Khu bảo tồn thiên nhiên Tigrovaya Balka

Khu bảo tồn Beshai Palangon (Бешаи Палангон) là một khu bảo tồn nằm tại Khatlon, Tajikistan, trên khu vực biên giới với Afghanistan, nơi sông VakhshPanj hợp lưu tạo thành sông Amu Darya. Khu bảo tồn rộng 460 km2 trải dài hơn 40 km từ phía tây nam đến đông bắc.

Beshai Palangon (Бешаи Палангон)
Bản đồ hiển thị vị trí của Beshai Palangon (Бешаи Палангон)
Bản đồ hiển thị vị trí của Beshai Palangon (Бешаи Палангон)
Vị tríKhatlon,  Tajikistan
Tọa độ37°16′B 68°28′Đ / 37,267°B 68,467°Đ / 37.267; 68.467
Diện tích460 km2 (180 dặm vuông Anh)
Thành lập1953
Tiêu chuẩnThiên nhiên: ix
Tham khảo1685
Công nhận2023 (Kỳ họp 47)

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) mô tả đây là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất ở Trung Á vì diện tích rộng lớn và sự đa dạng sinh thái. Ngoài ra, đây là khu vực cực kỳ quan trọng đối với các loài thực vật ống tràng quý hiếm hay hệ sinh thái rừng ven sông.[1]

Độ cao cao nhất đạt khoảng 1.200 mét so với mực nước biển.[2] Khí hậu lục địa và khô hạn, các môi trường sống khác nhau của Tigrovaya Balka bao gồm bán sa mạc, đồng cỏ giống xavan với cây hồ trăn và thảm thực vật ống tràng với cây dương, nhót lá hẹp và cỏ cao.

Khu vực này là một trong những thành trì cuối cùng của Hổ Caspi, dấu vết của chúng được nhìn thấy lần cuối trong khu bảo tồn vào năm 1953.[3] Tính đến ngày nay, Tigrovaya Balka vẫn là nơi sinh sống của hươu Bukhara, con mồi ưa thích của Hổ Caspi. Một số loài đáng chú ý khác gồm chó rừng lông vàng, mèo ri, linh cẩu vằn, linh dương bướu giáp, hải ly, sói xám, cáo đỏ, cừu núi Trung Á.

Khu bảo tồn được BirdLife International xác định là vùng chim quan trọng vì nơi đây hỗ trợ một số lượng đáng kể quần thể các loài chim khác nhau. Một số loài đáng chú ý gồm vịt lặn mào đỏ, cốc lùn, cắt Saker, sếu cổ trắng, bồ câu mắt vàng, cú muỗi Ai Cập.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Description of Tigrovaya Balka Reserve at wwf.ru”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ S. Manzoor Alam,Atiya Habeeb Kidwai: Regional Imperatives In Utilization And Management Of Resources : India And the USSR. Naurang Rai Concept Publishing Company, New Delhi, India, 1987
  3. ^ Geptner, V.G., Sludskii, A. A., (1972) Mlekopitaiuščie Sovetskogo Soiuza. Vysšaia Škola, Moskva. (In Russian; English translation: Heptner, V.G.; Sludskii, A.A.; Bannikov, A.G.; (1992) Mammals of the Soviet Union. Volume II, Part 2: Carnivora (Hyaenas and Cats). Smithsonian Institution and the National Science Foundation, Washington DC). Pp. 95–202
  4. ^ “Tigrovaya Balka Nature Reserve”. Important Bird Areas factsheet. BirdLife International. 2013. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.