
Số CAS14018-82-7
PubChem22056524
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
ChemSpider10806557
Thuộc tính
Công thức phân tửZnH2
Khối lượng mol67,40588 g/mol
Bề ngoàitinh thể trắng
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Phát hiện và tổng hợp sửa

Kẽm(II) hydride được Hermann Schlesinger tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1947, thông qua một phản ứng giữa dimetylzinclithi nhôm hydride,[2] một quá trình hơi nguy hiểm do bản chất tự nhiên của Zn(CH3)2.

Zn(CH3)2 + 2 LiAlH4 → ZnH2 + 2 LiAlH3CH3

Các phương pháp sau này chủ yếu là phản ứng phản ứng muối giữa các kẽm halide và kim loại kiềm hydride, an toàn hơn đáng kể.[3][4] Những ví dụ bao gồm:

ZnBr2 + 2LiH → ZnH2 + 2LiBr
ZnI2 + 2 NaH + → ZnH2 + 2NaI
ZnI2 + 2 LiAlH4 → ZnH2 + AlH3 + 2LiI

Một lượng nhỏ khí kẽm(II) hydride cũng đã được sản xuất bằng cách cắt kẽm bằng laser dưới khí hydro[5][6] và các kỹ thuật năng lượng cao khác. Những phương pháp này đã được sử dụng để đánh giá các tính chất của dạng khí.

Tham khảo sửa

  1. ^ Enthaler, Stephan (ngày 1 tháng 2 năm 2013). “Rise of the Zinc Age in Homogeneous Catalysis?”. ACS Catalysis. 3 (2): 150–158. doi:10.1021/cs300685q.
  2. ^ A. E. Finholt, A. C. Bond, Jr., H. I. Schlesinger; Bond; Schlesinger (1947). “Lithium Aluminum Hydride, Aluminum Hydride and Lithium Gallium Hydride, and Some of their Applications in Organic and Inorganic Chemistry”. Journal of the American Chemical Society. 69 (5): 1199–1203. doi:10.1021/ja01197a061.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Herrmann, Wolfgang A. (1997). Synthetic Methods of Organometallic and Inorganic Chemistry. Georg Thieme Verlag. ISBN 3-13-103061-5.
  4. ^ Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman (2001) Inorganic Chemistry, Elsevier ISBN 0-12-352651-5
  5. ^ Greene, Tim M.; Brown, Wendy; Andrews, Lester; Downs, Anthony J.; Chertihin, George V.; Runeberg, Nino; Pyykko, Pekka (ngày 1 tháng 5 năm 1995). “Matrix Infrared Spectroscopic and ab Initio Studies of ZnH2, CdH2, and Related Metal Hydride Species”. The Journal of Physical Chemistry. 99 (20): 7925–7934. doi:10.1021/j100020a014.
  6. ^ Wang, Xuefeng; Andrews, Lester (2004). “Infrared Spectra of Zn and Cd Hydride Molecules and Solids”. The Journal of Physical Chemistry A. 108 (50): 11006–11013. doi:10.1021/jp046414m. ISSN 1089-5639.