Kiến trúc Việt Nam là kiểu xây dựng và trang trí họa tiết của người Việt qua quá trình phát triển lịch sử và có sự tiếp thu, dung hợp của các nền kiến trúc trong khu vực và thế giới. Kiến trúc kiểu Việt Nam hình thành theo nhu cầu ở, che nắng che mưa và là nơi về sau khi làm việc. Kiến trúc của người Việt thể hiện qua các công trình từ đình, đền, miếu, mạo, chùa, chiền, nhà thờ họ, thành quách, cung điện và kiến trúc nhà ở. Có ba thời kì kiến trúc chính gồm kiến trúc Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Hiện đại.

Kiến trúc cổng thành Hà Nội thời Nguyễn, với bệ đá từ hoàng thành Thăng Long thời Lê Trung Hưng
Kiến trúc cổng kinh thành Huế thời Nguyễn
Kiến trúc cổng hoàng thành Huế thời Nguyễn

Thời cổ đại

sửa

Kiến trúc cổ đại của người Việt trước khi ảnh hưởng bởi Trung Hoa: Đời sống phát triển con người biết dựng nhà tranh để ở và sàn cao để tránh thú dữ. Vật liệu xây dựng là gỗ, tre. Con người đã mô tả đời sống của mình trên trống đồng. Theo hình có 2 kiểu nhà mái cong lên như thuyền và mái cong xuống như mai rùa. Thế kỉ 2 trước lịch tây, An Dương Vương bảo đắp đất xây thành Cổ Loa hình xoắn ốc và là kiến trúc thành đầu tiên của người Việt.

Thời phong kiến

sửa

Kiến trúc Việt đã du nhập những ảnh hưởng từ Trung Hoa, trong giai đoạn này kiến trúc Việt chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo.[1]

  • Trước thời Ngô: Khi Hoa Hạ xâm lấn, quan lại ra sức xóa bỏ văn hóa nơi này, gom trống đồng lấy đồng, đồng hóa dân Lạc Việt. Văn hóa dần mất và dần ảnh hưởng. Văn hoá Hoa Hạ dần được tiếp thu. Quan quân xây dựng thành lũy, dinh thự; người Hoa dời đến ở xây dựng nhà cửa kiểu kiến trúc Hoa.
  • Thời Lý: Sau khi Ngô Quyền giành độc lập mở ra thời kì mới cho dân tộc. Kiến trúc đã ảnh hưởng Hoa Hạ. Cung điện dựng bằng gỗ, mái lợp ngói men trắng, men xanh. Sau đó đến thời thời Lý quân sự mạnh đánh thắng giặc cướp, văn hóa, kinh tế phát triển gây nên nước Đại Việt hùng mạnh. Kinh thành dời đến Thăng Long. Kiến trúc được trình độ cao: thành lũy xây đắp bằng đất, gạch; cung điện lầu gác bằng gỗ cao to, được tô màu, mái lợp ngói cong có tượng lá đề, đầu rồng, đầu phượng trang trí. Người dân dựng nhà tranh, tre.
  • Thời Trần: Kinh thành vẫn ở Thăng Long. Kiến trúc kế thừa thời Lý và phát triển. Làm khuôn mẫu đến thời sau mà kiến trúc bố cục ba dãy nhà gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và sân vườn, cây cảnh. Công trình nổi bật còn sót lại là tháp Bình Sơn và tháp Phổ Minh.
  • Thời Hồ: Kiến trúc kế thừa thời Lý - Trần. Thời Hồ ngắn ngủi nhưng gây ra kiến trúc thành nổi bật nhất là thành Tây Đô dựng bằng đá, cổng thành mái vòm, ở đây tìm được cổ vật giống cổ vật thành Thăng Long.
  • Thời Lê: Kinh thành lại là Thăng Long. Kiến trúc cung điện bằng gỗ, lợp ngói men vàng, men xanh. Nghệ thuật dân gian phát triển tỏ bằng những hình chạm khắc trên đình, chùa. Công trình nổi bật còn sót lại là đình Bảng, chùa Tây Phương, phố cổ Hội An. Thời này, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
  • Thời Nguyễn: Thành Phú Xuân bằng gạch xây theo kiến trúc Pháp mà là kinh thành có hào xung quanh. Cung điện lầu gác bằng gỗ tô màu rực rỡ, mái lợp ngói men vàng, men xanh. Miền bắc dân dựng nhà gỗ hay tranh. Miền trung dân dựng nhà rường. Số gian được nhà nước quy định.

Thời Cận-Hiện đại

sửa
 
Tháp phù đồ ở chùa Giác Viên, một biểu hiện của việc tiếp thu và dung hợp trong kiến trúc của người Việt

Kiến trúc thời Cận đại và Hiện đại của người Việt đã chịu ảnh hưởng từ phương Tây rõ rệt, đồng thời đã có sự tiếp thu, dung hợp kiến trúc Đông-Tây với bản sắc riêng để định hình nên kiến trúc như ngày nay.[1]

  • Thời thuộc Pháp: Thực dân Pháp đã đem văn hóa phương Tây ảnh hưởng vào Việt Nam. Xi măng bắt đầu được rộng dùng rộng rãi. Cách xây dựng kiến trúc bê tông truyền vào nước ta. Các kiến trúc phương Tây nổi bật ở nước ta là Nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ Đức Bà... Công trình nổi bật của kiến trúc Việt - Tây là lăng Khải Định, cung An Định.
  • Thời nay: Khi độc lập đất nước bắt đầu phát triển hội nhập tiếp thu văn hóa nhiều nước. Chẳng chỉ nước Việt mà là cả thế giới gây thành văn hóa hiện đại. Cũng vậy kiến trúc đặc điểm cao to rộng, cầu kì, lộng lẫy, giản dị nhưng sang trọng.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Vuong, Quan-Hoang; Bui, Quang-Khiem; La, Viet-Phuong; Vuong, Thu-Trang; Ho, Manh-Toan; Nguyen, Hong-Kong T.; Nguyen, Hong-Ngoc; Nghiem, Kien-Cuong P.; Ho, Manh-Tung (1 tháng 1 năm 2019). “Cultural evolution in Vietnam's early 20th century: A Bayesian networks analysis of Hanoi Franco-Chinese house designs”. Social Sciences & Humanities Open (bằng tiếng Anh). 1 (1): 100001. doi:10.1016/j.ssaho.2019.100001. ISSN 2590-2911.